Cung cấp thức ăn, thuốc và hóa chất

Một phần của tài liệu dự án quy hoạch phát triển sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng đồng bằng sông cửu long đến năm 2010 và đinh hướng đến 2020 (Trang 36 - 37)

Chi phí sử dụng thức ăn công nghiệp trong nuôi cá thường cao hơn sử dụng thức ăn tự tạo, khoảng 80% hộ nuôi dùng thức ăn tự chế biến dễ gây ô nhiễm nước thải. Do sử dụng thức ăn công nghiệp khá tiện lợi, hạn chế tình trạng gây ô nhiễm môi trường nên 2 năm gần đây (2006-2007) hầu hết số người nuôi sử dụng thức ăn công nghiệp dạng viên. Thức ăn công nghiệp cung ứng cho nuôi ở ĐBSCL chủ yếu từ các nhà máy sản xuất thức ăn Cần Thơ, Bình Dương, Đồng Nai,.. và của một số công ty nước ngoài sản xuất thức ăn tại Việt Nam.

Cơ sở sản xuất cá bột

Cơ sở ương nuôi cá giống

Cơ sở nuôi cá thịt Cơ sở kinh doanh

Cung cấp cá bột

Cung cấp cá giống

Đối với thức ăn tự chế biến, giá thành khoảng 3.800-4.000đ/kg; thức ăn công nghiệp dao động trong khoảng từ 4.800-5.800đ/kg ở năm 2005. Trong năm 2007 và đầu năm 2008 đã tăng lên 8.000đ-8.500đ/kg tùy từng hãng sản xuất. Thức ăn công nghiệp có hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) khoảng 1,4-1,6; còn đối với thức ăn tự chế biến thì FCR khoảng 2-2,2.

Hiện tại giá thức ăn cho cá tra ở mức khá cao đây là một trong những nguyên nhân góp phần làm tăng chi phí sản xuất cho người nuôi. Hàng năm trong vùng tiêu thụ một khối lượng rất lớn thức ăn công nghiệp đem lại nhuận đáng kể cho các công ty sản xuất thức ăn, trong khi đó người nuôi gánh chịu những thua lỗ do những yếu bất lợi như giá cả không ổn định, nguy cơ thừa nguyên liệu luôn thường trực….

Cá tra có biên độ thích ứng với các yếu tố môi trường rộng hơn nhiều so với các đối tượng thủy sản khác. Các loại hóa chất sử dụng chủ yếu để cải tạo ao, sau khi thu hoạch và chuẩn bị cho một vụ sản xuất mới. Các hóa chất sử dụng đều nằm trong danh mục cho phép sử dụng của Bộ Thủy sản (trước đây) và dùng theo sự chỉ dẫn, tư vấn của các cán bộ có chuyên môn của các cơ quan có chức năng.

Các cơ sở cung cấp thuốc và hóa chất phục vụ NTTS nói chung và nuôi cá tra nói riêng đều kết hợp với cung cấp thức ăn và các dịch vụ khác phục vụ cho NTTS. Số lượng các đại lý thức ăn trong những năm gần đây ở con số khá cao, từ 654 đại lý (năm 2006) tăng lên 716 đại lý vào năm 2007 và 7 tháng đầu năm 2008 với 763 đại lý.

Nhìn chung công tác kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chức năng gặp rất nhiều khó khăn, do lực lượng cán bộ mỏng, phương tiện và trang thiết bị phục vụ còn thiếu và yếu, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Vẫn còn những hiện tượng người nuôi phải sử dụng các loại thức ăn quá hạn, không đảm bảo chất lượng, các loại thuốc, hóa chất nhập lậu, không nhãn mác,….

Bảng 3.8: Số lượng đại lý thức ăn, thuốc thú y thủy sản phục vụ nuôi cá tra trong vùng (Cơ sở)

TT Địa phương/Năm 2006 2007 7/2008 1 Tiền Giang 183 183 183 2 Bến Tre 21 17 20 3 An Giang 15 34 41 4 Đồng Tháp 203 238 240 5 Vĩnh Long 112 120 130 6 Hậu Giang 15 15 18 7 Cần Thơ 105 109 131 Tổng 654 716 763 (Nguồn: Sở NN & PTNT các tỉnh ĐBSCL)

Một phần của tài liệu dự án quy hoạch phát triển sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng đồng bằng sông cửu long đến năm 2010 và đinh hướng đến 2020 (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w