6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục đạo đức
1.4.3.1. Yếu tố giáo dục nhà trường
Giáo dục nhà trường là hoạt động giáo dục trong các trường lớp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo mục đích, nội dung, phương pháp có chọn lọc trên cơ sở khoa học và thực tiễn nhất định. Giáo dục nhà trường được tiến hành có tổ chức, tác động trực tiếp, có hệ thống đến sự hình thành và phát triển của nhân cách. Thông qua giáo dục nhà trường, mỗi cá nhân được bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, kiến thức khoa học, kĩ năng thực hành cần thiết, đáp ứng yêu cầu trình độ phát triển của xã hội trong từng giai đoạn. Nhà trường là một hệ thống giáo dục được tổ chức quản lý chặt chẽ, là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình GDĐĐ cho HS. Với hệ thống chương trình khoa học, các tài liệu, sách giáo khoa, sách tham khảo phong phú, các phương tiện hỗ trợ giáo dục ngày càng hiện đại, đặc biệt là với một đội ngũ cán bộ, giáo viên, giáo viên chủ nhiệm được đào tạo cơ bản có đủ phẩm chất và năng lực tổ chức lớp là yếu tố có tính chất quyết định hoạt động GDĐĐ cho học sinh.
1.4.3.2. Yếu tố giáo dục gia đình
Gia đình là cơ sở đầu tiên, có vị trí quan trọng và ý nghĩa lớn đối với quá trình hình thành và phát triển nhân cách của mỗi người. Vì vậy, mỗi người luôn hướng về gia đình để tìm sự bao bọc, chia sẻ.
Trong gia đình, cha mẹ là những ngời đầu tiên dạy dỗ, truyền đạt cho con cái những phẩm chất nhân cách cơ bản, tạo nền tảng cho quá trình phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể lực, thẩm mĩ…đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội. Giáo dục trong gia đình giúp trẻ rèn luyện đạo đức, thói quen lao động chân tay và trí óc, phù hợp với khả năng của mình. Đây là điều có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của các em trong xã hội hiện đại. Tuy vậy, giáo dục gia đình vẫn không thể thay thế hoàn toàn giáo dục của nhà trường.
Nền kinh tế thị trường hiện nay đang ảnh hưởng mạnh mẽ đến toàn bộ đời sống vật chất và tinh thần của gia đình. Các tệ nạn xã hội tạo ra nhiều thách thức và khó khăn trong việc lựa chọn các giá trị chân, thiện, mĩ trong giáo dục gia đình. Mặt khác, giáo dục gia đình chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện kinh tế, tiện nghi, nếp sống, nghề nghiệp của cha mẹ…đặc biệt là mối quan hệ gắn bó, gần gũi giữa cha mẹ và con cái. Vì vậy, cha mẹ cần tìm hiểu và giải quyết hiệu quả các tình huống giáo dục, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành và phát triển những phẩm chất nhân cách tốt đẹp của các em.
1.4.3.3. Yếu tố giáo dục xã hội
Địa bàn dân cư nơi HS cư trú, các cơ quan, ban, ngành….ảnh hưởng rất lớn đến việc GDĐĐ cho học sinh. Môi trường xã hội trong sạch, lành mạnh, văn minh là điều kiện thuận lợi cho GDĐĐ và hình thành nhân cách HS. Vì vậy, cần phải có sự phối hợp, thống nhất giữa nhà trường, gia đình và XH. Sự phối hợp này tạo ra môi trường thuận lợi, sức mạnh tổng hợp để giáo dục đạo đức học sinh có hiệu quả.
1.4.3.4. Yếu tố tự giáo dục của bản thân học sinh
Tự giáo dục là một bộ phận của quá trình giáo dục, là hoạt động có ý thức, mục đích của mỗi cá nhân để tự hoàn thiện những phẩm chất nhân
cách bản thân theo định hướng giá trị xác định. Nhu cầu tự giáo dục nảy sinh theo từng giai đoạn phát triển của cá nhân. Ở lứa tuổi học sinh trung học, nhu cầu tự giáo dục mạnh mẽ, các em đã tự ý thức được những giá trị mà các em cho là hữu ích với cuộc sống như: rèn luyện thân thể, tập thói quen tốt…Đồng thời, các em đã bắt đầu hình thành ý thức về nghề nghiệp, tự phấn đấu, nỗ lực trong học tập để thực hiện ước mơ, hoài bão của mình. Quá trình tự giáo dục bao gồm các yếu tố cơ bản:
+ Năng lực tự ý thức của học sinh về sự phát triển nhân cách bản thân + Năng lực tổ chức tự giáo dục: Lập kế hoạch, lựa chọn phương pháp, phương tiện thực hiện…
+ Sự nỗ lực của bản thân để vượt qua khó khăn, trở ngại trong quá trình thực hiện kế hoạch tự giáo dục.
Kết luận chương 1
Đạo đức có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, sự hình thành các phẩm chất đạo đức phù hợp với sự chuẩn mực và yêu cầu của xã hội là vấn đề mang tính cốt lõi và cơ bản đối với sự hình thành nhân cách ở mỗi con người. Đạo đức không phải tự nhiên mà có mà nó được hình thành thông qua quá trình giáo dục và tự giáo dục. Mục tiêu của công tác GDĐĐ là góp phần hướng tới sự phát triển con người một cách toàn diện, đáp ứng được yêu cầu cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong mọi thời đại.
Công tác GDĐĐ học sinh trong giai đoạn hiện nay càng đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ cao hơn, cần thiết hơn khi toàn Đảng, toàn dân ta đang tích cực thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tuởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Đây sẽ là một yếu tố quan trọng trong chiến lược đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Để nâng cao hiệu quả quản lý công tác GDĐĐ cho HS, các nhà quản lý giáo dục phải nắm vững cơ sở lý luận khoa học QLGD, bản chất công tác GDĐĐ, hiểu tâm lý lứa tuổi, điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, nhận thức sâu sắc vai trò và tầm quan trọng của công tác GDĐĐ trong nhà trường.
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI