- Việt Nam: So sánh giữa số liệu thống kê của FAO và số liệu thống kê từ các địa phương của Việt Nam, không có sự chênh lệch đáng kể Tuy nhiên, kể từ sau năm 2005 đến
4.5.1. Môi trường toàn cầu
Gần đây nhất, tại Hội nghị phát triển bền vững được tổ chức tại Johannesburg (Nam Phi) năm 2002, đã tổng kết các vấn đề về môi trường và phát triển trên thế giới trong những năm qua và đưa ra các chương trình hành động cụ thể, một trong những vấn đề chính của Hội nghị này là sự biến đổi môi trường toàn cầu.
Theo số liệu đã được nghiên cứu và chứng minh (Viện Tầm nhìn Thế giới, 2001), cho đến năm 1997, nền kinh tế thế giới đã tăng gấp 6 lần so với năm 1950 và bắt đầu vượt qua giới hạn khả năng cung cấp hàng hóa và dịch vụ của nguồn tài nguyên trái đất. Chỉ cần kinh tế toàn cầu tăng trưởng 3%/năm thì tổng giá trị sản lượng sẽ tăng từ 29.000tỷ USD năm 1997 lên 57.000tỷ USD vào năm 2020 (xấp xỉ gấp đôi) và sẽ tăng gấp đôi một lần nữa (khoảng 138.000tỷ USD) vào năm 2050, vượt xa khả năng cung cấp của các nguồn tài nguyên trái đất. Từ đó, các nhà khoa học cho rằng sự phát triển kinh tế thế giới như hiện nay là phát triển không bền vững về mặt sinh thái và cần xây dựng một tương lai bền vững bằng một nền kinh tế mới-kinh tế sinh thái.
Các nước đang phát triển đều phải trải qua quá trình công nghiệp hóa. Quá trình sản xuất công nghiệp tại các nước đang phát triển nói chung đang tăng trưởng và ngày càng đa dạng. Đặc biệt thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhằm phát triển các ngành công nghiệp nặng, cần nhiều vốn như luyện kim, hóa chất, chế tạo máy là những ngành gây ô nhiễm nhiều hơn công nghiệp nhẹ.
Đô thị hóa và rác thải cũng đang là vấn đề mang tính toàn cầu. Các vấn đề môi trường nổi cộm hiện nay là việc cung cấp nước thiếu về số lượng và kém về chất lượng; xử lý và đổ thải các loại rác thải sinh hoạt và công nghiệp; chất lượng không khí ở đô thị ngày càng xấu đi.
Các thành phố của các nước đang phát triển hiện nay chưa đủ năng lực giải quyết vấn đề rác thải, hiện chỉ giải quyết được 30-50% tổng lượng rác thải. Khi kinh tế phát triển thì tốc độ tăng rác thải còn lớn hơn tốc độ tăng dân số và chất thải ngày càng độc hại không thể phân giải bằng sinh vật được.
Con người đã can thiệp quá mức vào tự nhiên thông qua các hoạt động sản xuất của các ngành kinh tế, chặt phá rừng, khai thác khoáng sản, xả thải các loại khí đốt,…, hậu quả là khí hậu và thời tiết đang biến đổi theo xu thế chống lại con người. Các chất thải độc hại tăng lên (CFCs) phá vỡ tầng ô zôn, chất thải CO2 gây nên hiện tượng hiệu ứng nhà kính (Greenhouse effect), trái đất đang nóng dần lên, hiện tượng băng tan, nước biển dâng. Trong nội địa tình trạng khai thác nguồn nước ngầm ngọt quá mức gây nên các hiện tượng sụt lún,….Tình trạng bão lụt, sóng thần, động đất, ngập lụt, hạn hán xảy ra thường xuyên hơn đã gây ra những thảm họa rất lớn cho loài người.
Có thế dự báo chắc chắn rằng khí hậu thời tiết sẽ thay đổi theo chiều hướng xấu đi, điều kiện sản xuất sẽ ngày một khó khăn, chi phí sản xuất sẽ cao hơn và sẽ có rất nhiều ngành kinh tế lâm vào tình trạng khủng hoảng trong tương lai không xa.