Nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý công tác

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường phổ thông cấp 2 3, huyện bù gia mập, tỉnh bình phước (Trang 89 - 91)

6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.5. Nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý công tác

GDĐĐ học sinh.

Để tìm hiểu nguyên nhân của những hạn chế trong việc quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS, chúng tôi tiến hành điều tra bằng phiếu đối với 150 người là CB, GV.

Câu hỏi 16 : Theo Thầy (Cô) những nguyên nhân nào dới đây ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS?

Kết quả điều tra được thể hiện qua bảng 2.20:

Bảng 2.20: Nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý hoạt động GDĐĐ học sinh.

TT Nguyên nhân Số lượng Tỷ lệ (%) Xếp thứ

1 Do nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng

của hoạt động quản lý GDĐĐ 111 74.0 1 2 Chưa xây dựng được mạng lưới tổ chức

3 Do chỉ đạo từ trên xuống thiếu đồng bộ 101 67.3 3 4 Do thiếu văn bản pháp quy 92 61.3 5 5 Do công tác thanh tra, kiểm tra chưa thường

xuyên 85 56.7 6

6 Sự phối hợp thiếu đồng bộ 84 56.0 7 7 Đánh giá, khen thưởng chưa khách quan kịp

thời 80 53.3 8

8 Công tác kế hoạch hóa còn yếu 94 62.7 4 9 Do đội ngũ cán bộ thiếu và yếu 76 50.7 9

Với kết quả nêu ở bảng 2.20, chúng tôi thấy có 2 nhóm nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến việc quản lý GDĐĐ cho HS.

* Nhóm nguyên nhân khách quan:

Do thiếu sự chỉ đạo từ trên xuống và do thiếu văn bản pháp quy. Thực tế các trường chưa có các văn bản hướng dẫn cụ thể việc đánh giá đạo đức, hạnh kiểm của học sinh, dẫn đến tình trạng không ít giáo viên chủ nhiệm trẻ lúng túng trong việc xếp loại hạnh kiểm học sinh. Thiếu các văn bản pháp quy của Nhà nước và địa phương chỉ đạo các ban ngành thực hiện phối hợp với nhà trường và gia đình trong công tác GDĐĐ HS.

* Nhóm nguyên nhân chủ quan:

Nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng của hoạt động quản lý GDĐĐ. Đây là nguyên nhân số 1, ảnh hưởng nhiều nhất, vì nhận thức còn hạn chế nên nhiều cán bộ quản lý, GVCN chưa thật nhiệt tình tham gia quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh, thậm chí có

GVCN buông lỏng công tác GDĐĐ cho HS. Chưa xây dựng được mạng lưới tổ chức quản lý. Công tác thanh tra, kiểm tra chưa thường xuyên. Quản lý mà không kiểm tra thì coi như không quản lý, trong quá trình hoạt động không thường xuyên kiểm tra thì không thể biết được mặt mạnh, mặt yếu, những thiếu sót để uốn nắn, bổ sung. Kế hoạch hóa còn yếu; sự phối hợp thiếu đồng bộ. Đây là hạn chế lớn: thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường thì hiệu quả quản lý GDĐĐ HS không cao. Công tác đánh giá khen thưởng chưa khách quan, kịp thời, chưa động viên, kích thích được phong trào thi đua của giáo viên và học sinh do chủ yếu ở các trường kế hoạch hóa còn chung chung, chưa chi tiết, cụ thể. Nguyên nhân chủ quan cuối cùng là do đội ngũ cán bộ thiếu và yếu. Ở đây thiếu và yếu chủ yếu là GVCN, thiếu những giáo viên tâm huyết với nghề, yêu trẻ và kinh nghiệm công tác giáo dục HS. Nhiều giáo viên trẻ mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm sống và công tác giảng dạy cũng như công tác chủ nhiệm nên hạn chế việc quản lý lớp và GDĐĐ cho HS, vì vậy, cần phải đẩy mạnh công tác bồi dưỡng đội ngũ GVCN. Bên cạnh GVCN là cán bộ Đoàn, Đội đa số cán bộ Đoàn, Đội ở các trường là kiêm nhiệm, không ổn định, chưa được đào tạo nghiệp vụ công tác Đoàn, Đội chặt chẽ, thường xuyên thay đổi, do đó chưa thực hiện tốt công tác GDĐĐ, lý tưởng cho học sinh.

Những nguyên nhân khách quan và chủ quan kể trên nếu được khắc phục kịp thời sẽ nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS ở các trường phổ thông cấp 2-3 huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường phổ thông cấp 2 3, huyện bù gia mập, tỉnh bình phước (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w