Thực trạng công tác giáo dục đạo đức cho học sinh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường phổ thông cấp 2 3, huyện bù gia mập, tỉnh bình phước (Trang 74 - 83)

6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.2. Thực trạng công tác giáo dục đạo đức cho học sinh

2.2.2.1. Thực trạng nhận thức và mức độ thực hiện công tác GDĐĐ

Điều tra nhận thức về công tác GDĐĐ cho học sinh chúng tôi tiến hành lấy phiếu khảo sát đối với 150 cán bộ quản lý, Bí thư Đoàn trường,

Tổng phụ trách đội, giáo viên ở các trường phổ thông cấp 2-3 huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước.

Câu hỏi 6: Công tác GDĐĐ cho học sinh hiện nay ở trường đồng chí đang công tác có tầm quan trọng như thế nào?

Kết quả điều tra được thể hiện qua bảng 2.10:

Bảng 2.10:Nhận thức về công tác GDĐĐ ở các trường phổ thông cấp 2-3 hiện nay

TT Nhận thức Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Rất quan trọng 121 80.7

2 Quan trọng 29 19.3

3 Không quan trọng 0 0.0

Kết quả ở bảng 2.10 cho ta thấy 100% những người được điều tra đều khẳng định công tác GDĐĐ cho học sinh ở các trường phổ thông cấp 2-3 huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước là rất quan trọng (hoặc quan trọng), điều đó thể hiện cán bộ quản lý, GV ở các trường đã nhận thức đúng về tầm quan trọng của GDĐĐ và đã quan tâm đến GDĐĐ cho học sinh để giúp học sinh hoàn thiện nhân cách.

Điều tra về mức độ thực hiện công tác GDĐĐ cho học sinh chúng tôi tiến hành lấy phiếu đối với 150 cán bộ quản lý, cán bộ Đoàn, Đội, giáo viên ở các trường phổ thông cấp 2-3 huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước.

Câu hỏi 7: Xin Thầy (Cô) cho biết mức độ thực hiện công tác GDĐĐ cho học sinh ở trường Thầy (Cô) đang công tác.

Bảng 2.11:Mức độ thực hiện công tác GDĐĐ cho học sinh TT Mức độ thực hiện Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Tốt 83 55.3

2 Tương đối tốt 35 23.3

3 Chưa tốt 32 21.3

Qua khảo sát chúng tôi thấy 83 người (55.3%) cho rằng công tác GDĐĐ cho học sinh được thực hiện tốt và 35 người (23.2%) cho rằng tương đối tốt, có 47 người (23.5%) cho rằng công tác GDĐĐ cho học sinh hiện nay chưa tốt.

So sánh giữa bảng 2.10 và 2.11, chúng tôi thấy sự chênh lệch giữa nhận thức và mức độ thực hiện: về nhận thức 100% ý kiến cho rằng công tác GDĐĐ cho học sinh là quan trọng và rất quan trọng nhưng mức độ thực hiện tốt và tương đối tốt chỉ đạt 78.7%. Còn 21.3% thực hiện chưa tốt. Điều này cũng đánh giá đúng thực trạng công tác GDĐĐ cho học sinh ở các trường phổ thông cấp 2-3 huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước là vẫn còn những hạn chế cần phải khắc phục, các trường phải quan tâm, làm tốt hơn nữa công tác GDĐĐ để góp phần hoàn thiện nhân cách học sinh, giúp các em phát triển toàn diện, trở thành người công dân có ích cho xã hội.

2.2.2.2. Thực trạng các nội dung GDĐĐ

Để đánh giá đúng thực trạng các nội dung GDĐĐ được nhà trường quan tâm, chúng tôi đã tiến hành điều tra khảo sát đội ngũ CB, GV

Câu hỏi 8: Những nội dung GDĐĐ nào dưới đây được nhà trường quan tâm giáo dục cho học sinh.

Kết quả điều tra được thể hiện qua bảng 2.12:

Bảng 2.12: Nội dung GDĐĐ cho học sinh TT Các nội dung GDĐĐ Số ý

kiến Tỷ lệ %

1 Lòng yêu quê hương, đất nước 112 74.7

2 ý thức tổ chức kỉ luật, tự giác thực hiện nội quy 137 91.3

3 Tinh thần đoàn kết, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè 122 81.3

4 Kính trọng ông bà, cha mẹ, người trên 145 96.7

5 Biết tự nhìn nhận, đánh giá bản thân 89 59.3

6 Động cơ học tập đúng đắn 122 81.3

7 Tính tự lập, cần cù, chịu khó 109 72.7

8 Lòng tự trọng, trung thực, dũng cảm 101 67.3

9 Khiêm tốn học hỏi 74 49.3

10 ý thức tiết kiệm thời gian, tiền của 67 44.7

11 ý thức tuân thủ pháp luật 92 61.3

12 Lòng nhân ái, bao dung, độ lượng 80 53.3

13 Tinh thần yêu lao động 125 83.3

14 Quan niệm về tình bạn, tình yêu 71 47.3

Trong số 14 nội dung GDĐĐ thì có những nội dung được thực hiện tốt, thường xuyên như: Kính trọng ông bà, cha mẹ, người trên (96.7%); ý thức tổ chức kỉ luật, tự giác thực hiện nội quy (91.3%). Tinh thần đoàn kết sẵn sàng giúp đỡ bạn bè (81.3%); Tinh thần yêu lao động (83.3%); Động cơ học tập đúng đắn (81.3%). Tính tự lập, cần cù, chịu khó (72.7%); Lòng yêu

quê hương, đất nước (74.7%). Lòng tự trọng, trung thực, dũng cảm (67.3%); ý thức tuân theo pháp luật (61.3%); Biết tự nhìn nhận, đánh giá bản thân (59.3%), Lòng nhân ái, bao dung độ lượng (53,3%); Khiêm tốn học hỏi (49,3%); Quan niệm về tình bạn, tình yêu (47.3%), ý thức tiết kiệm thời gian, tiền của (44.7%).

Những nội dung được đánh giá là cần thiết để giáo dục cho học sinh phổ thông cũng là những phẩm chất đạo đức quan trọng không thể thiếu của con người Việt Nam. Các nội dung GDĐĐ đều nhằm nâng cao ý thức, hành vi đúng đắn để các em hình thành phẩm chất đạo đức trong trường học. Từ đó, cần quan tâm giáo dục cho học sinh tính tự giác, dũng cảm, trung thực, biết nhận khuyết điểm để tiến bộ và biết thẳng thắn phê bình những sai trái của bạn để xây dựng tập thể học sinh học tập tốt, rèn luyện tốt. Cần giáo dục cho học sinh tính khiêm tốn học hỏi thì mới tích luỹ được nhiều tri thức, có quyết đoán thì mới làm được việc lớn. Thực tế ngày nay, học sinh lớn trước tuổi. Các em rất tò mò, lúng túng trước tình yêu cảm tính tuổi học trò. Vì vậy, nhà trường phải quan tâm hơn nữa giáo dục vấn đề giáo dục về tình bạn, tình yêu và giáo dục giới tính cho học sinh, giúp các em có tri thức hiểu biết để xây dựng tình bạn trong sáng.

2.2.2.3. Thực trạng các hình thức GDĐĐ

* Về hình thức:

Để xác định các hình thức GDĐĐ chủ yếu đã được sử dụng, chúng tôi tiến hành điều tra, khảo sát ý kiến của 150 CB, GV các trường phổ thông cấp 2-3 huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước.

Câu hỏi 9: Xin Thầy (Cô) cho biết nhà trường đã GDĐĐ cho học sinh thông qua những hình thức nào dưới đây là chủ yếu?

Bảng 2.13:Các hình thức GDĐĐ cho học sinh T

T Các hình thức GDĐĐ cho học sinh Số lượng Tỷ lệ %

1 GDĐĐ thông qua các bài giảng GDCD 150 100.0

2 GDĐĐ thông qua bài giảng các bộ

môn 121 80.7

3 GDĐĐ qua sinh hoạt lớp, đoàn, hội 130 86.7

4 GDĐĐ qua hoạt động TDTT, GDQP 67 44.7

5 GDĐĐ qua hoạt động văn hóa, văn

nghệ 93 62.0

6 GDĐĐ qua hoạt động XH, từ thiện 88 58.7

7 GDĐĐ qua hoạt động thời sự, chính trị 71 47.3

8 GDĐĐ qua học tập, nội quy, trường

lớp 148 98.7

Nhìn kết quả ở bảng 2.13, chúng ta thấy việc GDĐĐ cho học sinh ở các trường phổ thông cấp 2-3 huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước chủ yếu thông qua hình thức dạy học chính khóa: Qua bộ môn GDCD (100%); qua học tập nội quy, trường lớp (98.7%); qua sinh hoạt lớp, Đoàn, hội (86.7%), qua bài giảng các bộ môn (80.7%); qua hoạt động văn hóa, văn nghệ (62%), hoạt động XH từ thiện (58.7%).Các hình thức được sử dụng để GDĐĐ học sinh chưa phong phú, còn nặng nề về giáo huấn, cần phải có nhiều hình thức GDĐĐ phong phú, đa dạng, kết hợp với thực tiễn hoạt động, giữa chính khóa và ngoại khoá để lôi cuốn, hấp dẫn học sinh tham gia tự rèn luyện mình và để nâng cao hiệu quả GDĐĐ cho học sinh.

2.2.2.4. Thực trang sử dụng các biện pháp trong GDĐĐ

* Về biện pháp:

Tìm hiểu nhận định chung của các đối tượng được khảo sát về việc sử dụng các biện pháp GDĐĐ cho học sinh, chúng tôi đưa ra câu hỏi:

Câu hỏi 10: Xin Thầy (Cô) cho biết những biện pháp GDĐĐ cho học sinh nào sau đây được nhà trường sử dụng?

Kết quả điều tra được thể hiện qua bảng 2.14:

Bảng 2.14: Các biện pháp GDĐĐ cho học sinh

1 Nâng cao nhận thức của các lực lượng giáo dục 122 81.3

2 Phổ biến nội quy nhà trường vào đầu năm học 135 90.0

3 Phát động các phong trào thi đua theo chủ đề 140 93.3

4 Xây dựng tập thể học sinh tự quản tốt 95 63.3

5 Thực hiện tốt chế độ báo cáo 98 65.3

6 Làm tốt công tác khen thưởng, kỉ luật 124 82.7

7 Nêu gương người tốt, việc tốt 118 78.7

8 Nhà trường phối hợp với Hội phụ huynh 114 76.0

9 Phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể nhà trường 127 84.7

10 Tổ chức các buổi toạ đàm, nói chuyện về đạo đức 89 59.3

11 Nhà trường phối hợp với chính quyền địa phương 91 60.7

12 Tổ chức giáo dục học sinh cá biệt 116 77.3

13 Tổ chức có hiệu quả các hoạt động NGLL 114 76.0

15 Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm 133 88.7

Kết quả ở bảng 2.14 cho thấy một số biện pháp được thường xuyên sử dụng là: Phát động các phong trào thi đua theo chủ đề (93.3%); Phổ biến nội quy đầu năm học để học sinh thực hiện (90%); Bồi dưỡng đội ngũ GVCN (88.7%); Phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể trong trường (84.7%); Nâng cao nhận thức của các lực lượng giáo dục về GDĐĐ cho HS (81.3%); Làm tốt công tác khen thưởng, kỉ luật (82.7%); Nêu gương người tốt, việc tốt (78.7%); Tổ chức giáo dục học sinh cá biệt (77.3%); Tổ chức có hiệu quả các hoạt động ngoài giờ lên lớp (76%); Nhà trường phối hợp với Hội phụ huynh để GDĐĐ cho học sinh (76%); Thực hiện tốt chế độ báo cáo (65.3%); Xây dựng tập thể học sinh tự quản tốt (63.3%); Nhà trường phối hợp với chính quyền địa phương để GDĐĐ (60.7%); Tổ chức các buổi tọa đàm, nói chuyện về đạo đức cho học sinh (59.3%); Đổi mới việc đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh (58%). Như vậy, biện pháp mà các nhà trường sử dụng chủ yếu mang tính hành chính, yêu cầu thực hiện bắt buộc trong nhà trường. Để nâng cao chất lượng GDĐĐ, cần phải đẩy mạnh các hoạt động ngoại khoá, thu hút các em tham gia cũng như phối hợp chặt chẽ với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường

2.2.2.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác giáo dục đạo đức cho học sinh

Để tìm hiểu thêm về những yếu tố ảnh hưởng đến công tác GDĐĐ cho học sinh chúng tôi đưa ra

Câu hỏi 11: Xin đ/c cho biết những yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến việc GDĐĐ cho học sinh?

Bảng 2.15. Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác GDĐĐ cho học sinh TT Yếu tố ảnh hưởng Kết quả Thứ

bậc SL %

1 Ảnh hưởng của đời sống kinh tế - xã hội 106 70.7 1 2 Việc quản lý công tác GDĐĐ ở nhà trường 91 60.7 8 3 Ảnh hưởng của thời mở cửa, hội nhập quốc

tế 92 61.3 6

4 Ảnh hưởng của môi trường 94 62.7 3 5 Tính tự giác tích cực của HS trong học tập,

rèn luyện 92 61.3 6 6 Sự quan tâm của GVCN và các lực lượng

khác đến GDĐĐ 93 62.0 5 7 Hình thức, phương pháp GDĐĐ ở nhà

trường 96 64.0 2

8 Sự phù hợp về nội dung GDĐĐ cho học sinh

94 62.7 3 9 Sự biến đổi về tâm sinh lý của học sinh 88 58.7 9 10 Các giải pháp GDĐĐ ở nhà trường 84 56.0 10 11 Công tác khen thưởng, kỷ luật 79 52.7 11 12 Sự quan tâm của tổ chức Đoàn, Đội 77 51.3 12 13 Các phong trào thi đua 62 41.3 13 14 Dư luận tập thể 60 40.0 14

Qua bảng 2.14 Cho chúng ta thấy, nổi bật một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác GDĐĐ cho học sinh, trong đó yếu tố đời sống kinh tế - xã hội (chiếm 70,7%) làm ảnh hưởng khá nhiều đến tinh thần của học sinh; các yếu tố khác cũng ảnh hưởng không nhỏ như: Quản lý công tác GDĐĐ ở nhà trường (60.7%); ảnh hưởng của thời mở cửa, hội nhập quốc tế (61,3%); Sự ảnh hưởng của môi trường (62.7%); Tính tích tự giác cực của HS trong học tập, rèn luyện (61.3%); Sự quan tâm của đội ngũ GVCN và các lực lượng khác (62%); hình thức phương pháp GDĐĐ ở nhà trường (64%); Sự phù hợp về nội dung GDĐĐ cho HS (62.7%); sự biến đổi về tâm sinh lý của HS (58,7%); các giải pháp GDĐĐ ở nhà trường (56%); Công tác khen thưởng kỷ luật (52.7%); sự quan tâm của các tổ chức Đoàn, Đội (51,3%);.

Các yếu tố có ảnh hưởng thấp (dưới 50%) đó là: Các phong trào thi đua (41,3%); dư luận tập thể (40%).

Từ kết quả thu được chúng ta nhận thấy vấn đề nhà trường cần phải quan tâm là nâng cao ảnh hưởng của các yếu tố tích cực và có biện pháp hạn chế ảnh hưởng của các yếu tố tiêu cực thì mới có kết quả GDĐĐ cho học sinh ở nhà trường theo mong muốn và phù hợp với điều kiện phát triển mới.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường phổ thông cấp 2 3, huyện bù gia mập, tỉnh bình phước (Trang 74 - 83)

w