Tình hình giáo dục của huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường phổ thông cấp 2 3, huyện bù gia mập, tỉnh bình phước (Trang 60 - 63)

6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1.2. Tình hình giáo dục của huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước

Bù Gia Mập là một địa phương có nhiều địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Trong những năm đầu tái lập, đội ngũ cán

bộ giáo viên thiếu trầm trọng, cơ sở vật chất thiếu thốn, còn diễn ra tình trạng trường lớp tạm bợ, học ba ca, và chất lượng giáo dục ở điểm xuất phát thấp. Trong khi đó, áp lực tăng dân số cơ học là rất lớn, do dân ở các địa phương khác di cư đến lập nghiệp, phần lớn là các hộ nghèo, thiếu đất canh tác nên không có điều kiện cho con em đi học. Điều này đã gây khó khăn cho công tác chống mù chữ và phổ cập giáo dục, cũng như việc phát triển giáo dục và đào tạo của địa phương. Việc đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng còn hạn chế, do đó số trường đạt chuẩn quốc gia ở các cấp học còn rất ít. Điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục cũng như thực hiện các chỉ tiêu về nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.

Trong những năm qua, huyện Bù Gia Mập đã đưa ra nhiều giải pháp đồng bộ, cùng với sự quan tâm của các cấp, các ngành tập trung đầu tư về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho sự nghiệp giáo dục- đào tạo. Toàn huyện hiện có 76 trường ( 23 trường mầm non, 33 trường tiểu học, 14 trường THCS, 6 trường cấp 2-3 và THPT) với tổng số 31.484 học sinh, trong đó có 3/76 trường đạt chuẩn quốc gia đạt tỷ lệ 3,95%. Trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy học được chú trọng. trong năm 2011 tất cả các trường đều có phòng thiết bị phục vụ công tác dạy và học. Ngành học mầm non đã thực hiện và triển khai tốt các chuyên đề nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với văn học, chữ viết, chuyên đề thử nghiệm đổi mới hình thức tổ chức giáo dục trẻ 3 độ tuổi, qua đó nâng dần chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ. Các phong trào thi đua góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên của ngành ngày càng được củng cố, ổn định và yên tâm công tác đã góp phần đáng kể nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế tri thức. Ngành còn thường xuyên phát động các phong trào đổi mới phương pháp dạy, học theo hướng

đề cao và phát huy vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo của giáo viên và học sinh. Việc tích cực sử dụng, sáng tạo đồ dùng dạy học và vận dụng các phương pháp dạy học hiệu quả đã trở thành phong trào thi đua sôi nổi trong đội ngũ giáo viên các cấp. Việc tăng cường đổi mới phương pháp dạy, học đã góp phần nâng cao năng lực truyền thụ kiến thức cho học sinh và nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ giáo viên. Nhiều xã thuộc vùng sâu, vùng xa đã làm tốt công tác giáo dục- đào tạo, góp phần đưa sự nghiệp trồng người ở những nơi này có một bước phát triển khá toàn diện.

Tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp trồng người. Đến nay, 100% xã trong huyện đều có phòng học cấp 4 trở lên và đang triển khai thực hiện chương trình kiên cố hóa trường lớp học, nhà công vụ. Đây là bước chuyển về chất trong đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội đối với ngành giáo dục. Kết quả chống mù chữ - phổ cập giáo dục tiểu học được giữ vững, 18/18 xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở, huyện được công nhận hoàn thành chuẩn quốc gia phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Để tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, ngành giáo dục – đào tạo Bù Gia Mập đề ra nhiều giải pháp thiết thực, như tăng cường vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng và sự phối hợp chặt chẽ của các tổ chức đoàn thể với chính quyền trong công tác thi đua khen thưởng. Phong trào thi đua “hai tốt” phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền và đoàn thể, thường xuyên kiểm tra để đánh giá chính xác, tuyên dương khen thưởng kịp thời, đúng đối tượng nhằm lôi cuốn đông đảo quần chúng tham gia.

Bên cạnh những thành quả đạt được, ngành giáo dục và đào tạo Bù Gia Mập vẫn còn những tồn tại cần khắc phục. Một số biểu hiện của bệnh thành tích có nguy cơ quay trở lại. Tỷ lệ học sinh bỏ học còn cao. Học sinh yếu kém còn nhiều.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường phổ thông cấp 2 3, huyện bù gia mập, tỉnh bình phước (Trang 60 - 63)

w