3.4.1. NĂNG LỰC CHẾ BIẾN
(1). Công suất và sản lượng chế biến cá tra
Số lượng, qui mô nhà máy chế biến cá tra liên tục tăng nhanh trong những năm qua. Năm 2000, toàn vùng chỉ có 15 nhà máy với công suất 77.880 tấn/năm, đến năm 2007 là 64 nhà máy, công suất đạt 682.300 tấn/năm. Tính đến tháng 6 năm 2008, toàn vùng đã có 80 nhà máy chế biến cá tra, công suất thiết kế 965.800 tấn/năm.
Bảng 3.9: Số lượng và công suất thiết kế các nhà máy chế biến cá tra trong vùng 2000-2008
Danh mục 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 6/2008Th 1-
Số NM chế biến cá tra 15 19 20 23 33 36 54 64 80
- Chuyên 1 2 2 2 4 5 20 26 37
- Kết hợp 14 17 18 21 29 31 33 37 42
SL chế biến (tấn) 689 1.970 27.980 33.304 82.962 140.707 286.600 386.870 -
Hiệu suất (%) 1 2 23 23 36 50 58 57 -
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)
(2). Lao động chế biến cá tra
Tính đến năm 2006, ngành công nghiệp chế biến thủy sản của vùng ĐBSCL đã tạo việc làm cho khoảng 116.000 lao động địa phương.
(3). Mặt hàng chế biến
Trước đây cá tra được xuất khẩu chủ yếu dưới dạng phi lê cấp đông đơn thuần nhưng đến nay đã đa dạng hơn nhiều với các mặt hàng chế biến sẵn như: chả cá; tẩm bột; cá tra cắt khoanh muối sả; cắt khúc; sandwich; bánh mè; bao bắp non; cà chua nhồi cá tra; bông bí nhồi cá tra; bao tử dồn chả hải sản; xúc xích, phi lê cuộn nhồi tôm; cá tra nhồi cá hồi. Ngoài dạng chế biến sẵn thì một số doanh nghiệp còn có mặt hàng khô (chủ yếu ở An Giang) như bong bóng cá tra sấy khô; khô cá tra phồng. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp còn tận dụng phế liệu chế biến thành các sản phẩm có ích như dầu cá, bột cá làm tăng hiệu quả sản xuất và hạn chế gây ô nhiễm môi trường.
(4). Nhu cầu nguyên liệu chế biến
Thời gian đầu (1998-2001) do chưa tìm được thị trường xuất khẩu nên lượng cá tra nuôi chủ yếu được tiêu thụ nội địa, xuất khẩu chỉ chiếm dưới 10%. Năm 2002, đánh dấu sự tăng trưởng đột phá của thị trường xuất khẩu, có đến 54% sản lượng nuôi được đưa vào chế biến để xuất khẩu. Những năm gần đây, tỷ trọng này chiếm khoảng 90%.
Bảng 3.10: Nhu cầu nguyên liệu chế biến xuất khẩu giai đoạn 1998-2007 (Đơn vị: tấn)
Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Sản lượng nuôi (1) 105.446 109.927 154.907 199.100 272.412 416.908 825.000 1.150.000 Nguyên liệu cho chế
biến xuất khẩu (2) 2.067 5.910 83.940 93.246 231.628 390.701 751.224 1.011.516
Tỷ trọng (%) 2% 5% 54% 47% 85% 94% 91% 88%
Nguyên liệu cho chế biến và tiêu thụ nội
địa tươi sống (3) 103.379 104.017 70.967 105.854 40.784 26.207 73.776 138.484
Ghi chú: (2) Tính toán qui đổi từ lượng thành phẩm xuất khẩu giai đoạn 1998-2007
(3) bằng trừ (1) : là lượng cá tra cho chế biến và tiêu thụ dạng tươi ở trong nước(2)
(5). Quản lý chất lượng sản phẩm
Để có thể xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường nước ngoài, đặc biệt là những nước có yêu cầu chất lượng cao như EU, Mỹ, Nhật thì hầu như mọi doanh nghiệp đã phải áp dụng các Chương trình quản lý chất lượng như HACCP, SQF 2000CM, SQF1000CM, ISO9001:2000, Halal, BRC, và quản lý môi trường như ISO 14000. Tuy nhiên, công tác quản lý chất lượng cũng còn nhiều bất cập như chưa kiểm soát được việc buôn bán kháng sinh hóa chất không rõ nguồn gốc; quản lý vùng nuôi chưa hiệu quả; vấn đề truy nguyên nguồn gốc sản phẩm;…