Các nghiên cứ uở nước ngoài

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường phổ thông cấp 2 3, huyện bù gia mập, tỉnh bình phước (Trang 30 - 31)

6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.1.1. Các nghiên cứ uở nước ngoài

Suốt từ thời cổ đại, đạo đức học bao giờ cũng là một bộ phận của triết học. Những vấn đề của đạo đức học nhiều khi còn là vấn đề trung tâm của nhiều hệ thống triết học. Đạo đức xã hội với nội dung bao trùm là vấn đề con người, xây dựng con người, ở phương Đông thời cổ đại các nhà triết học đã đề cập đến vấn đề đạo đức. Người Trung Quốc cổ đại cũng có những quan niệm đạo đức học rất sớm. Đạo ban đầu chỉ có nghĩa là con đường đã đi theo Thuyết Văn giải Tự, về sau có thêm nghĩa là con đường có chí hướng nhất định, hướng dẫn hành vi con người theo một phương hướng nào đó. Nói tóm lại: đạo là con đường sống của con người trong xã hội. Đức trong nghĩa thông dụng của người Trung Quốc cổ đại chỉ đức hạnh tốt, phần tốt đẹp, thẳng thắn của con người. Đức thường được hiểu là biểu hiện của đạo. Nói đạo đức liền nhau thường để chỉ những yêu cầu, những nguyên tắc cuộc sống đặt ra, đòi hỏi mọi người tuân theo. Các học phái triết học Trung Quốc cổ, trung đại coi trọng sự nỗ lực của cá nhân, sự quan tâm của gia đình và xã hội đến con người. đạo làm người được xây dựng trên năm mối quan hệ cơ bản (ngũ luân): Vua tôi, cha con, anh em, vợ chồng, bạn bè. Những đức thường xuyên phải trau dồi là ngũ thường: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.

Ở phương tây, Xôcrat cho rằng đạo đức và sự hiểu biết quy định lẫn nhau, nhờ có được sự hiểu biết mới có đạo đức, chỉ sau khi hiểu biết mới hình thành đạo đức.

Trong xã hội Hy Lạp La Mã cổ đại, đặc trưng cơ bản nhất về giáo dục con người được thông qua những truyền thuyết, sử thi, các di sản văn

hoá...nhằm đề cao những giá trị đạo đức con người. Đó là nữ thần Atina đẹp như mặt trăng, đầy tình nhân ái đối với con người. Hình tượng thần Dớt (chúa tể) có tài - đức vẹn toàn. Iliát - Ôđixê là bản trường ca bất hủ, một biểu tượng cao đẹp về tính trung thực, lòng dũng cảm, sự trong sáng và cao thượng trong tình bạn, tình yêu. Tất cả những hình tượng đó đều là những phẩm giá đạo đức tốt đẹp của con người [1, tr46].

Học thuyết Mác – Lênin cho rằng đạo đức là một hình thái ý thức xã hội có nguồn gốc từ lao động sản xuất và đời sống cộng đồng xã hội, nó phản ánh và chịu sự chi phối của tồn tại xã hội. Nếu tồn tại xã hội thay đổi thì đạo đức cũng thay đổi theo. Do vậy đạo đức mang tính lịch sử, tính giai cấp và tính dân tộc.

Đạo đức có vai trò rất lớn trong đời sống XH, trong đời sống của con người, đạo đức là vấn đề thường xuyên được đặt ra và giải quyết nhằm đảm bảo cho các cá nhân và cộng đồng tồn tại phát triển: “Đạo đức đã trở thành mục tiêu, đồng thời cũng là động lực để phát triển XH” [8,tr47] và “Đạo đức cũng như ý thức đã là sản phẩm xã hội và vẫn là như vậy chừng nào con người còn tồn tại” [8,tr21].

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường phổ thông cấp 2 3, huyện bù gia mập, tỉnh bình phước (Trang 30 - 31)

w