4 hiện đổi mới phương pháp dạy
3.4.2. Kết quả khảo sát và kết luận:
BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT
TT Các biện pháp Cán bộ quản lý Giáo viên
∑ X Thứ
bậc ∑ X
Thứ bậc
1 Quản lý kế hoạch hoạt động tổ 125 2,9 1 115 2,64 2
2 Quản lý nội dung hoạt động tổ chuyên môn
10 8
2,48 4 111 2,5 3
3 Quản lý thực hiện chương trình 123 2,8 2 12
0
2,73 1
4 Quản lý công tác kiểm tra đánh giá học sinh của tổ
89 2,02 7 96 2,18 6
5 Quản lý công tác tự học, tự bồi dưỡng
93 2,11 6 10
2
2,3 5
6 Quản lý việc sử dụng thiết bị dạy học
103 2,34 5 10
2
2,3 5
7
Quản lý và kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch chuyên môn của các tổ
113 2,55 3 112 2,55 4
* Nhận xét:
Biện pháp 1: Tăng cường quản lý kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn. Đây là biện pháp mà 100% cán bộ quản lý được khảo sát đều thấy cần thiết và có tính khả thi cao. Biện pháp này kết quả khảo sát có X = 2,9 là biện pháp rất quan trọng và không thể thiếu được đối với mọi quá trình quản lý nói chung và nó là một trong những chức năng của quá trình quản lý nên đều phải sử dụng và thực hiện.
Biện pháp 2: Đổi mới quản lý nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn. Biện pháp này về mức độ cần thiết và tính khả thi có X = 2,48. Điều đó chứng tỏ rằng trong các nhà trường THPT đã và đang thực hiện việc quản lý nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn.
Biện pháp 3: Quan tâm đặc biệt tới việc quản lý thực hiện chương trình: Mức độ cần thiết có X = 2,8
Mức độ khả thi có X = 2,73
Biện pháp này đã được các cán bộ quản lý đánh giá cao. Đây là biện pháp cần phải thường xuyên thực hiện và không thể thiếu được trong quá trình quản lý hoạt động tổ chuyên môn. Biện pháp này, không chỉ có tác dụng trong công tác chuyên môn, mà còn có tác dụng rất lớn trong việc thết lập kỷ cương nề nếp ở các nhà trường.
Biện pháp 4: Quản lý thường xuyên công tác kiểm tra đánh giá học sinh của tổ.
Về mức độ cần thiết có X = 2,02 Mức độ khả thi có X = 2,18
Đây là biện pháp khó thực hiện, nó có tính phức tạp, nhưng lại có tính chất đột phá trong công tác quản lý hoạt động tổ chuyên môn. Do vậy, có nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng không thực hiện được. Nhưng chúng tôi thấy rằng, trong cơ chế thị trường hiện nay, thì chất lượng là vấn đề sống còn của mọi đơn
vị sản xuất. Vì vậy, việc quản lý chất lượng dạy và học qua việc quản lý công tác kiểm tra đánh giá học sinh là vô cùng cấp thiết và không thể thiếu được trong công tác quản lý chuyên môn của Hiệu trưởng. Đây là bài toán khó, một nhiệm vụ phức tạp đặt ra cho các nhà quản lý trường học trong điều kiện hiện nay, đòi hỏi các nhà quản lý cần phải đầu tư trí tuệ, sức lực và thời gian để thực hiện tốt biện pháp này. Vì kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh là thước đo chính xác kết quả hoạt động chuyên môn của các thầy, cô giáo và là động lực thúc đẩy người học luôn cố gắng vươn lên, từ đó nâng cao chất lượng dạy học trong các nhà trường nói chung, trường THPT nói riêng. Vì vậy không được coi nhẹ biện pháp này.
Biện pháp 5: Tăng cường quản lý công tác tự học, tự bồi dưỡng Về mức độ cần thiết X = 2,11
Mức độ khả thi X = 2,3
Biện pháp này có tác dụng trực tiếp để nâng cao trình độ chuyên môn cho các thầy, cô giáo ngay trong quá trình công tác của mình, đồng thời nó có tác dụng làm cho các thành viên trong tổ có liên hệ mật thiết với nhau trong quá trình hoạt động chuyên môn họ được học hỏi trao đổi kinh nghiệm với nhau, thể hiện khả năng tiềm ẩn trong mỗi con người, làm cho trí thức trở thành tài sản chung của nhân loại. Làm tốt công tác này sẽ phát huy nội lực của các thành viên trong tổ chuyên môn. Trong xu thế thời đại ngày nay, trước bối cảnh của nền văn minh trí thức, con người cần phải học tập liên tục, học tập suốt đời; bởi vậy, việc tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ là việc làm tất yếu và thường xuyên đối với các thầy, cô giáo - người trực tiếp truyền thụ kiến thức kinh nghiệm loài người cho thế hệ trẻ. Vấn đề này đòi hỏi các nhà quản lý trường THPT phải quan tâm nhiều đến công tác tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên, phải tạo điều kiện để họ có cơ hội học tập vươn lên để tự khẳng định mình. Có làm tốt
công tác này thì giáo dục và đào tạo mới đáp ứng được yêu cầu đổi mới của đất nước.
Biện pháp 6: Chú trọng quản lý sử dụng thiết bị dạy học
Về mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của biện pháp này đều có X nhỏ hơn 2,46. Điều đó chứng tỏ rằng các cán bộ quản lý ở trường THPT đã có nhận thức đúng đắn về vấn đề sử dụng đồ dùng dạy học trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy. Vấn đề này có tác dụng to lớn trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên. Do vậy, các nhà quản lý trường học phải có những suy nghĩ, đầu tư, có kế hoạch đúng đắn để bổ sung trang thiết bị dạy học trong các nhà trường. Làm tốt giải pháp này, chúng ta mới có thể nâng cao chất lượng dạy học trong các nhà trường, thực hiện được mục tiêu hiện đại hoá quá trình dạy học, giúp người học được nhanh chóng tiếp cận với khoa học kỹ thuật hiện đại ngay khi còn ngồi trong ghế nhà trường THPT.
Biện pháp 7: Tổ chức tốt công tác quản lý và kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch chuyên môn của tổ
Về mức độ cần thiết và tính khả thi thì biện pháp này có X = 2,55. Điều đó thể hiện rằng, cán bộ quản lý nhà trường đã có nhận thức sâu sắc về việc tổ chức thực hiện và kiểm tra đánh giá theo kế hoạch đề ra. Đây là một trong những chức năng quan trọng của quản lý.
3.5. Kết luận chương III
Trong chương này chúng tôi đã đề cập đến các vấn đề:
- Căn cứ đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn của Hiệu trưởng các trường THPT.
- Đề xuất 7 biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn trong các trường THPT.
- Quy trình và kết quả của việc trưng cầu ý kiến chuyên gia về 7 biện pháp trên.
Qua bảng tổng hợp kết quả chúng tôi thấy cả 7 biện pháp nêu ở trên đều cần thiết và khả thi cho việc quản lý hoạt động tổ chuyên môn trong các nhà trường.
Căn cứ vào kết quả đã khảo sát chúng tôi thấy, 7 biện pháp có thể đưa vào áp dụng trong quá trình quản lý hoạt động tổ chuyên môn của Hiệu trưởng trong các nhà trường THPT hiện nay.
Hình 5. Sơ đồ các biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn của Hiệu trưởng.
Các biện pháp quản lý Hoạt động tổ chuyên môn
Hoạt động tổ chuyên môn
Hoạt động giảng dạy của giáo viên
Chất lượng dạy học Hiệu trưởng Tăng cường quản lý kế hoạch hoạt động tổ Đổi mới quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn Quan tâm đặc tới việc quản lý thực hiện chương trình Quản lý thường xuyên công tác kiểm tra đánh giá học sinh Tăng cường quản lý công tác tự học, tự bồi dưỡng của tổ Chú trọng uản lý việc sử dụng phương tiện dạy học Tổ chức tốt công tác quản lý và kiểm tra đánh giá hoạt động tổ