Thực trạng đạo đức của học sinh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường phổ thông cấp 2 3, huyện bù gia mập, tỉnh bình phước (Trang 66 - 74)

6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1. Thực trạng đạo đức của học sinh

2.2.1.1. Thực trạng về nhận thức, thái độ, hành vi đạo đức của học sinh

Nhằm khảo sát đánh giá thực trạng nhận thức của học sinh về công tác giáo dục đạo đức trong nhà trường, chúng tôi đã trưng cầu ý kiến của 600 học sinh ở các trường phổ thông cấp 2-3 huyện Bù Gia Mập. Nội dung thể hiện trên các câu hỏi ở phiếu điều tra.

Câu hỏi 1: Theo đánh giá của em, mức độ cần thiết của công tác GDĐĐ trong nhà trường hiện nay như thế nào?

Kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.5.

Bảng 2.5: Nhận thức của học sinh về sự cần thiết của GDĐĐ TT Nội dung trả lời Số ý kiến Tỷ lệ (%)

1 Rất cần thiết 511 85.2

2 Cần thiết 77 12.8

3 Ít cần 12 2.00

4 Không cần thiết 0 0

Nhìn vào kết quả bảng 2.5 cho thấy:

Có 85.2% học sinh nhận thức được mức độ rất cần thiết của GDĐĐ trong nhà trường, chiếm phần lớn trong tổng số học sinh được điều tra. Điều này thể hiện các em luôn ý thức được phải rèn luyện đạo đức bản thân. Tỷ lệ học sinh nhận thức ở mức độ không cần thiết là rất nhỏ (2%), thường rơi vào những học sinh cá biệt.

* Câu hỏi 2: Ý kiến của em về tầm quan trọng của các phẩm chất, thái độ và hành vi đạo đức mà học sinh cần phải rèn luyện.

Kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.6

Bảng 2.6:Nhận thức của học sinh về tầm quan trọng của các phẩm chất, thái độ và hành vi đạo đức

TT Nội dung trả lời Mức độ (%) Rất quan trọng Quan trọng Ít quan trọng Không quan trọng

1 Kính trên nhường dưới, lễ phép

với người lớn tuổi 91,2 8,83 0 0 2 Có trách nhiệm với cha mẹ, các

người thân trong gia đình 93,2 6,83 0 0 3 Siêng năng học tập, rèn luyện 69,2 19,7 7,6 3,5 4 Thân thiện, hòa nhã với bạn bè 26,5 21,2 46,3 6,0 5 Giúp đỡ những người có hoàn

cảnh khó khăn 23,5 65,3 11,2

6 Giữ gìn vệ sinh trường lớp 8,7 39,8 45,2 6,3 7 Thực hiện tốt nội quy nhà

trường 34,8 44,2 12,3 8,7 8 Chấp hành đúng quy định của

pháp luật 18,7 59,6 21,7 9 Trung thực trong kiểm tra, thi

cử 3,5 45,0 36,2 15,3 10 Có tinh thần vượt khó, cầu tiến 9,3 49,7 34,8 6,2 11 Yêu quê hương, đất nước 77,5 12,3 8,2 2.0

Kết quả bảng 2.6 cho thấy đa số học sinh đã nhận thức được các phẩm chất đạo đức cần phải được giáo dục và rèn luyện trong nhà trường. Các em đã có tinh thần và thái độ đúng đắn trong quá trình học tập và tu dưỡng rèn luyện của bản thân. Tuy vậy, vẫn còn một số em nhận thức chưa thật đúng đắn. thể hiện ở một số phẩm chất rất cần thiết đối với đạo đức của người học sinh nhưng các em lại cho là ít quan trọng, thậm chí là không quan trọng.

Câu hỏi 3: Ý kiến của em về các quan niệm dưới đây

Kết quả thu được ở bảng 2.7

Bảng 2.7: Nhận thức của học sinh với các quan niệm về đạo đức

TT Các quan niệm Đồng ý Lưỡng lự Không đồng ý SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) 1 Đạo đức cá nhân do ý thức tự rèn luyện của mỗi người

467 77.8 87 14.5 46 7.7

2 Đạo đức cá nhân chịu sự tác động của xã hội

422 70.3 145 24.2 33 5.5

3 Cha mẹ sinh con, trời sinh tính 399 66.5 132 22.0 69 11.5

4 Đạo đức quan trọng như tài năng

511 85.2 62 10.3 27 4.5

5 Tiền trao cháo múc 97 16.2 89 14.8 414 69.0

6 Thân ai nấy lo 56 9.3 114 19.0 430 71.7

7 Sống để hưởng thụ 78 13.0 65 10.8 457 76.2

8 Văn hay chữ tốt không bằng học dốt lắm tiền

75 12.5 92 15.3 433 72.2

9 Đạt được mục đích bằng mọi giá

145 24.2 59 9.8 396 66.0

10 Mình vì mọi người, mọi người vì mình 498 83.0 62 10.3 40 6.7 11 Có tài mà không có đức là người vô dụng 523 87.2 46 7.7 31 5.2 Từ kết quả ở bảng 2.7 đã thể hiện:

- Số HS có thái độ đồng tình với các quan niệm đúng chiếm đa số: + Đạo đức cá nhân do ý thức tự rèn luyện của mỗi người (77.8%)

+ Đạo đức cá nhân chịu sự tác động của xã hội (70.3%) + Đạo đức quan trọng như tài năng (85.2%)

+ Mình vì mọi người, mọi người vì mình (83.0%) + Có tài mà không có đức là người vô dụng (87.2%)

- Nhận thức của các em cũng rất rõ ràng khi không đồng tình với những quan niệm không đúng về đạo đức:

+ Tiền trao cháo múc (69.0%) + Thân ai nấy lo (71.7%) + Sống để hưởng thụ (76.2%)

+ Văn hay chữ tốt không bằng học dốt lắm tiền (72.2%) + Đạt được mục đích bằng mọi giá (66.0)

- Tuy nhiên vẫn còn một số em có quan niệm chưa đúng, một số còn phân vân, chưa có nhận thức rõ ràng. Có những quan niệm các em còn nhầm lẫn trong nhận thức như: “Cha mẹ sinh con, trời sinh tính” tỷ lệ đồng ý chiếm tới 66,5%. Đây là vấn đề mà công tác giáo dục cần phải giải quyết giúp các em nhận thức chuẩn xác hơn, từ đó có hành động đúng đắn.

2.2.1.2. Những yếu tố ảnh hưởng tới hành vi đạo đức của học sinh

Hành vi đạo đức của học sinh chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Để làm sáng tỏ, chúng tôi tiến hành khảo sát 600 HS của các trường phổ thông cấp 2-3 huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước.

Câu hỏi 4: Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình rèn luyện đạo đức của các em?

Kết quả thu được ở bảng 2.8

Bảng 2.8: Những yếu tố ảnh hưởng đến rèn luyện đạo đức của học sinh

TT Nội dung trả lời Số người Tỷ lệ (%)

1 Sự giáo dục của nhà trường 556 92.7

2 Sự giáo dục của gia đình 523 87.2

3 Mối quan hệ bạn bè 544 90.7

4 Các tác động của xã hội 289 48.2

5 ý thức rèn luyện đạo đức của bản thân 339 56.5

Kết quả bảng 2.8 cho thấy:

- Các em cho rằng những yếu tố ảnh hưởng nhiều đến việc rèn luyện đạo đức của bản thân là:

+ Sự giáo dục của nhà trường (92.7%) + Sự giáo dục của gia đình (87.2%) + Mối quan hệ bạn bè (90.7%)

- Nhiều em chưa thấy hết được những tác động từ môi trường xã hội cũng như tầm quan trọng của việc tự giác rèn luyện đạo đức bản thân:

+ Ý thức rèn luyện đạo đức của bản thân (56.5%) + Các tác động của xã hội (48.2%)

Như vậy, ý kiến của các em thiên về yếu tố giáo dục nhà trường và gia đình. Cần giúp các em phát huy ý thức tự rèn luyện bản thân và chủ động phòng tránh tác động tiêu cực từ xã hội.

2.2.1.3. Nguyên nhân dẫn tới vi phạm đạo đức của học sinh

Số học sinh yếu kém về đạo đức không nhiều so với tổng số học sinh ở các trường phổ thông cấp 2-3 huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước , tuy nhiên nó lại có ảnh hưởng không nhỏ, dễ lây lan trong những tập thể học sinh. Để tìm ra nguyên nhân trên, chúng tôi tiến hành khảo sát ý kiến của 150 CB, GV các trường phổ thông cấp 2-3 huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước.

Câu hỏi 5: Thầy (Cô) vui lòng cho biết những nguyên nhân nào dẫn tới hành vi vi phạm đạo đức của học sinh.

Kết quả thể hiện ở bảng 2.9 sau đây.

Bảng 2.9:Những nguyên nhân dẫn tới hành vi vi phạm đạo đức của học sinh. STT Các nguyên nhân Số ý kiến Tỷ lệ (%) Xếp bậc 1 Gia đình, XH buông lỏng GDĐĐ 133 88.7 2

2 Người lớn chưa gương mẫu 142 94.7 1

3 Quản lý GDĐĐ của nhà trường chưa chặt

chẽ 86 57.3 12

4 Nội dung GDĐĐ chưa thiết thực 70 46.7 15

5 Những biến đổi về tâm sinh lý lứa tuổi 106 70.7 7

6 Tác động tiêu cực của nền KTTT 116 77.3 5

7 Một bộ phận thầy cô giáo chưa quan tâm

GDĐĐ 90 60.0 10

8 Ảnh hưởng của sự bùng nổ thông tin,

truyền thông 100 66.7 8

9 Chưa có sự phối hợp giữa các lực lượng

GD 122 81.3 3

10 Sự quản lý GDĐĐ của XH chưa đồng bộ 89 59.3 11

11 Phim ảnh, sách báo không lành mạnh 78 52.0 13

12 Nhiều đoàn thể XH chưa quan tâm đến

13 Điều hành pháp luật chưa nghiêm 119 79.3 4

14 Tệ nạn XH 113 75.3 6

15 Đời sống khó khăn 72 48.0 14

Kết quả ở bảng 2.9 cho thấy có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hành vi vi phạm đạo đức của HS; có thể chia làm 5 nhóm nguyên nhân chủ yếu:

* Nguyên nhân từ phía gia đình:

Gia đình là cái nôi của sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ thơ. Trình độ văn hoá, lối sống, phương pháp giáo dục của gia đình có ảnh hưởng lớn đến nhân cách của HS. Kết quả điều tra cho thấy, phần lớn những học sinh vi phạm các chuẩn mực đạo đức (mà chúng tôi đã trình bày ở bảng 2.9) thường là con cái của các gia đình có hoàn cảnh như: Có khó khăn về kinh tế dẫn đến bố mẹ không có điều kiện quan tâm đến việc học hành của con cái; Hoặc có điều kiện kinh tế khá giả nên nuông chiều, đáp ứng mọi nhu cầu vật chất mà ít quan tâm đến đời sống tinh thần của con cái; Bố mẹ lăn lộn với cơ chế thị trường để làm giàu, khoán trắng việc dạy dỗ con cái cho nhà trường; Vợ chồng sống không hạnh phúc, các mối quan hệ trong gia đình thiếu chuẩn mực: Vợ chồng - con cái cãi nhau, thậm chí đánh lộn nhau; bố mẹ li hôn...; Có thành viên của gia đình sa vào các tệ nạn xã hội như nghiện hút, rượu chè bê tha, cờ bạc,....; Bố mẹ thiếu sự hiểu biết về tâm sinh lý lứa tuổi, thiếu kiến thức về GD và chăm sóc con cái.

* Nguyên nhân từ phía nhà trường:

Về phía Ban giám hiệu một số trường đôi lúc chưa nắm bắt kịp thời các hiện tượng vi phạm đạo đức của HS để răn đe, ngăn chặn kịp thời; Năng lực của một số GVCN còn nhiều hạn chế, chưa đi sâu đi sát từng HS để nắm

bắt hoàn cảnh riêng của từng em, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của HS; Một số giáo viên chưa chú trọng việc thông qua "dạy chữ” để “dạy người”, nhiều lúc còn coi việc GDĐĐ cho HS chỉ là việc của GVCN, của BGH nhà trường; Một số ít GV và thậm chí cả CBQL có lúc, có nơi còn thiếu gương mẫu trong đạo đức, lối sống, chưa thực sự là tấm gương sáng để HS noi theo. Việc áp dụng các phương pháp GD nói chung và GD đạo đức nói riêng còn cứng nhắc, thậm chí áp dụng sai nguyên tắc: xem nhẹ yếu tố thuyết phục, cưỡng bức HS theo số đông, thiếu tôn trọng nhân cách HS, thô bạo trong đối xử với HS, tách việc GD HS có vi phạm các chuẩn mực đạo đức với việc GD đạo đức của cả tập thể HS.

* Nguyên nhân từ phía xã hội:

Đảng và nhà nước ta đang chủ trương xây dựng một xã hội học tập nhưng một bộ phận HS chối bỏ quyền được học của mình, bởi thực tế quyền lợi của một số người học hành đến nơi đến chốn chưa được quan tâm bảo vệ một cách đầy đủ. Trong xu thế toàn cầu hoá về kinh tế, văn hoá nền kinh tế nước ta đang từng bước chuyển mình trong thời kỳ mở cửa. Cơ chế thị trường đã len lỏi vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, làm cho nhiều giá trị đạo đức truyền thống ngày càng bị xoá mòn. Cùng với những thành quả đạt được về xây dựng kinh tế thì chúng ta không thể phủ nhận mặt trái của cơ chế thị trường đã làm xuất hiện ngày càng nhiều những tệ nạn xã hội như: rượu chè, cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp... Trước những cám dỗ của đồng tiền đã làm không ít HS sa ngã.

Sự buông lỏng trong quản lý của các cấp, các ngành về các hoạt động dịch vụ văn hoá, giải trí, đã làm xuất hiện ngày càng nhiều các tụ điểm văn hoá không lành mạnh ở gần các trường học. Các tụ điểm này dùng đủ mọi cách để lôi kéo HS vào các trò giải trí không lành mạnh nhằm phục vụ lợi

ích kinh tế của riêng họ. Đây là nguyên nhân quan trọng dẫn đến hiện tượng học sinh trốn học, gây gổ đánh nhau, thậm chí vi phạm pháp luật.

* Nguyên nhân chủ quan từ phía học sinh:

Đó là những biến đổi tâm, sinh lý lứa tuổi HS phổ thông: do đặc điểm tâm, sinh lý tuổi dậy thì, tình cảm của các em chưa bền vững, không ổn định, khả năng làm chủ bản thân, “sức đề kháng”, bản lĩnh còn yếu trước những tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài, cho nên dễ phát sinh mặc cảm, sự bồng bột, cả tin. Điều này tạo cơ hội cho những hiện tượng tiêu cực trong xã hội xâm nhập vào tư tưởng, tình cảm của các em, cá biệt có một số em bị rối loạn về tâm thần.

* Các nguyên nhân từ việc quản lý, phối hợp các lực lượng giáo dục: Các tổ chức chính trị - xã hội nói chung và tổ chức Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên nói riêng trong một số trường hoạt động chưa đạt hiệu quả cao, sự phối kết hợp với Nhà trường trong GDĐĐ HS chưa tốt.

Sự phối hợp giữa các nhà trường và công an, chính quyền địa phương chưa chặt chẽ.

Khi tìm hiểu các nguyên nhân nói trên, chúng ta thấy mấu chốt của vấn đề GDĐĐ HS là người quản lý nhà trường phải xây dựng được mối quan hệ khăng khít giữa Nhà trường, gia đình, và các tổ chức xã hội.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường phổ thông cấp 2 3, huyện bù gia mập, tỉnh bình phước (Trang 66 - 74)