Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các lực lượng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường phổ thông cấp 2 3, huyện bù gia mập, tỉnh bình phước (Trang 98 - 105)

6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.1. Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các lực lượng

tham gia vào công tác giáo dục đạo đức cho học sinh

phải được kể đến đó là: cán bộ quản lý, GVCN, GVBM, Đoàn TNCSHCM, Đội TNTPHCM, CMHS, các cấp chính quyền địa phương.

Nâng cao nhận thức về GDĐĐ cho các lực lượng tham gia vào quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, bởi lẽ họ là những người tác động trực tiếp đến quá trình giáo dục, là những người tham gia và quyết định những vấn đề về GDĐĐ cho HS. Khi được nâng cao nhận thức, kiến thức về GDĐĐ sẽ góp phần thúc đẩy công tác GDĐĐ đạt được hiệu quả cao hơn.

Đây là một quá trình đòi hỏi sự bền bỉ, thời gian dài và đặc biệt là sự kết hợp hài hòa và tổng hợp các giải pháp. Kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy, không có một giải pháp đơn lẻ nào có thể phát huy hiệu quả trong vấn đề này.

3.2.1.1. Mục tiêu

Các lực lượng tham gia vào quá trình GDĐĐ nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác GDĐĐ cho HS như một yếu tố quyết định cho sự thành công của quá trình giáo dục, sự phát triển toàn diện của học sinh. Từ đó có thái độ, cách ứng xử đúng đắn trước các vấn đề GDĐĐ, xây dựng cho mình quan niệm đúng đắn về ý thức trách nhiệm, để dần hình thành các kỹ năng thu thập số liệu và phát triển sự đánh giá GDĐĐ. Mục tiêu này có định hướng xây dựng thái độ, cách ứng xử với quá trình GDĐĐ.

Có tri thức, kỹ năng, phương pháp hành động để nâng cao năng lực trong việc lựa chọn phương pháp thích hợp với việc sử dụng một cách hợp lý các hoạt động giáo dục, để họ có thể tham gia hiệu quả vào việc giải quyết các vấn đề phức tạp nảy sinh trong quá trình giáo dục. Đây là mục tiêu về khả năng hành động cụ thể trong từng tình huống nhất định.

Sơ đồ mục tiêu nhận thức đối với công tác giáo dục đạo đức Hiểu biết về GDĐĐ Thái độ đúng đắn với GDĐĐ Khả năng hành động hiêu quả vào

công tácGDĐĐ

3.2.1.2. Nội dung

* Đối với đội ngũ CBQL:

Thay đổi nhận thức về vai trò của GDĐĐ trong thời kỳ mới phải là yêu cầu trước tiên đối với các nhà quản lý, lãnh đạo giáo dục. Trước những thay đổi và yêu cầu mới của nền giáo dục hiện đại, vai trò của GDĐĐ vì thế càng trở nên quan trọng và nặng nề hơn. Cơ chế QLGD ở nước ta cũng đang thay đổi dần từ quản lý tập trung sang quản lý theo kiểu phân tán mạnh hơn, lấy nhà trường làm đơn vị giáo dục cơ sở. Các trường đang được tạo điều kiện để tăng cường tính chủ động sáng tạo.

Trước kia việc QLGD dường như chỉ thực hiện theo một chiều, cấp dưới phục tùng mệnh lệnh cấp trên, chỉ cần triển khai các nghị định, thông tư từ trên đưa xuống nên cán bộ QLGD chỉ cần là người có tinh thần kỷ luật, có trách nhiệm nhằm đảm bảo trật tự giáo dục, kỷ cương trường lớp và viết báo cáo đầy đủ lên cấp trên, như một công chức hành chính. Nhưng ngày nay với yêu cầu đa dạng, trong một cơ cấu xã hội phức tạp, họ vừa phải là thuyền trưởng trên dòng thác kiến thức vừa như một nhà điều hành chuyên nghiệp.

Trách nhiệm của những người CBQL sẽ nặng nề hơn rất nhiều nhưng quyền chủ động và trí sáng tạo cũng có cơ hội để phát huy nhiều hơn. Đòi hỏi phải đổi mới giáo dục, trước hết là đổi mới QLGD, diễn ra âm thầm nhưng lại rất sôi sục.

Sản phẩm của cán bộ QLGD không thể đạt chất lượng cao nếu tư tưởng chậm đổi mới. Nếu các cán bộ QLGD cùng nhạy bén với những thay đổi này, có chiến lược cụ thể thì chắc rằng họ sẽ không lúng túng trong việc cải tiến, nâng cao chất lượng GDĐĐ cho HS của đơn vị mình. Nếu các nhà QLGD để tâm hơn đến sự phát triển của công tác GDĐĐ thì họ sẽ tìm cách đáp ứng các yêu cầu đó.

Người CBQL trước hết phải hiểu và nắm vững mọi chủ trương đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, những nội quy, quy chế, những Chỉ thị, Nghị quyết, những công văn hướng dẫn của Bộ GD&ĐT cũng như của các ban, ngành khác về công tác GDĐĐ cho học sinh. Đây là khâu quan trọng đối với người CBQL. Bởi vì nếu không nắm vững chủ trương, chính sách, những quy định từ những văn bản có tính pháp quy về công tác này của Bộ, các Ban, ngành thì người CBQL không thể có những suy nghĩ đúng đắn để đưa ra kế hoạch cụ thể, sát thực, phù hợp với thực tế cũng như chỉ đạo cấp dưới triển khai công việc, và tất nhiên, khi không có kế hoạch cụ thể thì không thể kiểm tra, đánh giá được xem cấp dưới làm thế nào và cũng không thể xác định rõ trách nhiệm của từng thành viên tham gia vào quá trình này.

* Đối với GVCN:

GVCN là người góp phần rất lớn quyết định chất lượng các hoạt động GDĐĐ của lớp. Cũng như hiệu trưởng đối với nhà trường, GVCN đối với lớp học cần phải hiểu rõ vị trí, vai trò, tầm quan trọng của việc GDĐĐ cho

HS, có sự định hướng, tư vấn, chia sẻ tâm tư tình cảm kịp thời trong quá trình tự rèn luyện của học sinh. GVCN cần xác định được rõ ràng định hướng tương lai cần đạt của lớp học; đề ra được các hoạt động ưu tiên và tập trung sức mạnh vào những ưu tiên này. Từ đó xây dựng tổ, nhóm học sinh cùng tiến, tích cực, lớp học thân thiện; xây dựng và nâng cao tinh thần hợp tác với các lực lượng giáo dục khác như: giáo viên bộ môn, Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên, Hội cha mẹ học sinh, cộng đồng, các tổ chức khác ngoài nhà trường,... thì không những đạt được mục tiêu cơ bản là “giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động”, mà còn cùng nhà trường góp phần hoàn thiện mục tiêu giáo dục cấp học, tạo ra những con người có ích cho xã hội, “phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”[18]

* Đối với GVBM:

GVBM trước hết phải là nhà giáo dục, có tác động tích cực đến học sinh thông qua bản thân nhân cách của mình. Bản thân nhân cách của GVBM có vai trò như một năng lực tổng hợp. Bên cạnh đó người giáo viên cần có những năng lực nghề nghiệp mới, kết hợp với những năng lực truyền thống. Đó là năng lực tiến hành dạy học và giáo dục. Căn cứ vào mục đích và nội dung giáo dục và dạy học đã được quy định, nhưng lại phù hợp với

đặc điểm của đối tượng, tức là năng lực phát hiện và nhận biết đầy đủ, chính xác và kịp thời sự phát triển của học sinh, những nhu cầu được giáo dục của từng học sinh. Đối với GVBM là năng lực đặc biệt quan trọng. Ngoài ra GVBM trong quá trình giáo dục cần đưa ra được những nội dung và biện pháp giáo dục đúng đắn , kịp thời, phù hợp với nhu cầu của người học và yêu cầu của mục tiêu giáo dục.

* Đối với tổ chức Đoàn TNCSHCM, Đội TNTPHCM

Với vai trò đại diện cho quyền và nghĩa vụ của tuổi trẻ, Giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức cách mạng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà Đảng và Nhà nước đã giao phó cho Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội TNTPHCM nhằm nâng cao nhận thức chính trị, lý tưởng, đạo đức cách mạng, hoài bão và khát vọng cho đoàn viên thanh niên Việt Nam trong thời kỳ mới.

* Đối với Cha Mẹ HS

Gia đình là tế bào của xã hội, đồng thời cũng là một thiết chế xã hội. Gia đình vừa tạo dựng nên xã hội, lại vừa biến đổi cùng sự biến đổi của xã hội.

GDĐĐ trong gia đình được thực hiện thông qua cách thức tổ chức đời sống gia đình, quá trình tổ chức các hoạt động dựa trên nền tảng căn bản là sự gương mẫu, sự nêu gương của các bậc cha, mẹ. Dĩ nhiên, GDĐĐ trong gia đình thường sử dụng các phương pháp đơn giản như: khuyên bảo, thuyết phục, đó là vừa dạy vừa dỗ vừa phân tích, diễn giải, chỉ bảo, khuyên nhủ; tập luyện, xây dựng thói quen, tạo lập nếp sống nền nếp tốt đẹp; cổ vũ, khích lệ, khen thưởng kịp thời những cố gắng, những thành tích đạt được dù là rất nhỏ.

Về cơ bản, nội dung giáo dục gia đình bao gồm: hành vi đạo đức; tri thức căn bản; thái độ, kỹ năng sống và lao động, thể chất và thẩm mỹ. Kỹ năng sống là một nội dung mới và đặc biệt quan trọng của giáo dục gia đình trong xã hội hiện đại.

3.2.1.3. Cách thức thực hiện giải pháp

Để nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ CBQL, CB Đoàn, Đội và GV về tầm quan trọng của công tác GDĐĐ và quản lý công tác GDĐĐ cho học sinh trong điều kiện hiện nay. Các nhà trường đã làm làm được việc nâng cao nhận thức cho mọi người thông qua công tác các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, tổ chức hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm; thông qua các buổi học tập Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, báo cáo chuyên đề tình hình kinh tế - chính trị, tình hình an ninh - chính trị, trật tự an toàn xã hội trong nước trong khu vực và trên thế giới; thông qua các phong trào tình nguyện như đền ơn đáp nghĩa, hiến máu nhân đạo vvv… Nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các lực lượng GD trong sự nghiệp phát triển của nhà trường cũng như sự nghiệp CNH - HĐH đất nước. Đặc biệt thông qua các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thi đấu TDTT, tổ chức các câu lạc bộ và các buổi tiếp xúc mạn đàm trao đổi giữa lãnh đạo nhà trường với các tổ chức, thông qua trang Webside của nhà trường và hòm thư góp ý để nắm bắt tình hình tư tưởng, tâm tư nguyện vọng của học sinh. Từ đó các cấp quản lý có những định hướng, giải pháp kịp thời, giải quyết những vướng mắc trong tư tưởng cũng như nhận thức; thực hiện thông tin nhiều chiều có chọn lọc trên các phương tiện thông tin đại chúng, để phổ biến các chủ trương các kế hoạch của các tổ chức trong nhà trường.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường phổ thông cấp 2 3, huyện bù gia mập, tỉnh bình phước (Trang 98 - 105)

w