THỊ TRƯỜNG VÀ XÚC TIẾN THƯƠNG MẠ

Một phần của tài liệu dự án quy hoạch phát triển sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng đồng bằng sông cửu long đến năm 2010 và đinh hướng đến 2020 (Trang 82 - 83)

- Việt Nam: So sánh giữa số liệu thống kê của FAO và số liệu thống kê từ các địa phương của Việt Nam, không có sự chênh lệch đáng kể Tuy nhiên, kể từ sau năm 2005 đến

6.1.THỊ TRƯỜNG VÀ XÚC TIẾN THƯƠNG MẠ

2 Hệ thống chế biến và tiêu thụ 167.190 183.000 199.860 3Tổng số lao động (1+)00.0005.00050

6.1.THỊ TRƯỜNG VÀ XÚC TIẾN THƯƠNG MẠ

Tăng cường và ổn định việc liên kết kinh tế, ký kết hợp đồng kinh tế giữa người nuôi với doanh nghiệp chế biến trước khi thả nuôi. Khuyến khích người nuôi tham gia đóng góp cổ phiếu cho công ty, lúc này người sản xuất sẽ gắn quyền lợi của mình trong công ty và sẽ tự phải có trách nhiệm trước những sản phẩm không đạt chất lượng.

Sớm tổ chức chợ đấu giá cá tại một địa điểm thích hợp ở ĐBSCL, đưa dần thị trường nguyên liệu cá tra, basa vào tổ chức quản lý chuyên nghiệp, giúp nông dân tránh bị ép giá.

Thực hiện chiến lược đa dạng hóa thị trường và đa dạng hóa sản phẩm, đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại. Việc củng cố và mở rộng thị trường xuất khẩu phải tiến hành đồng thời với phát triển thị trường tiêu thụ nội địa, nhằm khai thác mọi tiềm năng, tiêu thụ hết nguyên liệu cho ngư dân, giảm bớt rủi ro khi thị trường có biến động xấu.

Cần có những nghiên cứu, điều tra, đánh giá về thị trường trong và ngoài nước, giúp chủ doanh nghiệp và người dân có định hướng rõ ràng hơn trong việc lựa chọn sản phẩm đảm bảo yêu cầu của khách hàng (tiêu chuẩn, chất lượng), cũng như đầu tư sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả theo kế hoạch chung.

Khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia hệ thống quản lý chất lượng (HACCP, ISO, SQF,...), đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm hàng hóa để có cơ hội xâm nhập vào các thị trường. Khai thác thị trường dễ tính của các nước trong khu vực để xuất khẩu thẳng hàng hoá thủy sản tươi sống nhằm tiêu thụ hết sản phẩm cho ngư dân.

Khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp lớn tích cực tham gia các hội chợ triển lãm, hội thảo về thương mại thủy sản trong và ngoài nước, đẩy mạnh công tác tiếp thị để tiếp cận thị trường, tìm hiểu đối tác để có sách lược thích hợp. Phải thu thập thông tin và dự báo chính xác nhu cầu và xu hướng phát triển của thị trường (xuất khẩu, nội địa) để có kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp.

Chú trọng thị trường trong nước, thiết lập các trạm trung chuyển sản phẩm đến các thành phố lớn như Tp.HCM và các tỉnh phía Bắc.

Xây dựng thương hiệu cần đảm bảo các nguyên tắc như: dễ nhớ, có ý nghĩa, dễ chuyển đổi, dễ thích nghi và dễ bảo hộ.

(1) Phân khúc thị trường: Dựa vào thị hiếu thị trường hiện tại và xu hướng tiêu dùng của từng thị trường để chủ động liên kết sản xuất nguyên liệu phù hợp:

- Cá tra thịt trắng: EU, Mỹ, Nhật, Ôxtrâylia.

- Cá tra thịt vàng: Đông Âu, Châu Á khác, Châu Phi, Nam Mỹ. - Đối tượng tiêu dùng: người có thu nhập trung bình và thấp. - Nghiên cứu sản phẩm mới phục vụ người có thu nhập cao.

(2) Phát huy những lợi thế so sánh để chiếm lĩnh thị trường trong giai đoạn đầu:

- Lợi thế so sánh của cá tra là do điều kiện tự nhiên thuận lợi dẫn đến giá thành sản xuất thấp, kết hợp tăng cường công tác tiếp thị chủ động để mở rộng thị trường. (3) Củng cố và giữ vững thị trường, xây dựng thương hiệu quốc gia:

- Để giữ vững thị trường ngoài yếu tố giá, cần tiếp tục nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, nghiên cứu cải tiến sản phẩm phù hợp với sự thay đổi thị hiếu theo thị trường.

(4) Chuyển lợi thế so sánh thành lợi thế cạnh tranh quốc gia: Chúng ta đã hội nhập kinh tế quốc tế, các hàng rào thuế quan và phi thuế quan đã được gỡ bỏ dần. Như vậy, sức mạnh của nền kinh tế hay ngành hàng được thể hiện ở lợi thế cạnh tranh. Để phát huy lợi thế cạnh tranh, cần có sự phối hợp liên ngành và vai trò của Nhà nước là tạo môi trường pháp lý thuận lợi thúc đẩy cạnh tranh.

- Đầu tư hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, dịch vụ hậu cần;

- Cải tiến qui trình chế biến mang lại hiệu quả cao;

- Nâng cao năng suất lao động và tăng thu nhập người lao động;

- Nâng cao năng lực tự đầu tư phát triển, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn;

- Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; (5) Những thách thức trong quá trình phát triển:

- Để bảo hộ sản xuất trong nước trong khi hàng rào thuế quan đã được gỡ bỏ thì rào cản kỹ thuật sẽ được các nước tăng cường áp dụng đối với hàng nhập khẩu. Như vậy, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm là thách thức lớn đối với không chỉ lĩnh vực chế biến xuất khẩu mà còn đối với sản xuất nguyên liệu và bảo quản sau thu hoạch. - Sản lượng cá tra của chúng ta tuy lớn nhưng nhìn chung qui mô sản xuất nhỏ, manh

mún, tự phát nên khó khăn trong việc áp dụng phương thức quản lý theo hệ thống, truy xuất nguồn gốc, giải quyết các tranh chấp và đầu tư cho việc phát triển thị trường, còn nhiều thói quen và tập quán của sản xuất nhỏ.

- Cạnh tranh không lành mạnh, các nước lớn như Mỹ, Nhật, EU thông thường họ dùng quyền lực để đàn áp những nước yếu hơn trong quan hệ thương mại mặc dù có thể trái với luật pháp quốc tế.

Một phần của tài liệu dự án quy hoạch phát triển sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng đồng bằng sông cửu long đến năm 2010 và đinh hướng đến 2020 (Trang 82 - 83)