Đánh giá thực trạng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường phổ thông cấp 2 3, huyện bù gia mập, tỉnh bình phước (Trang 91 - 97)

6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4. Đánh giá thực trạng

2.4.1. Những ưu điểm và hạn chế

Nhìn chung học sinh các trường phổ thông cấp 2-3 huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước có nhận thức đúng đắn về các chuẩn mực đạo đức. Được sự giáo dục của nhà trường, gia đình và xã hội, đa số các em đều có phẩm chất đạo đức tốt như kính trọng ông bà, cha mẹ, thầy cô, đoàn kết, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè và người thân, có lối sống lành mạnh, khiêm tốn học hỏi, tự giác, tích cực học tập, có ý thức chấp hành kỷ luật, nội quy trường lớp, biết tuân theo pháp luật, tuân theo những quy định của cuộc sống, xã hội và cộng đồng. Nhiều em có ý thức vươn lên để tự khẳng định mình trong học tập và cuộc sống, không ngừng rèn luyện để nâng cao phẩm chất, nhân cách để trở thành công dân có ích cho xã hội.

Các trường phổ thông cấp 2-3 huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước đã có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng, vai trò, vị trí của công tác quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh trong quá trình giáo dục toàn diện, nên đã có một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng GDĐĐ cho học sinh.

Đầu mỗi năm học, Ban giám hiệu các trường đã trực tiếp học tập, quán triệt các chỉ thị, nghị quyết, hướng dẫn của cấp trên đến đội ngũ cán bộ, giáo viên và học sinh qua những buổi học chính trị, sinh hoạt, học tập nội quy, điều lệ trường phổ thông, quy định khen thưởng kỷ luật, đánh giá xếp loại học sinh. Xuyên suốt trong năm học nhà trường quản lý GDĐĐ cho học sinh thông qua con đường dạy học, thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và thông qua sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Nhà trường triển khai kế hoạch GDĐĐ cho cán bộ quản lý, GV, GVCN, Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên… liên tục phát động thi đua để các tập thể lớp và cá nhân học sinh tu dưỡng rèn luyện phẩm chất đạo đức trong nhà trường.

2.4.1.2. Hạn chế

Những năm gần đây, nền giáo dục nước nhà còn nhiều bất cập, chất lượng giáo dục còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội, công tác GDĐĐ cho HS còn hạn chế, các trường chủ yếu chú trọng giáo dục trí dục, chưa quan tâm đúng mức đến mặt đức dục, nội dung GDĐĐ thiên về kiến thức mà xem nhẹ việc rèn luyện ý thức, thái độ, hành vi cho HS. Trong khi quản lý hoạt động GDĐĐ ngoài giờ lên lớp của các trường mới chỉ dừng lại ở kế hoạch tổng thể, tức là lựa chọn những ngày lễ lớn để tổ chức hoạt động giáo dục, chưa cụ thể hóa các hình thức tổ chức có tính sáng tạo. Các hình thức tổ chức chưa phong phú, đa dạng, có chiều sâu để thu hút học sinh và nâng cao nhận thức sâu sắc, tình cảm và niềm tin mạnh mẽ để hình thành và phát triển những hành vi đạo đức, chuẩn mực tích cực trong mối quan hệ.

Sự phối hợp các lực lượng chưa đồng bộ, thiếu sự nhất quán giữa nhà trường và các đoàn thể xã hội, phụ huynh học sinh, nhất là các bậc cha mẹ học sinh chưa nhận thức rõ được mục tiêu, nội dung GDĐĐ và các giải pháp GDĐĐ để cùng cộng đồng trách nhiệm trong quá trình GDĐĐ cho học sinh.

2.4.2. Nguyên nhân của những yếu kém

2.4.2.1. Nguyên nhân khách quan

Sự phát triển của nền kinh tế thị trường, chính sách mở cửa đã phát huy những mặt tích cực của nó, nhưng ngược lại sẽ kéo theo sự biến đổi hệ thống định hướng giá trị đạo đức của mỗi người trong xã hội, ảnh hưởng đến giá trị đạo đức của học sinh. Những tệ nạn xã hội như cờ bạc, mại dâm, ma túy, văn hoá phẩm có nội dung đồi trụy, chơi bời lêu lỏng, rượu bia…hàng ngày tác động tới nhận thức, hành vi của HS, phá vỡ niềm tin, tình cảm và thói quen tốt của các em, dẫn đến hình thành niềm tin, quan niệm sai lệch và

không nhận thức thấy tác hại, trách nhiệm về hành vi của mình; một số HS coi trọng giá trị tiền bạc, vật chất hơn lý tưởng, hoài bão, ước mơ chân chính… Học sinh dễ dàng bị cơn lốc thị trường cuốn theo, nếu sự chăm lo giáo dục của nhà trường - gia đình và xã hội bị buông lỏng.

Do thiếu sự chỉ đạo từ trên xuống, do thiếu văn bản pháp quy nên công tác quản lý GDĐĐ cho học sinh chưa được coi là một tiêu chí quan trọng, chưa được đặt ngang hàng với giáo dục văn hóa.

2.4.2.2. Nguyên nhân chủ quan

Việc tổ chức triển khai kế hoạch giáo dục đào tạo cho học sinh còn hạn chế. Công tác kiểm tra, đôn đốc chưa thường xuyên, việc khen thưởng, kỷ luật chưa kịp thời nên chưa động viên, khuyến khích được các lực lượng tích cực tham gia giáo dục thế hệ trẻ.

Nhiều cán bộ quản lý, giáo viên, GVCN, cán bộ Đoàn, Đội chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của công tác GDĐĐ gắn với hoạt động giáo dục toàn diện. Hầu hết các trường chưa quan tâm tới chất lượng của đội ngũ GVCN - lực lượng chính GDĐĐ HS. Nhiều GVCN yếu về năng lực, vốn sống, kinh nghiệm nghề nghiệp, kinh nghiệm chủ nhiệm và lòng yêu trẻ. Cho nên phải làm tốt công tác lựa chọn và bồi dưỡng đội ngũ GVCN để nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo cho học sinh.

Các trường đầu tư kinh phí cho công tác GDĐĐ cho HS còn thấp; chỉ chú trọng vào việc dạy đội tuyển học sinh giỏi, văn nghệ, thể dục thể thao… để dành thành tích cho nhà trường nên không tổ chức được các hội nghị, các buổi tổng kết kinh nghiệm GDĐĐ, khen thưởng, động viên, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, năng lực công tác cho đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ

GVCN… Do vậy, cần làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục để có nguồn kinh phí hỗ trợ cho công tác GDĐĐ.

Kết luận chương 2

Hiện nay Đảng, nhà nước yêu cầu đổi mới trong sự nghiệp giáo dục để phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chúng ta đang sống trong thời đại có sự tiến bộ mạnh mẽ về khoa học công nghệ, sự bùng nổ của thông tin toàn cầu. Việc này đặt ra cho ngành giáo dục phải phấn đấu nổ lực vươn lên để không lạc hậu với thời cuộc. Từng bước theo kịp tốc độ phát triển của thời đại. Đối với thế hệ trẻ trong nhà trường ngoài nhiệm vụ cung cấp kiến thức phổ thông cho học sinh, cần phải chú trọng công tác giáo dục nhân cách. Nhà trường ngoài nhiệm vụ cung cấp kiến thức phổ thông cho học sinh thì việc giáo dục đạo đức cho học sinh là mặt thứ hai của một vấn đề đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa có tài có đức để phục vụ xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.

Ở các trường phổ thông cấp 2-3 huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước công tác GDĐĐ cho học sinh cũng đã được quan tâm và đạt được những thành quả đáng khích lệ. Hoạt động quản lý GDĐĐ cho HS được chú trọng. Kế hoạch GDĐĐ được xây dựng cụ thể và triển khai, tổ chức thực hiện nghiêm túc. Hiệu quả giáo dục được nâng cao, đa số học sinh có ý thức rèn luyện, chăm ngoan. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận HS vi phạm đạo đức, pháp luật, sa vào các tệ nạn xã hội. Nguyên nhân cơ bản là công tác quản lý GDĐĐ cho học sinh còn có sự bất cập, các giải pháp quản lý GDĐĐ chưa thiết thực và khả thi. Để khắc phục tình trạng này đòi hỏi đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý phải tìm tòi, nghiên cứu tìm ra những giải pháp để nâng cao chất lượng GDĐĐ cho học sinh, hạn chế tình trạng học sinh yếu kém về hạnh kiểm, đào tạo cho xã hội một thế hệ trẻ hoàn thiện về đạo đức, trí tuệ,

tinh thần và thể chất chuẩn bị cho các em trở thành người chủ nhân của đất nước. Đó là nội dung mà chúng tôi sẽ tập trung làm rõ trong chương 3 của luận văn này.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CÔNG TÁC GDĐĐ CHO HỌC HS Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ

THÔNG CẤP 2-3, HUYỆN BÙ GIA MẬP, TỈNH BÌNH PHƯỚC

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường phổ thông cấp 2 3, huyện bù gia mập, tỉnh bình phước (Trang 91 - 97)

w