6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.4.2. Nội dung và phương pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học
sinh phổ thông
1.4.2.1. Nội dung quản lý
Nội dung quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông bao gồm:
- QL việc xây dựng nội dung, chương trình, hình thức và biện pháp GDĐĐ: Cơ sở để xác định nội dung GDĐĐ là nội dung chương trình môn giáo dục công dân và một số môn khoa học xã hội, các chủ điểm của hoạt động NGLL, truyền thống văn hoá của dân tộc và địa phương…Nội dung QL thông qua các hoạt động của nhà trường như: học các môn văn hóa, hoạt động NGLL, hoạt động của GVCN, hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội TNTPHCM, hoạt động kỉ niệm các ngày lễ lớn trong năm…Vì vậy, cần có kế hoạch xây dựng chương trình, hình thức GDĐĐ cho HS một cách đa dạng, sinh động, hấp dẫn với những mục tiêu, hình thức, biện pháp thực hiện cụ thể.
Yêu cầu của nội dung QL này là:
+ Đảm bảo mục tiêu GDĐĐ và mục tiêu giáo dục của nhà trường
+ Lựa chọn nội dung, hình thức đa dạng, phong phú, thiết thực, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của học sinh.
+ Có chỉ tiêu và giải pháp cụ thể, mang tính khả thi.
- QL công tác GDĐĐ cho HS của đội ngũ GVCN: Ban Giám hiệu nhà trường lập kế hoạch chung và chỉ đạo thực hiện. GVCN căn cứ vào đó, tuỳ vào đặc điểm của từng lớp, từng học sinh để triển khai thực hiện có hiệu quả. Mặt khác, Ban Giám hiệu cần có các biện pháp kiểm tra, đánh giá để khen thưởng, phê bình, động viên kịp thời với đội ngũ GVCN lớp.
- QL công tác phối hợp với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường để GDĐĐ cho HS: Các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường bao gồm:
chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể, Hội cha mẹ học sinh…Để hoạt động này có hiệu quả, nhà trường cần có mối quan hệ chặt chẽ, phân công cụ thể công việc và biện pháp thực hiện của từng bộ phận.
- QL cơ sở vật chất, nguồn kinh phí phục vụ tốt nhất cho các hoạt động GDĐĐ cho HS. Đồng thời, động viên, thu hút các nguồn lực khác tham gia vào hoạt động GDĐĐ.
- QL quá trình hình thành và rèn luyện đạo đức của HS, giáo dục HS phấn đấu và tu dưỡng tốt.
- Triển khai chỉ đạo thực hiện kế hoạch đã đề ra và thường xuyên kiểm tra, đánh giá, khen thưởng, trách phạt kịp thời nhằm động viên các lực lượng tham gia quản lý và tổ chức GDĐĐ.
1.4.2.2. Phương pháp quản lý
Phương pháp quản lý là tổng thể các cách thức tác động có chủ đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý và khách thể quản lý để đạt được các mục tiêu quản lý đề ra. Thông qua đó mà các mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ quản lý mới đi vào cuộc sống; biến thành thực tiễn phong phú, sinh động, phục vụ lợi ích con người.
Một số phương pháp quản lý thường sử dụng: - Phương pháp tổ chức - hành chính:
Là phương pháp tác động trực tiếp của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý bằng mệnh lệnh, chỉ thị, quyết định quản lý. Ở trường phổ thông, phương pháp tổ chức hành chính thường thể hiện qua các nghị quyết của Hội đồng giáo dục nhà trường, hội nghị cán bộ giáo viên, nghị quyết của chi bộ Đảng, Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên các quyết định của Hiệu trưởng, các quy định, quy chế, nội quy của nhà trường mang tính chất bắt buộc yêu cầu cán bộ giáo viên và học sinh phải thực hiện. Đây là phương pháp cơ bản
nhất để xây dựng nền nếp, duy trì kỷ luật trong nhà trường, buộc cán bộ giáo viên và học sinh phải làm tốt nhiệm vụ của mình.
- Phương pháp tâm lý – xã hội:
Là sự tác động của người quản lý tới người bị quản lý, nhằm biến những yêu cầu quản lý thành nghĩa vụ tự giác bên trong, thành nhu cầu của người bị quản lý. Phương pháp này thể hiện tính nhân văn trong hoạt động quản lý. Nhiệm vụ của phương pháp này là động viên tinh thần chủ động, tích cực, tự giác và tạo ra bầu không khí cởi mở, tin cậy, giúp đỡ lẫn nhau hoàn thành nhiệm vụ. Phương pháp tâm lý - xã hội bao gồm các phương pháp: giáo dục, thuyết phục, động viên, tạo dư luận xã hội…Phương pháp này thể hiện tính dân chủ trong hoạt động quản lý, phát huy quyền làm chủ tập thể và mọi tiềm năng của mỗi thành viên trong tổ chức. Vận dụng thành công phương pháp này sẽ mang lại hiệu quả cao trong hoạt động của tổ chức và hoạt động GDĐĐ cho học sinh. Tuy nhiên, hiệu quả của phương pháp này còn phụ thuộc vào nghệ thuật của người quản lý.
- Các phương pháp kinh tế:
Là sự tác động một cách gián tiếp của người bị quản lý bằng cơ chế kích thích lao động qua lợi ích vật chất để họ tích cực tham gia công việc chung và thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Trong nhà trường, thực chất của phương pháp kinh tế là dựa trên sự kết hợp giữa việc thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của cán bộ giáo viên, học sinh ghi trong điều lệ nhà trường phổ thông với những kích thích mang tính đòn bẩy trong trường. Kích thích hoạt động bằng lợi ích kinh tế có nhiều ý nghĩa thiết thực: Phát huy tính sáng tạo, độc lập, tự giác của mỗi người trong công việc. Qua đó, phẩm chất, năng lực và kết quả lao động của mọi người được tập thể thừa nhận và đánh giá. Đó là cơ sở cho việc đánh giá thi đua, khen thưởng.
Phương pháp kinh tế thường được kết hợp với phương pháp tổ chức - hành chính. Hai phương pháp này luôn bổ sung và thúc đẩy lẫn nhau. Ngày nay, trong bối cảnh cơ chế thị trường, việc vận dụng phương pháp kinh tế phải thận trọng để một mặt khuyến khích tính tích cực lao động của cán bộ giáo viên, mặt khác vẫn đảm bảo uy tín sư phạm của giáo viên và tập thể nhà trường.