Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch quản lí công tác

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường phổ thông cấp 2 3, huyện bù gia mập, tỉnh bình phước (Trang 105 - 107)

6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.2. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch quản lí công tác

dục đạo đức cho HS

3.2.1.1. Mục tiêu

Đây là việc làm quan trọng nhất của quá trình quản lí, trên cơ sở phân tích thực trạng, những thuận lợi, khó khăn, căn cứ vào tiềm năng, khả năng sẵn có để xác định mục tiêu, nội dung hoạt động, các biện pháp phù hợp với thực tiễn.

Giáo dục thế hệ trẻ là trách nhiệm chung của toàn xã hội mà nhà trường đóng vai trò chủ đạo, nên nhà trường cần chủ động xây dựng kế hoạch để phối hợp thống nhất các lực lượng trong quản lí hoạt động giáo dục đạo đức học sinh.

Xây dựng được bản kế hoạch cụ thể có tính khả thi mà trong đó các mục tiêu, nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh được thống nhất nhằm định hướng các hoạt động giáo dục đạo đức và quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh các trường phổ thông cấp 2-3 huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước, tạo được sự nhất trí cao của các lực lượng giáo dục để đạt mục tiêu giáo dục đạo đức học sinh một cách hiệu quả. Đồng thời, việc kế hoạch hoá sẽ giúp người phụ trách công tác giáo dục đạo đức học sinh có thể kiểm soát được cả quá trình giáo dục.

3.2.1.2. Nội dung

Nội dung cơ bản của kế hoạch hoá là xác định mục tiêu của giáo dục đạo đức cho học sinh, trên cơ sở đó xây dựng chương trình hành động và bước đi cụ thể nhằm đạt được mục tiêu đã xác định. Trên cơ sở kế hoạch chung, kế hoạch hoá các mặt hoạt động quản lí giáo dục đạo đức của từng môi trường giáo dục. Xác định rõ nội dung giáo dục đạo đức, các biện pháp,

hình thức giáo dục đạo đức và các lực lượng giáo dục cần tham gia để giáo dục đạo đức học sinh.

Thực hiện tốt, có hiệu quả kế hoạch đã định, kế hoạch phải được thực hiện một cách đồng bộ, toàn diện, thường xuyên và liên tục.

3.2.1.3. Cách thức thực hiện

Căn cứ vào nhiệm vụ, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ chung của Bộ, của ngành, đặc điểm, điều kiện cụ thể của địa phương, của nhà trường, Hiệu trưởng nhà trường chỉ đạo xây dựng các kênh thông tin, thu thập các thông tin liên quan, xác định tiềm năng, phác thảo mục tiêu, tính toán sơ bộ các nguồn lực… Từ đó phác thảo bản kế hoạch quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho năm học gồm: Mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể, chỉ tiêu phấn đấu, mức huy động về nhân lực, tài lực, vật lực,... Kế hoạch xây dựng phải làm sao khai thác được triệt để thế mạnh của các lực lượng tham gia giáo dục đạo đức học sinh. Việc phân công phân nhiệm phải hợp lý nhằm tạo được sự ủng hộ của các lực lượng và giúp họ phát huy năng lực ở mức cao nhất. Trong quá trình xây dựng kế hoạch phải đảm bảo có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận trong và ngoài nhà trường.

Việc kế hoạch hoá quản lí hoạt động giáo dục đạo đức học sinh theo từng kì, từng đợt thi đua đóng một vai trò quan trọng quyết định đến thành công của công tác quản lý. Kế hoạch càng cụ thể, càng chi tiết thì càng thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện.

Nội dung kế hoạch được chi tiết hoá và được gửi đến các tổ chức trong nhà trường như Công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội TNTPHCM các tổ chuyên môn để tổ chức nghiên cứu, góp ý kiến bổ sung hoàn chỉnh.

Kế hoạch phải được xây dựng từ tình hình thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức của nhà trường ở hiện tại nhưng cũng chú ý đến hoạt động dự báo khoa học về quản lý giáo dục đạo đức trong thời gian tới. Kế hoạch phải đưa ra được các chỉ tiêu và các giải pháp cụ thể. Kế hoạch phải có tính khả thi và tính hiệu quả, phải được sự nhất trí cao của các bộ phận lên quan phối hợp thực hiện. Tuỳ theo chủ đề giáo dục đạo đức cho học sinh mà có những kế hoạch cụ thể khác nhau. Các loại kế hoạch bao gồm:

- Kế hoạch cho cả năm học. - Kế hoạch cho mỗi học kỳ. - Kế hoạch cho mỗi tháng. - Kế hoạch cho mỗi tuần.

- Kế hoạch cho các ngày lễ lớn.

Triển khai nội dung mà kế hoạch đã đặt ra, đôn đốc thực hiện kế hoạch theo một trình tự nhất định, điều hành các bộ phận thực hiện theo đúng kế hoạch. Theo dõi những yếu tố nảy sinh, những lệch lạc trong quá trình thực hiện và điều chỉnh kịp thời.

Qua quá trình triển khai thực hiện các lực lượng giáo dục kịp thời bổ sung điều chỉnh hợp lí và đảm bảo các điều kiện về thời gian, vật chất, phương tiện kĩ thuật cho các lực lượng giáo dục thực hiện kế hoạch.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường phổ thông cấp 2 3, huyện bù gia mập, tỉnh bình phước (Trang 105 - 107)

w