6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4. Khảo sát sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề
Để kiểm chứng sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đã xây dựng, chúng tôi tiến hành trưng cầu ý kiến của 150 người bao gồm CBQL,
GV, cán bộ Đoàn, Đội của các trường phổ thông cấp 2-3 trên địa bàn huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước. Kết quả thu được như sau:
3.4.1. Khảo sát về sự cần thiết
Bảng 3.1: Kết quả mức độ cần thiết của các giải pháp được đề xuất T T Các giải pháp Mức độ cần thiết (%) Rất cần Cần Ít cần Không cần Không trả lời 1 Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các lực lượng tham gia vào công tác GDĐĐ
cho học sinh 90.0 8.0 2.0 0.0 0.0
2 Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch GDĐĐ cho học sinh. 52.0 28.0 14.0 3.3 2.7 3 Xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ GVCN 60.7 21.3 9.3 4.7 4.0 4 Thiết kế và tổ chức thực hiện nội quy trong nhà trường 47.3 22.0 20.7 6.0 4.0
5
Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra - đánh giá kết quả
GDĐĐ cho học sinh 63.3 16.7 11.3 8.0 0.7
6
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý
công tác GDĐĐ cho học sinh 51.3 19.3 10.7 10.0 8.7 Nhìn vào bảng chúng ta thấy tỷ lệ ý kiến ở mức độ rất cần thiết và cần thiết của từng giải pháp đều rất cao. Chứng tỏ các giải pháp đề xuất có tính khoa học và phù hợp với thực tiễn.
3.3.2.2. Khảo sát về tính khả thi
Bảng 3.2: Đánh giá tính khả thi của các giải pháp đề xuất
TT Các giải pháp Mức độ khả thi (%) Rất khả thi
Khả thi ít khả thi khả thiKhông Không trả lời
1
Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các lực lượng tham gia vào công tác GDĐĐ
cho học sinh 80.7 12.7 4.0 1.3 1.3
2 Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch GDĐĐ cho học sinh. 61.3 22.0 11.3 3.3 2.0 3 Xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ GVCN 68.7 17.3 4.0 5.3 4.7 4 Thiết kế và tổ chức thực hiện nội quy trong nhà trường 65.3 14.7 8.7 10.0 1.3
5
Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra - đánh giá kết quả
GDĐĐ cho học sinh 74.0 12.7 5.3 8.0 0.0
6
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý
công tác GDĐĐ cho học sinh 52.7 19.3 10.7 10.0 7.3 Tổng hợp các ý kiến ở mức độ khả thi và rất khả thi cho từng giải pháp chúng ta nhận thấy tỷ lệ này ở mỗi giải pháp đều chiếm đa số. Điều đó có nghĩa các giải pháp đưa ra đều có thể ứng dụng tốt vào thực tế của các nhà trường.
Như vậy, kết quả thăm dò cho thấy cả 6 giải pháp được đề xuất đều cần thiết và có tính khả thi cao. Việc triển khai và áp dụng các giải pháp này
vào thực tiễn quản lý công tác GDĐĐ cho học sinh ở các trường phổ thông cấp 2-3 huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước là hoàn toàn phù hợp.
Kết luận chương 3
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, trong chương 3 chúng tôi đã trình bày một số nguyên tắc xây dựng và đề xuất được 6 giải pháp quản lý công tác GDĐĐ cho học sinh các trường phổ thông cấp 2-3, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước. Mỗi giải pháp đều được phân tích cụ thể, chi tiết về mục tiêu, nội dung và cách thực hiện. Các giải pháp được thiết kế nhằm tác động vào tất cả các khâu của quá trình quản lý và các chủ thể tham gia vào quá trình quản lý, tác động vào tất cả các thành tố của quá trình GDĐĐ cho học sinh trong nhà trường. Vì vậy, chúng tôi cho rằng, các giải pháp này phải được thực hiện đầy đủ trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Kết quả kiểm chứng cho thấy 6 giải pháp mà chúng tôi nghiên cứu và đề cập trên, là có tính cấp thiết và khả thi trong điều kiện hiện nay ở các trường phổ thông cấp 2-3, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước. Vì vậy nhà trường cần vận dụng, áp dụng một cách tổng thể, linh hoạt vào trong hoạt động quản lý công tác GDĐĐ cho học sinh ở nhà trường.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ