KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

Một phần của tài liệu dự án quy hoạch phát triển sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng đồng bằng sông cửu long đến năm 2010 và đinh hướng đến 2020 (Trang 94 - 97)

- Việt Nam: So sánh giữa số liệu thống kê của FAO và số liệu thống kê từ các địa phương của Việt Nam, không có sự chênh lệch đáng kể Tuy nhiên, kể từ sau năm 2005 đến

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

8.1. KẾT LUẬN

Quy hoạch nuôi cá tra vùng ĐBSCL đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 được phê duyệt sẽ là căn cứ pháp lý để các địa phương tổ chức và quản lý sản xuất có hiệu quả.

Quy hoạch xây dựng được 3 phương án phát triển đến các năm mốc 2010, 2015 và 2020; đã phân tích và lựa chọn được phương án 2 để tính toán các chỉ tiêu phát triển.

Đến năm 2010, diện tích đưa vào nuôi cá tra của vùng ĐBSCL là 8.600 ha, đến năm 2015 là 11.000 ha và đến năm 2020 là 13.000 ha.

Nuôi được 1.250.000 tấn cá/năm 2010, 1.650.000 tấn cá/năm 2015; và 1.850.000 tấn cá/năm ở năm 2020 tương ứng với GTSL của các năm mốc trên (theo giá hiện hành) là 22.500.000 -37.950.000 - 51.800.000 triệu đồng. Thực hiện sản xuất cá sạch, sản xuất giống sạch.

Đến năm 2010 sản lượng chế biến xuất khẩu đạt 500.000tấn với giá xuất trung bình 2,6USD/kg sẽ đạt giá trị 1.300triệu USD, năm 2015 tăng lên 660.000tấn với giá xuất trung bình 2,8USD/kg sẽ đạt giá trị 1.850 triệu USD; đến năm 2020 sẽ đạt 740.000tấn với giá xuất trung bình 3,1USD/kg sẽ đạt giá trị 2.300 triệu USD.

Đến năm 2010 sẽ có 84 nhà máy chế biến cá tra với công suất 991.600 tấn, duy trì và ổn định đến năm 2020.

Giải quyết làm và có thu nhập cho 200.000 người năm 2010, 225.000 người năm 2015, 250.000 người năm 2020. Trong đó: Lao động của hệ thống nuôi đến năm 2010: 32.810 người, năm 2015: 42.000 người, năm 2020: 50.140 người; lao động của hệ thống chế biến và tiêu thụ đến năm 2010: 167.190người, năm 2015: 183.000người, năm 2020: 199.860người.

Hoàn thiện được bộ máy quản lý, hội, chi hội từ tỉnh xuống đến huyện, xã và những vùng có nghề nuôi cá tra tập trung. Tăng sự phối hợp giữa các ngành sản xuất, nhằm hạn chế được sự xung đột trong sản xuất, chồng chéo trong quản lý giữa các ngành kinh tế. Khi người lao động đã có việc làm sẽ góp phần làm giảm tệ nạn xã hội.

Ổn định sản xuất, tăng thu nhập, nâng cao trình độ, nhận thức về sản xuất sạch, ATVSTP, bảo vệ môi trường của người tham gia nuôi, sản xuất giống và chế biến tiêu thụ cá tra trong vùng.

Đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là hệ thống thủy lợi, sẽ làm giảm nguy cơ gây ô nhiễm môi trường từ các hoạt động nuôi và chế biến cá tra.

Áp dụng qui trình công nghệ mới vào sản xuất, có hệ thống xử lý nước thải trước khi đưa ra sông rạch sẽ làm giảm nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

Công tác giám sát tác động sản xuất đến môi trường sẽ được đẩy mạnh, nhằm ngăn chặn và tránh được những rủi ro ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất gây ra.

Đến năm 2010, toàn bộ các nhà máy chế biến đã có hệ thống xử lý nước thải đạt yêu cầu về công suất và chất lượng xử lý, lượng nước thải sẽ được xử lý triệt để trước khi thải ra môi trường không gây nên tình trạng ô nhiễm như hiện nay tại một số doanh nghiệp.

Việc áp dụng công nghệ nuôi sạch không những làm tăng hiệu quả kinh tế mà còn góp phần giảm thiểu tối đa tác nhân gây ô nhiễm môi trường.

Chất thải rắn vô cơ sẽ được phân loại trước khi đưa vào xử lý, phần lớn chất thải hữu cơ (phế liệu cá) sẽ được tận dụng để chế biến thành các sản phẩm có ích khác, phần còn lại tiếp tục được phân loại để thuận tiện cho việc xử lý và tiêu hủy. Mặt khác, người lao động sẽ có ý thức cao hơn và nhận thấy được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường.

Các nhà máy chế biến sẽ được xây dựng tại các khu, cụm công nghiệp tập trung nên môi trường được giám sát và giảm thiểu.

Sẽ hình thành được 1.240 cơ sở sản xuất và ương giống cá tra vào năm 2010 (trong đó 950 cơ sở ương giống); năm 2020 có 2.010 cơ sở sản xuất và ương giống (trong đó ương giống 1.500 cơ sở). Sản lượng giống cá tra năm 2010 là 2.850 triệu con và năm 2020 là 6.000 triệu con. Giá trị sản xuất giống năm 2010 là 2.850.000 triệu đồng và năm 2020 là 12.000.000 triệu đồng.

Đến năm 2010, 2015 và 2020 cơ sở hạ tầng phục vụ sẽ đáp ứng đủ nhu cầu nuôi cá tra của vùng, góp phần sản xuất bền vững.

Môi trường khu vực sản xuất tập trung sẽ được cải thiện và ổn định do qui trình sản xuất tiên tiến được áp dụng, nhận thức của người lao động tăng lên và hệ thống thủy lợi được cải thiện. Sự phối hợp quản lý giữa các ngành sẽ chặt chẽ hơn, công tác kiểm tra giám sát được đẩy mạnh, đặc biệt là giám sát môi trường.

Thiết lập được mối quan hệ chặt chẽ giữa người sản xuất và các cơ sở chế biến và tiêu thụ, nhằm làm giảm các rủi ro về giá cả, thị trường.

Đề xuất được các chương trình, dự án để phát triển nghề nuôi cá tra của vùng ĐBSCL trong giai đoạn 2008-2020.

Cần khẩn trương xây dựng các quy hoạch, rà soát quy hoạch của các địa phương dựa trên quy hoạch tổng thể của vùng.

Phải tổ chức xây dựng các chương trình, dự án đầu tư kịp thời, làm căn cứ cho việc đầu tư vào sản xuất.

Công tác phối hợp liên ngành phải triển khai thực hiện ngay sau khi quy hoạch được phê duyệt, để định hướng đầu tư có hiệu quả và phân cấp quản lý phù hợp.

Đẩy mạnh hơn nữa mối quan hệ giữa người sản xuất và các cơ sở chế biến, tiêu thụ mà các cơ quan chức năng của tỉnh, chính quyền địa phương có nhiệm vụ là cầu nối.

8.2.1. Với Bộ NN&PTNT

Hỗ trợ về vốn cho xúc tiến thương mại; nghiên cứu và chuyển giao công nghệ mới vào sản xuất; thường xuyên mở các khóa đào tạo hoặc tập huấn ngắn hạn về quản lý sản xuất, quản lý chất lượng sản phẩm nhằm nâng cao trình độ nguồn nhân lực cho các nhà máy chế biến; tăng cường cung cấp thông tin về giá cả thị trường cho người sản xuất và các doanh nghiệp, cập nhật liên tục và kịp thời các tiêu chuẩn mới về chất lượng và vệ sinh thực phẩm của các thị trường nhập khẩu.

Bộ cần tích cực phối hợp với địa phương, với người sản xuất và với doanh nghiệp để xây dựng và bảo vệ thành công thương hiệu cho sản phẩm cá tra của Việt Nam.

Thay đổi cơ chế quản lý kháng sinh, hóa chất và phụ gia như việc ban hành danh mục những chất được phép sử dụng thay vì danh mục chất cấm như hiện nay, bởi vì số lượng những chất được phép sử dụng ít thay đổi và đều được cả EU, Mỹ và nhiều thị trường khác chấp thuận. Việc bổ sung thêm các chất mới vào danh sách chất được phép sử dụng sẽ dễ dàng và thuận lợi hơn nhiều so với việc kéo dài triền miên danh mục các chất bị cấm.

Có thể khắc phục tình trạng quản lý kháng sinh, hóa chất chồng chéo và kém hiệu quả của các bộ, ngành hiện nay bằng việc thành lập một tổ chức tách riêng chuyên quản lý và chịu trách nhiệm về dược phẩm và thực phẩm xuất khẩu, nhập khẩu và lưu thông trong toàn quốc.

Bộ cần tiến hành sớm việc đánh mã số vùng nuôi cá tra để thuận tiện trong quản lý và dễ dàng áp dụng hệ thống truy nguyên nguồn gốc sản phẩm.

Hoàn thiện, bổ sung, sửa đổi các hệ thống văn bản pháp luật có liên quan đến sản xuất và tiêu thụ cá tra cho phù hợp để thuận lợi cho quản lý và triển khai sản xuất.

8.2.2. Với UBND các tỉnh/thành trong vùng ĐBSCL

Có chính sách thông thoáng hơn và tạo nhiều ưu đãi để huy động nhiều thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển.

Cấp kinh phí lập dự án nghiên cứu khả thi ngay sau khi Quy hoạch được phê duyệt. _________******_________

Một phần của tài liệu dự án quy hoạch phát triển sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng đồng bằng sông cửu long đến năm 2010 và đinh hướng đến 2020 (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w