Nâng cao chất lượng công tác kiểm tr a đánh giá kết quả

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường phổ thông cấp 2 3, huyện bù gia mập, tỉnh bình phước (Trang 112 - 113)

6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.5. Nâng cao chất lượng công tác kiểm tr a đánh giá kết quả

dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường

3.2.5.1. Mục tiêu

Kiểm tra - đánh giá việc quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh là khâu quan trọng cuối cùng của quá trình tổ chức GDĐĐ . Hoạt động này tạo nên mối liên hệ thường xuyên và bền vững trong quản lí, là khép kín chu trình vận động của quá trình quản lí giáo dục. Do vậy, nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra đánh giá, rút kinh nghiệm về việc quản lí là một biện pháp vô cùng quan trọng và cần thiết vì chỉ khi nào kiểm tra, đánh giá chân thực thì mới có tác dụng trực tiếp đến việc tìm ra nguyên nhân và đề ra biện pháp quản lí hiệu quả nhất.

3.2.5.2. Nội dung

Việc kiểm tra - đánh giá kết quả GDĐĐ của học sinh bao gồm kiểm tra - đánh kết quả rèn luyện của học sinh và hiệu quả từ công tác GDĐĐ của GV.

Nội dung kiểm tra - đánh giá bao gồm các phẩm chất đạo đức, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần rèn luyện và thái độ tham gia các hoạt động.

3.2.1.3. Cách thức thực hiện

Xây dựng tốt nội dung kiểm tra - đánh giá, xây dựng kế hoạch kiểm tra - đánh giá theo tiến trình thời gian trong năm học. Đây là quá trình đo lường việc thực hiện nhiệm vụ dựa theo các tiêu chí theo các thời điểm khác

nhau, qua đó người quản lí phát hiện ra những sai lệch để kịp thời điều chỉnh. Sau mỗi năm học, Ban giám hiệu nhà trường cần chuẩn bị nội dung và tiến hành hội nghị tổng kết về kết quả học tập và công tác giáo dục đạo đức, đánh giá hiệu quả của việc phối hợp các lực lượng trong quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh. Chỉ ra những ưu điểm và hạn chế, phân tích các nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan của những hạn chế để rút ra bài học kinh nghiệm về công tác chỉ đạo cho những năm sau đạt kết quả cao hơn. Thành phần hội nghị là đại diện các lực lượng giáo dục tham gia vào quá trình giáo dục đạo đức học sinh. Lực lượng tham gia kiểm tra đánh giá việc quản lí phối hợp trên phải có sự tham gia không những của nhà trường mà phải có đại diện của cha mẹ học sinh và cán bộ quản lí xã hội ở địa phương. Tại hội nghị cần chú ý tới các tham luận từ đại biểu là đại diện của phụ huynh học sinh và một số cơ quan hữu quan đại diện cho các tổ chức xã hội, ý kiến của các nhà giáo lão thành.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường phổ thông cấp 2 3, huyện bù gia mập, tỉnh bình phước (Trang 112 - 113)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w