Xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường phổ thông cấp 2 3, huyện bù gia mập, tỉnh bình phước (Trang 107 - 110)

6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.3. Xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp

3.2.1.1. Mục tiêu

GVCN là người quyết định chất lượng cao các hoạt động giáo dục của lớp khi và chỉ khi GVCN có sự định hướng, tư vấn, chia sẻ tâm tư tình

cảm,... kịp thời trong quá trình tự rèn luyện của học sinh. Cũng như hiệu trưởng đối với nhà trường, GVCN đối với lớp học cần phải hiểu rõ vị trí, vai trò, tầm quan trọng của việc lập kế hoạch chủ nhiệm lớp. Nếu xây dựng được kế hoạch chủ nhiệm tốt, GVCN cùng lớp sẽ xác định được rõ ràng định hướng tương lai cần đạt của lớp học; đề ra được các hoạt động ưu tiên và tập trung sức mạnh vào những ưu tiên này. Từ đó xây dựng tổ, nhóm học sinh cùng tiến, tích cực, lớp học thân thiện; xây dựng và nâng cao tinh thần hợp tác với các lực lượng giáo dục khác như: giáo viên bộ môn, Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên, Hội cha mẹ học sinh, cộng đồng, các tổ chức khác ngoài nhà trường nhằm đạt được mục tiêu giáo dục cơ bản đã xác định.

3.2.1.2. Nội dung

Cán bộ QL lựa chọn những GVCN có uy tín, được HS quý trọng, tâm huyết với nghề, nhiệt tình công tác. Mỗi GVCN tiếp quản một lớp học trong khoảng thời gian nhất định, chịu trách nhiệm GDĐĐ cho HS ở lớp mình phụ trách.

Bồi dưỡng năng lực sư phạm, rèn luyện kĩ năng ứng xử các tình huống sư phạm cho GVCN. Từ đó, đội ngũ GVCN không ngừng học hỏi, trau dồi kinh nghiệm, thường xuyên tự học tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực công tác nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

3.2.1.3. Cách thức thực hiện

Hiệu trưởng phổ biến đến GVCN những nhiệm vụ cụ thể theo Điều lệ nhà trường phổ thông. Đó là:

- Tìm hiểu và nắm vững HS trong lớp về mọi mặt để có biện pháp giáo dục với từng đối tượng HS. Từ đó, theo dõi và uốn nắn các hành vi của HS trong và ngoài lớp học nhằm thực hiện tốt các quy định của nhà trường.

- Phối hợp với giáo viên bộ môn, cán bộ Đoàn, Đội thống nhất các biện pháp và kế hoạch GDĐĐ cho HS. Tạo mọi điều kiện cho các hoạt động học tập, vui chơi, giải trí của các em và phát hiện kịp thời những hành vi vi phạm kỉ luật.

- Giúp đỡ và tạo điều kiện cho Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội TNTPHCM tổ chức các hoạt động GDĐĐ, phát huy tính tự giác của HS trong các hoạt động.

- Phối hợp chặt chẽ với gia đình trong công tác GDĐĐ cho HS. GVCN thường xuyên thông báo tình hình học tập và tu dưỡng đạo đức của HS về gia đình để thống nhất với gia đình các biện pháp quản lí HS.

- Phối hợp với các giáo viên khác, Đoàn Thanh niên, Đội thiếu niên và phụ huynh nhận xét, đánh giá và xếp loại HS vào cuối học kì và cuối năm, đề nghị khen thưởng HS, đề nghị danh sách HS được lên lớp hay ở lại lớp.

- GVCN phải báo cáo thường xuyên và định kì với Hiệu trưởng về mọi mặt tình hình của lớp chủ nhiệm. Đặc biệt, những trường hợp HS cá biệt cần xin ý kiến chỉ đạo để có biện pháp giáo dục hợp lí, hiệu quả.

Nâng cao nhận thức của GVCN, các thầy cô giáo phải là những người có lòng yêu nghề, yêu HS, hết lòng vì HS. Trong các giờ học, không chỉ chú trọng truyền đạt kiến thức mà phải gần gũi, ân cần, tăng cường hoạt động giao lưu, trao đổi với các em để các tiết học thực sự là tiết học thân thiện. Giáo viên có thái độ tôn trọng HS, đánh giá HS một cách công bằng, khách quan. Mặt khác, GVCN tích cực tìm hiểu, chia sẻ với những HS có hoàn cảnh đặc biệt, luôn sát sao với lớp, lắng nghe ý kiến của các em, phát huy tính dân chủ trong tập thể lớp.

Tổ chức họp GVCN vào thứ 7 hàng tuần. Sau khi theo dõi và xử lí các thông tin, Hiệu trưởng thông báo đến GVCN tình hình hoạt động của toàn

trường và từng lớp, nhận xét kết quả, xếp loại trong tuần. Đồng thời, phổ biến các nội dung hoạt động tuần tới. Với những trường hợp đặc biệt, Hiệu trưởng có trao đổi riêng với GVCN để tìm biện pháp giải quyết.

Thực hiện tốt chế độ báo cáo: Hàng tháng, GVCN nộp về Ban Giám hiệu “Bảng xếp loại hạnh kiểm học sinh” có nhận xét về từng HS. Đến thăm gia đình HS là một cách làm có hiệu quả để giữ mối liên lạc thường xuyên giữa GVCN với gia đình HS. Mỗi tuần, GVCN đến thăm ít nhất 2 gia đình HS (đối với HS cá biệt có thể đến nhiều lần), có ghi chép về hoàn cảnh gia đình và nội dung trao đổi với phụ huynh HS. Theo kế hoạch, cùng với hồ sơ giáo án giáo viên, Ban Giám hiệu kiểm tra “Sổ thăm gia đình học sinh” của GVCN để nắm bắt tình hình và có sự can thiệp kịp thời đối với những trường hợp đặc biệt.

Kết thúc năm học, nhà trường tổ chức “Hội nghị báo cáo kinh nghiệm chủ nhiệm” với sự tham gia của đội ngũ GVCN và toàn thể cán bộ, giáo viên nhà trường. Mỗi GVCN được phân công chuẩn bị một nội dung khác nhau của công tác chủ nhiệm để báo cáo. Qua việc trao đổi, thảo luận các vấn đề, nhiều kinh nghiệm quý trong công tác chủ nhiệm lớp đã được chia sẻ nhằm nâng cao hiệu quả GDĐĐ cho HS.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường phổ thông cấp 2 3, huyện bù gia mập, tỉnh bình phước (Trang 107 - 110)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w