ĐÁNH GIÁ CHUNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CÁ TRA VÙNG ĐBSCL (1) Nuôi cá tra vùng ĐBSCL

Một phần của tài liệu dự án quy hoạch phát triển sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng đồng bằng sông cửu long đến năm 2010 và đinh hướng đến 2020 (Trang 41 - 44)

(1). Nuôi cá tra vùng ĐBSCL

- Những kết quả đạt được

+ Khai thác và tận dụng tiềm năng diện tích đất cồn bãi, ven sông; diện tích mặt nước đưa vào phát triển nuôi cá tra thâm canh theo nhiều loại hình khác nhau như: nuôi ao, nuôi đăng quầng, lồng bè.

+ Hơn 10 năm qua diện tích nuôi cá tra liên tục gia tăng, từ 1.290 ha năm 1997 tăng lên 5.429,7 ha vào năm 2007, tăng gấp 4,2 lần. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn là 15,46%/năm.

+ Vận dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật cộng với kinh nghiệm thực tiễn góp phần đưa năng suất nuôi cá tra liên tục tăng qua các năm. Năng suất trung bình 7 tháng đầu năm 2008 đạt 157 tấn/ha. Một số điểm nuôi áp dụng các chương trình quản lý chất lượng tiên tiến trong nuôi như: SQF1000CM, GAP, BAP…

+ Tạo ra một khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn cung cấp chủ yếu cho các nhà máy chế biến xuất khẩu. Sản lượng cá tra thương phẩm trong vùng tăng vượt bậc, từ 23.250 tấn năm 1997 tăng lên 683.567 tấn trong năm 2007, tăng 29,4 lần; 7 tháng đầu năm 2008 sản lượng lên đến mức 835.564 tấn.

+ Theo ước lượng về sản lượng và hạch toán kinh tế mô hình nuôi cá tra thâm canh mang lại lợi nhuận cho các hộ nuôi và các nhà đầu tư trong toàn vùng là 1.895 tỷ đồng và 1.486 tỷ đồng lần lượt cho các năm 2006 và 2007.

+ Nghề sản xuất giống cá tra trong vùng gần như đã được xã hội hóa. Số lượng cơ sở sản xuất và ương giống liên tục tăng nên đã sản xuất và đáp ứng đủ nhu cầu nuôi hiện tại. Số lượng cá giống từ 32 triệu năm 2000 tăng lên 1.926 triệu con giống vào năm 2007, tăng gấp 60 lần.

+ Việc phát triển nuôi cá tra còn giải quyết một lượng lao động đáng kể tạo thu nhập và góp phần duy trì bảo vệ trật tự an ninh. Đến năm 2007 thu hút được trên 100.000 lao động, tăng gấp 15,7 lần so với năm 1997. Trong 7 tháng đầu năm 2008 số lượng lao động trong sản xuất cá tra là 105.535 người.

+ Các chính sách có liên quan đến hoạt động sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng ĐBSCL đã tác động tích cực đến sự phát triển. Ví dụ Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg, ngày 24 tháng 6 năm 2002 về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng; hay chính sách cho các hộ nông dân và doanh nghiệp vay vốn để tiêu thụ cá trong năm 2008.

- Những mặt hạn chế, tồn tại cần khắc phục

+ Việc phát triển nuôi cá tra tự phát, tràn lan, phát triển sâu trong nội đồng, làm cho nhiều hộ nuôi bị thiệt hại lớn về mặt tài chính trong năm 2008. Dự án “Quy hoạch phát triển sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng ĐBSCL đến năm 2010, định hướng đến năm 2020” đã tiến hành lập từ khá lâu nhưng hiện tại vẫn chưa hoàn thành, nên không có cơ sở để cơ quan quản lý Nhà nước can thiệp kịp thời và có nhiều bất cập trong công tác chỉ đạo, tổ chức quản lý sản

xuất cho từng địa phương trong vùng.

+ Đối với nghề nuôi cá tra hầu như chưa có một cơ chế chính sách rõ ràng, cụ thể. Các chính sách như thuê dài hạn diện tích mặt đất, mặt nước; thu hút các nhà đầu tư, nguồn vốn đầu tư; tín dụng ngân hàng; đăng ký quyền sử dụng đất; hợp tác, liên kết các tổ chức trong và ngoài nước; bảo vệ môi trường, cấp phép nuôi cá tra khi thực hiện đúng cam kết về quy trình nuôi, hệ thống xử lý nước thải,… đó là những văn bản pháp quy, phải đích thực, cụ thể để vận dụng một cách có hiệu quả nhằm dung hòa lợi ích của người nuôi cá và của toàn xã hội.

+ Vấn đề chỉ đạo quản lý của các cấp trong ngành từ Trung ương đến địa phương trong việc sản xuất cá tra ở ĐBSCL còn nhiều yếu kém, bất cập, chưa đi sâu sát với thực tế, chưa phát huy được vai trò trách nhiệm với cộng đồng dân cư nuôi cá trong vùng. Những giải pháp đưa ra mang tính tình thế; chưa có tầm nhìn chiến lược cho sản phẩm cá tra trong vùng. Cần vận dụng quy trình “đồng quản lý nghề cá” trong nuôi cá tra nói riêng và các lĩnh vực thủy sản nói chung ở ĐBSCL để nâng cao trách nhiệm của cộng đồng người dân.

+ Công nghệ, kỹ thuật nuôi còn rất đơn giản, lạc hậu; chưa ứng dụng hiệu quả khoa học kỹ thuật tiên tiến. Công tác chuyển giao quy trình kỹ thuật của Viện, Trường còn mang tính đối phó, thiếu thuyết phục người dân vẫn duy trì kỹ thuật nuôi truyền thống và nâng cao sản lượng nhờ kinh nghiệm sản xuất là chủ yếu.

+ Với những ưu đãi của thiên nhiên về điều kiện tự nhiên và nguồn lợi thủy sản ở ĐBSCL, một lần nữa người nuôi bắt môi trường và toàn xã hội phải gánh chịu sự xả thải trực tiếp các chất thải rắn và lỏng ra môi trường sông nước. Về lâu dài, đây chính là nguyên nhân gây tác động trực tiếp lại nghề nuôi cá tra trong vùng ĐBSCL và hậu quả là phát sinh dịch bệnh có thể lây lan ra toàn vùng. Như vậy, người nuôi phải cần phải có ý thức, trách nhiệm tuân thủ nghiêm ngặt theo các tiêu chuẩn quy trình nuôi về xử lý nguồn nước trước khi xả thải ra môi trường bên ngoài.

+ Trong vùng chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa người sản xuất, doanh nghiệp dẫn đến việc tiêu thụ sản phẩm của người nuôi ở nhiều thời điểm gặp nhiều khó khăn.

+ Do chạy theo diện tích và mật độ thả nuôi nên người dân ồ ạt xây dựng trại sản xuất và ương giống nhằm để đáp ứng với nhu cầu hiện tại về số lượng và thu lợi nhuận. Chính vì vậy chất lượng con giống có chiều hướng suy giảm trong những năm gần đây với những biểu hiện như: chậm lớn, tỷ lệ sống thấp, dễ mắc bệnh, suy thoái cận phối…. Nên trong quy hoạch cần phải xác định tiềm lực, lợi thế của những tỉnh cho ra chất lượng giống tốt, có uy tín, nhãn mác để cung cấp cho người nuôi đạt năng suất, hiệu quả cao.

(2). Chế biến và tiêu thụ sản phẩm cá tra a). Thuận lợi

- Nguồn nguyên liệu dồi dào: sản lượng cá tra nuôi tăng trưởng rất nhanh trong thời gian gần đây, đạt trên 1 triệu tấn vào năm 2007, chất lượng nguyên liệu được thị trường thế giới chấp nhận.

- Hệ thống nhà máy chế biến cá tra có dây chuyền thiết bị hiện đại ngang tầm khu vực và bước đầu tiếp cận với thế giới. Công suất chế biến lớn có thể thu mua hết nguyên liệu của nông dân.

- Lực lượng lao động thất nghiệp ở nhiều địa phương là nguồn lao động dồi dao của ngành, chi phí lao động thấp.

- Cá tra có giá trị xuất khẩu rất cao, thu về gần 1 tỷ USD năm 2007 và hiện mặt hàng này đã có mặt ở trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

b). Những trở ngại

- Giá cả bấp bênh dẫn đến chưa ổn định sản xuất;

- Khó khăn về kiểm soát chất lượng và truy nguồn gốc sản phẩm; - Tranh chấp thương mại, kiện bán phá giá;

- Hệ thống thông tin chuyên ngành chưa phục vụ kịp thời cho công tác dự báo thị trường cũng như quản lý vùng nuôi;

- Khó khăn khách quan như lạm phát, lãi suất, tỷ giá,...

c). Nguyên nhân của những khó khăn

- Khó khăn thứ nhất về giá cả bấp bênh dẫn đến sản xuất chưa ổn định là do thiếu sự liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ. Hợp đồng cung cấp và thu mua sản phẩm giữa doanh nghiệp với nông dân nuôi cá tuy được ký kết nhưng không hiệu quả do chưa có chế tài cụ thể.

- Công tác kiểm soát chất lượng và truy nguồn gốc sản phẩm gặp rất nhiều khó khăn do nghề nuôi phát triển manh mún, tự phát, không theo quy hoạch và chưa quản lý được vùng nuôi.

- Bất lợi về lạm phát trong nước cao: tỷ lệ lạm phát trong nước cao hơn nhiều so với thế giới (những nước nhập khẩu cá tra) dẫn đến chi phí đầu vào tăng trong khi đầu ra là giá thế giới (ít biến động). Như vậy lợi nhuận giảm xuống và doanh nghiệp hạn chế thu mua cá của nông dân.

- Lãi suất thị trường trong thời gian qua tăng trưởng nóng, trong khi tỷ lệ vốn vay ngắn hạn của doanh nghiệp cao dẫn tới nhiều rủi ro. Doanh nghiệp không đầu tư sản xuất mạo hiểm.

PHẦN IV

Một phần của tài liệu dự án quy hoạch phát triển sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng đồng bằng sông cửu long đến năm 2010 và đinh hướng đến 2020 (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w