Quản lý việc bồi dưỡng, tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và công tác nghiên cứu khoa học cho giáo viên

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức chuyên môn ở các trường THPT huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 27 - 29)

c/ Thực hiện kế hoạch nâng cao chất lượng học tập của học sinh

1.3.4.Quản lý việc bồi dưỡng, tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và công tác nghiên cứu khoa học cho giáo viên

nghiên cứu khoa học cho giáo viên

Để quản lý tốt công tác tự học, tự bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học của giáo viên, ngay từ đầu năm học, hiệu trưởng cùng BGH và các TTCM phải bàn bạc thống nhất xây dựng dựng kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng cho giáo viên [11].

Hàng năm, cùng với TTCM, hiệu trưởng phải đánh giá, phân loại năng lực của từng giáo viên trong tổ để có kế hoạch bồi dưỡng giáo viên. Việc đánh giá, phân loại giáo viên phải chính xác. Để phân loại giáo viên một cách khách quan, hiệu trưởng phải thu thập và phân tích thông tin từ nhiều kênh, như: dự giờ thăm lớp, dùng phiếu thăm dò của học sinh, thông qua tổ, nhóm chuyên môn, lấy ý kiến từ phía cha nẹ học sinh… Đây là việc làm rất cần thiết đối với hiệu trưởng các nhà trường trong việc quản lý giáo viên. Việc phân loại đúng giáo viên, giúp hiệu trưởng phân công giảng dạy phù hợp, tổ chức bồi dưỡng giáo viên đúng năng lực làm cho công tác giảng dạy của giáo viên đáp ứng được yêu cầu của người học, từ đó nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.

Cùng với tổ trưởng, hiệu trưởng cân nhắc xem trong tổ chuyên môn, ai có khả năng đi đào tạo trên chuẩn, đào tạo ngắn hạn, dài hạn và có chế độ động viên khuyến khích giáo viên tham gia các học tập trên chuẩn, như đào tạo Thạc sĩ và các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn ngắn hạn theo chương trình bồi dưỡng thường xuyên của Bộ, Sở. Phải coi vấn đề bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao nghiệp vụ là quyền lợi và nghĩa vụ đối với mọi giáo viên trong điều kiện nhà trường khó khăn về kinh phí không có điều kiện cho đi học tập trung dài hạn nhiều.

Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ chuyên môn bàn bạc để lên kế hoạch cụ thể về vấn đề tự học, tự bồi dưỡng của tổ mình qua việc phân công cụ thể cho từng giáo viên nghiên cứu những vấn đề cần thiết để thảo luận trước tổ trong buổi họp chuyên môn, như: những nội dung dạy học khó, phương pháp dạy học mới, những chuyên đề về đổi mới phương pháp giảng dạy… Từ đó, các giáo viên được phân công chịu trách nhiệm giảng dạy nêu vấn đề để cả tổ cùng bàn bạc, thảo luận đi đến thống nhất chung.

Hiệu trưởng có kế hoạch phân công giáo viên kèm cặp giúp đỡ lẫn nhau trong chuyên môn: Đồng chí có năng lực kèm đồng chí yếu, đặc biệt là đối với những giáo viên trẻ mới ra trường đang có thời gian tập sự phải phân công người kèm cặp hướng dẫn chu đáo. Hiệu trưởng cần phải giảm số giờ tối đa theo quy định để giáo viên đang tập sự có điều kiện dự giờ thăm lớp, học hỏi đồng nghiệp. Trong bản kế hoạch của mình, mỗi cá nhân đều phải đăng ký vấn đề tự học, tự bồi dưỡng. Tất cả các giáo viên trong nhà trường đều phải có sổ tự học, tự bồi dưỡng, đây là một loại hồ sơ bắt buộc đối với giáo viên.

Ngay từ đầu năm học, hiệu trưởng chỉ đạo các tổ chuyên môn bàn bạc cho các cá nhân trong tổ chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm trong năm và xây dựng kế hoạch bảo vệ đề cương, bảo vệ chính thức. Phải coi việc viết sáng kiến kinh

nghiệm là việc làm bắt buộc đối với tất xả các giáo viên và là tiêu chí xếp loại thi đua đối với tổ trưởng, cá nhân.

Để có điều kiện tốt cho giáo viên trong công tác tự học, tự bồi dưỡng thì

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức chuyên môn ở các trường THPT huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 27 - 29)