DỰ BÁO CÁC ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN 4.1 DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG

Một phần của tài liệu dự án quy hoạch phát triển sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng đồng bằng sông cửu long đến năm 2010 và đinh hướng đến 2020 (Trang 44 - 47)

4.1. DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG

4.1.1. Thị trường trong nước

Mức tiêu thụ thủy sản bình quân theo đầu người của Việt Nam tăng bình quân 5%/năm trong giai đoạn 1990-2007. Như vậy, nếu xu hướng này vẫn được thiết lập trong thời gian tới thì dự báo mức tiêu thụ thủy sản vào các năm 2010, 2015 và 2020 lần lượt là: 28,3-32,9-37,4 kg/người. Lượng cầu thủy sản tương ứng cho dân số trong nước là: 2,52-3,11-3,75 triệu tấn (dân số dự báo ở các năm 2010, 2015, 2020 lần lượt là 88,85-94,50-100,15 triệu người).

Hình 4.1: Mức tiêu thụ thủy sản bình quân đầu người ở Việt Nam giai đoạn 1990-2007 Với lượng cầu trong nước là rất lớn thì đòi hỏi lượng cung cấp cũng tương ứng. Trong khi nguồn lợi thủy sản khai thác tự nhiên có hạn thì con người phải sử dụng từ nhân tạo nhiều hơn. Cá tra có lợi thế là dễ nuôi, có thể cung cấp khối lượng lớn nên trong thời gian tới cá tra sẽ trở nên quan trọng ở thị trường nội địa. Thực tế hiện nay, có khoảng 60 loại mặt hàng từ cá tra được bán ở khắp các siêu thị hoặc chợ trong cả nước.

4.1.2. Thị trường thế giới

Hình 4.2: Diễn biến sản lượng thủy sản thế giới 1990-2005 (không tính thực vật thủy sinh) Qua đồ thị trên cho thấy sản lượng khai thác tương đối ổn định ở mức 92-94 triệu tấn còn sản lượng nuôi liên tục tăng trưởng rất đều đặn trong giai đoạn 1990-2005. Nếu tốc độ tăng trưởng sản lượng nuôi vẫn duy trì như trong những năm qua thì đến năm 2010, 2015, 2020 sẽ đạt các sản lượng tương ứng là 60-72-84 triệu tấn. Khối lượng cung cấp cho tiêu dùng của con người vào các năm 2010, 2015, 2020 đạt tương ứng 117-127-137 triệu tấn.

Bảng 4.1: Dự báo sản lượng thủy sản thế giới đến năm 2020 (Đơn vị: triệu tấn)

Danh mục Hiện trạng Dự báo

1990 1995 2000 2005 2010 2015 2020Tổng 99 116 131 141 152 165 178 Tổng 99 116 131 141 152 165 178 Sản lượng nuôi 13 24 35 48 60 72 84 Sản lượng khai thác 86 92 96 93 92 93 94 Dùng làm thực phẩm 71 86 97 108 117 127 137 Không dùng làm thực phẩm 28 30 34 33 35 38 41 (Nguồn: FAO, 2007)

(2). Cơ cấu sản lượng nuôi trồng thủy sản thế giới

Hình 4.3: Cơ cấu sản lượng nuôi trồng thủy sản thế giới 1990-2005

Qua hình trên cho thấy NTTS thế giới phát triển mạnh nhất ở lĩnh vực nuôi nước ngọt. Bốn đối tượng nước ngọt được nuôi nhiều nhất là Hypophthalmichthys molitrix (cá mè trắng),

Ctenopharyngodon idellus (cá trắm cỏ), Cyprinus carpio (cá chép) và cá Trôi. Tuy nhiên, những đối tượng này thường được tiêu dùng nội địa mà ít được thương mại hóa. Những đối

tượng xuất khẩu nhiều là cá rô phi, cá da trơn, cá hồi. Đặc biệt là loài Pangasius spp (cá Tra ở Việt Nam) đã trở nên quan trọng đối với thị trường thế giới.

Cá da trơn có tốc độ tăng trưởng sản lượng rất cao, đạt 19%/năm trong giai đoạn 1999- 2005, trong khi các loài nuôi nước ngọt chỉ đạt 6%. Nhờ sự tăng trưởng nhanh nên tỷ trọng được cải thiện từ 2% năm 1999 lên 5% năm 2005. Tuy vậy, tỷ trọng này vẫn còn rất nhỏ so với tổng sản lượng các loài nuôi nước ngọt. Một động lực quan trọng cho sự tăng trưởng của cá da trơn so với cá nuôi khác là giá thành của chúng tương đối thấp.

Bảng 4.2: Sản lượng cá nuôi nước ngọt thế giới giai đoạn 1999-2005 (Đơn vị: triệu tấn)

Danh mục 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Tăng bq ‘99-‘05 Nuôi nước ngọt 19,46 20,42 21,67 23,09 24,15 26,31 27,70 6% Trong đó: Cá da trơn 0,48 0,50 0,53 0,59 1,00 1,22 1,40 19% Tỷ trọng 2% 2% 2% 3% 4% 5% 5% (Nguồn: FAO, 2007)

Hình 4.4: Tỷ trọng cá nước ngọt trong tổng nhu cầu thủy sản thế giới

(3). Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thủy sản thế giới

Theo dự báo của Trung tâm Thủy sản Thế giới, đến năm 2010 nhu cầu thủy sản toàn thế giới vào khoảng 156.723 nghìn tấn, trong đó nhu cầu thủy sản thực phẩm chiếm 81,8% và nhu cầu thủy sản phi thực phẩm chiếm 18,2%. Riêng các nước đang phát triển, đặc biệt là khu vực châu Á năm 2010 sẽ chiếm 58% mức tiêu thụ thủy sản toàn thế giới, kế tiếp sẽ là khu vực châu Âu và Nga chiếm 13%, Caribê và Nam Mỹ sẽ chiếm 12%, các châu lục khác sẽ chiếm tỷ trọng dưới 10% tổng nhu cầu thủy sản toàn thế giới. Và theo như dự báo của trung tâm thủy sản thế giới đến năm 2020, nhu cầu thủy sản toàn thế giới vào khoảng 183.357 nghìn tấn, trong đó các nước đang phát triển sẽ chiếm tới 77% tổng lượng tiêu thụ thủy sản toàn cầu và 79% tổng sản lượng thủy sản thế giới. Như vậy, từ năm 1997 đến năm 2020, tiêu thụ thủy sản ở các nước đang phát triển sẽ tăng từ 62,7 triệu tấn lên 98,6 triệu tấn (tăng 57%), trong khi các nước phát triển sẽ chỉ tăng 4%, từ 28,1 triệu tấn lên 29,2 triệu tấn.

Nhu cầu trung bình đầu người năm 2010 trên toàn thế giới đối với tất cả các sản phẩm thủy sản là 18,4kg/người/năm và 19,1kg/người/năm vào năm 2015. Như vậy mức tăng về nhu cầu sẽ là 18% trong vòng 15 năm so với mức tăng 40% trong 20 năm trước, nhu cầu thủy sản/đầu người năm 2010 đối với các loại cá sẽ là 13,7kg/năm, và 14,3 kg/năm vào năm 2015,

đối với nhuyễn thể và các động vật thủy sản khác sẽ là 4,7kg vào năm 2010 và 4,8 kg vào năm 2015. Các nước đang phát triển sẽ đứng đầu về tốc độ tăng cầu theo đầu người, trong khi đó tốc độ tăng cầu/đầu người ở các nước phát triển nhìn chung sẽ có xu hướng giảm xuống. Trong tổng mức tăng về nhu cầu sản phẩm thủy sản thì khoảng 46% mức tăng là do sự gia tăng dân số, số còn lại 54% là do sự phát triển kinh tế.

Bảng 4.3: Dự báo tiêu thụ thủy sản trên thế giới đến 2010 (ĐVT: 1.000 tấn)

TT Các nhu cầu Châu Phi Bắc Mỹ Nam MỹCaribê Châu Á Châu Âu + Nga DươngC. Đại Toàn thế giới Tổng nhu cầu 8.735 9.047 19.180 91.310 20.589 7.862 156.723 Tỷ trọng % 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 1 Phi thực phẩm 736 1.278 12.873 7.469 6.001 109 28.466 Tỷ trọng % 8,4 14,1 67,1 8,2 29,1 1,4 18,2 2 Thực phẩm 7.999 7.769 6.307 83.841 14.583 7.758 128.257 Tỷ trọng % 91,6 85,9 32,9 91,8 70,8 98,7 81,8

3 Dân số (triệu người) 997 332 595 4.145 713 34 6.8164 Mức tiêu thụ đầu

Một phần của tài liệu dự án quy hoạch phát triển sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng đồng bằng sông cửu long đến năm 2010 và đinh hướng đến 2020 (Trang 44 - 47)