0
Tải bản đầy đủ (.doc) (120 trang)

Nội dung và tổ chức thực hiện biện pháp:

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC CHUYÊN MÔN Ở CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN THUẬN THÀNH, TỈNH BẮC NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC (Trang 81 -88 )

4 hiện đổi mới phương pháp dạy

3.3.1.2. Nội dung và tổ chức thực hiện biện pháp:

Kế hoạch chuyên môn là cương lĩnh hoạt động của tổ chuyên môn trong trường học. Vì tổ chuyên môn là đơn vị “sản xuất” chính trong nhà trường. Như vậy, kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn có vai trò quyết định đến việc thực hiện kế hoạch năm học của nhà trường. Kế hoạch chuyên môn ở các tổ chuyên môn là kế hoạch bộ phận trong kế hoạch tổng thể năm học, nhưng đồng thời lại mang đặc thù riêng của từng bộ môn. Vì vậy kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn trong nhà trường phải đảm bảo được những yêu cầu sau đây:

+ Phải thể hiện và cụ thể hoá được chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, Sở, nhà trường và hoạt động chuyên môn.

+ Phải phù hợp với tình hình thực tế của từng tổ chuyên môn trong nhà trường.

+ Phải phù hợp với đặc thù của bộ môn.

+ Phải phù hợp với đông đảo các cá nhân trong tập thể tổ: Tức là phải bố trí công việc hợp lý, phát huy tối đa năng lực hoạt động của từng thành viên trong tổ.

+ Phải cụ thể rõ ràng về các mục tiêu phấn đấu, thời gian thực hiện, người phụ trách… và các mục tiêu đề ra phải có tính khả thi được tập thể tổ nhất trí cao. Việc xây dựng kế hoạch là việc làm khó, nhưng rất quan trọng đây là điều kiện tiên quyết để nhà trường hoàn thành nhiệm vụ năm học. Khi bàn về quản lý giáo dục Bác Hồ kính yêu đã dạy rằng: “là người lãnh đạo phải chú ý đến nhu cầu thực tiễn, với giáo dục phải đào tạo con người thực tiễn”. Người coi “Các ngành sản xuất như người tiêu thụ hàng. Ban huấn luyện như người làm ra hàng, làm ra hàng phải đúng với nhu cầu của người tiêu thụ. Nếu người ta cần nhiều xe mà mình làm ra nhiều bình tiết chế thì hàng ế”. Bởi vậy, người lãnh đạo cụ thể là người Hiệu trưởng phải có kế hoạch, kế hoạch phải chú ý đến nhu cầu thực tiễn mà trong kế hoạch thì phải ăn khớp với nhau. Người nói: “Mọi công việc của chúng ta đều phải đi vào kế hoạch, trong kế hoạch mọi việc phải ăn khớp với nhau”. Người chỉ ra kế hoạch cụ thể giáo dục như sau: “Giáo dục cũng phải theo hoàn cảnh điều kiện ra sức làm nhưng làm vội không được. Từ đây ra cửa thì thứ nhất là bước thứ nhất, thứ hai là bước thứ hai, thứ ba là bước thứ ba,… vội vã thì ngã, làm phải có kế hoạch, có từng bước”. Trong chương 5, cuốn sửa đổi lề lối làm việc năm 1947 Bác đã đề cập đến 3 chức năng quản lý “Quyết định, tổ chức thực hiện, kiểm tra”. Trong kế hoạch có viêc lập chương trình, mà việc lập chương trình là rất khó bởi vừa phải phù hợp với đối tượng quản lý và phải đảm bảo tính khoa học. Do vậy, ngay từ đầu năm học Hiệu trưởng các nhà trường phải trực tiếp chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch hoạt động

của tổ và của cá nhân. Kế hoạch xây dựng phải tuần tự từng bước, không nôn nóng, đốt cháy giai đoạn. Muốn chỉ đạo xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn đúng thì Hiệu trưởng cần tiến hành các bước sau.

* Bước 1: Tiền kế hoạch:

+ Ngay từ đầu năm học, vào khoảng đầu tháng 8 hàng năm, Hiệu trưởng các nhà trường cần phải tập trung toàn bộ giáo viên trong nhà trường để học tập tất cả các văn bản, nghị quyết, quy định đối với giáo viên, nhà trường và giáo dục (điều lệ nhà trường, Luật giáo dục, Quy chế 40, quy chế chuyên môn…)

+ Phổ biến và quán triệt tình hình nhiệm vụ năm học của ngành đến tận các giáo viên trong nhà trường.

+ Phân tích tình hình đặc điểm của nhà trường khi bắt đầu bước vào năm học mới, đặc biệt chỉ ra được những mặt mạnh - yếu, những việc đã làm được, chưa làm được của năm học trước. Chỉ rõ được nguyên nhân khó khăn, thuận lợi để mọi thành viên trong hội đồng sư phạm nhà trường thấy được và rút kinh nghiệm cho năm học sau.

Đây là bước khởi đầu cực kỳ quan trọng, không thể thiếu được bắt đầu năm học và cũng là nhiệm vụ quan trọng nâng cao trình độ, chính trị, tư tưởng cho cán bộ giáo viên vào đầu năm học.

* Bước 2: Ổn định nhân sự ở các tổ

+ Bắt đầu vào năm học căn cứ vào điều kiện thực tế biên chế năm học của nhà trường, Hiệu trưởng nhà trường phải ra quyết định sắp xếp biên chế lại các tổ chuyên môn cho phù hợp với nhiệm vụ năm học, phù hợp với nhà trường và đúng điều lệ nhà trường đã quy định. Ra quyết định bổ nhiệm tổ trưởng chuyên môn; việc chọn tổ trưởng chuyên môn phải đảm bảo khách quan, vô tư, vì nhiệm vụ hoạt động của nhà trường. Tổ trưởng chuyên môn phải thực sự là con chim đầu đàn trong hoạt động chuyên môn, có năng lực quản lý, nhiệt tình trong công tác, yêu ngành, yêu nghề, có khả năng tập hợp quần chúng, có thâm niên công

tác từ 5 năm trở lên, đã dạy trọn cả 3 khối học trong trường THPT và phải được các thành viên trong tổ chuyên môn tín nhiệm cao. Đây là điều kiện rất quan trọng; vì vậy, trước khi đưa ra quyết định tổ trưởng chuyên môn, người Hiệu trưởng nên tham khảo ý kiến các thành viên trong tổ, có thể bỏ phiếu thăm dò. Có như vậy mới chọn được người lãnh đạo tổ chuyên môn vừa là nhà quản lý vừa là chuyên gia giáo dục để lãnh đạo hoạt động tổ chuyên môn đi đúng quỹ đạo và đạt mục đích trong hoạt động chuyên môn.

+ Việc sắp xếp tổ trưởng chuyên môn Hiệu trưởng cố gắng tránh tình trạng một tổ có nhiều nhóm chuyên môn khác nhau, khó khăn cho việc điều hành hoạt động chuyên môn. Bởi đó là hoạt động đặc thù, có như vậy thì sinh hoạt tổ chuyên môn mới có hiệu quả cao.

* Bước 3: Phân công chuyên môn

Đây là một vấn đề bức xúc hiện đang xảy ra trong các nhà trường THPT hiện nay, một giáo viên có thể vừa dạy ở trường này nhưng đồng thời tham gia dạy hợp đồng ở các trường dân lập khác. Vì vậy, việc phân công chuyên môn của Hiệu trưởng cần phải đảm bảo được yêu cầu sau:

+ Căn cứ vào năng lực chuyên môn.

+ Căn cứ vào tình hình cụ thể của tổ chuyên môn.

+ Căn cứ vào yêu cầu nguyện vọng của cá nhân giáo viên.

+ Căn cứ vào mục tiêu đào tạo của nhà trường (học sinh khá, giỏi, lớp đầu cấp, cuối cấp,…)

+ Căn cứ vào nguyện vọng của học sinh và phụ huynh (yêu cầu thực tế), xuất phát từ nhu cầu của người học.

+ Đảm bảo tính liên thông tức là giáo viên có thể theo học sinh lớp của mình. Tránh tình trạng đảo lộn nhiều, làm khó khăn cho giáo viên trong việc nắm bắt tình hình học sinh và học sinh quen với phương pháp giảng dạy của giáo viên.

+ Đảm bảo giáo viên dạy từ 2 khoá học sinh khác nhau trong nhà trường, có như vậy mới tiện cho điều hành công việc chuyên môn.

+ Đảm bảo tính công bằng về lao động đối với tất cả các giáo viên. Nhưng phải hợp lý theo quy định của nhà trường, tránh tình trạng cào bằng theo cơ chế thị trường. Để đảm bảo được những yêu cầu trên, Hiệu trưởng không được áp đặt, mà cần phải phát huy cao độ tính dân chủ trong phân công chuyên môn. Trước hết, Hiệu trưởng cần thông qua tổ trưởng chuyên môn thống nhất phương án phân công chuyên môn của tổ và giao quyền cho tổ trưởng trong việc quản lý phân công chuyên môn. Sau đó tổ trưởng chuyên môn đưa phương án về tổ bàn bạc thống nhất và sắp xếp chuyên môn, rồi đưa lên ký duyệt với Hiệu trưởng để thực hiện.

* Bước 4: Xây dựng kế hoạch tổ và kế hoạch cá nhân

Sau khi đã thống nhất phân công chuyên môn, các tổ trưởng chuyên môn thống nhất chỉ tiêu phấn đấu của tổ, của các cá nhân rồi xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn. Kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn phải thể hiện những nội dung như sau:

+ Đặc điểm tình hình tổ khi bước vào năm học. + Công việc được giao.

+ Phân công chuyên môn của tổ.

+ Biện pháp và phương hướng hoạt động thể hiện cụ thể theo thời gian hàng tuần, hàng tháng đối với tổ chuyên môn.

+ Chỉ tiêu phấn đấu, thực hiện quy chế chuyên môn của tổ. + Các chỉ tiêu phấn đấu:

- Học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu. - Tỷ lệ đậu đại học.

- Số giải học sinh giỏi đối với tổ - Số sáng kiến kinh nghiệm. - Số giờ giỏi, khá, trung bình.

- Số giáo viên đạt danh hiệu giáo viên giỏi, khá.

Đối với kế hoạch cá nhân thì cụ thể hoá chất lượng học sinh ở các lớp mình dạy.

Các chỉ tiêu khác như: Hoạt động tập thể, chủ nhiệm, hội họp.

Trong kế hoạch tổ và kế hoạch cá nhân còn thể hiện cụ thể: Hoạt động chuyên môn của tổ, sau khi thống nhất kế hoạch Hiệu trưởng ký duyệt với tổ trưởng và lưu hồ sơ quản lý năm học.

* Sau khi đã thống nhất được kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn thì Hiệu trưởng uỷ quyền cho phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn theo dõi tiến trình thực hiện kế hoạch hoạt động của tổ. Để phát hiện các vấn đề và giải quyết các vấn đề một cách kịp thời và thường xuyên thông báo cho đội ngũ các tổ trưởng chuyên môn ở phiên họp tổ trưởng chuyên môn vào thứ 2 đầu tuần hoặc trong các buổi họp hội đồng giáo viên hàng tháng.

Hiệu trưởng nhà trường trong quản lý kế hoạch chuyên môn cần phải nhận thức rõ được rằng quá trình quản lý chỉ đạo thực hiện kế hoạch chuyên môn là quá trình Ban giám hiệu phải kết hợp chặt chẽ và thông qua tổ, nhóm chuyên môn. Biến sự quản lý chỉ đạo chuyên môn của Hiệu trưởng thành nề nếp thường xuyên của các tập thể tổ chuyên môn mà người tổ trưởng là người được Hiệu trưởng uỷ quyền quản lý, kế hoạch hoạt động chuyên môn của tổ và cá nhân để từ đó thông tin ngược lên Ban giám hiệu (Hiệu trưởng) theo dõi tình hình. Có như vậy thì vai trò quản lý chuyên môn của người tổ trưởng trong các nhà trường phổ thông mới được phát huy, mới chủ động trong việc quản lý của mình. Tránh tình trạng tổ trưởng chuyên môn chỉ là công cụ thông báo các quyết định của Hiệu trưởng với giáo viên. Hiệu trưởng nhà trường phải đặt tổ trưởng chuyên môn vào vị trí của người quản lý trường học thật sự vì họ là người trực tiếp tác động đến giáo viên và học sinh, có tác dụng to lớn trong việc nâng cao chất lượng tổ chuyên môn, biến khả năng chuyên môn của tổ thành hiện thực, từ

đó nâng cao chất lượng dạy học của tổ. Nhà giáo dục học thiên tài

A.X.Macarencô đã khẳng định rằng: “Sự thống nhất của tập thể sư phạm là điều

quyết định hoàn toàn và một giáo viên trẻ nhất thiếu kinh nghiệm nhất ở một tập thể thống nhất và gắn bó, đứng đầu bởi một người lãnh đạo - người thợ cả giỏi sẽ làm được nhiều hơn một giáo viên tài năng và giàu kinh nghiệm đi bao nhiêu chăng nữa mà lại đi ngược chiều với tập thể sư phạm” [23].

* Quản lý kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn của Hiệu trưởng được cụ thể hoá bằng thời khoá biểu của nhà trường. Bởi, thời khoá biểu giảng dạy của nhà trường chính là biểu tượng về thực hiện và quản lý kế hoạch hoạt động chuyên môn của Hiệu trưởng trong nhà trường. Nhìn vào thời khoá biểu của nhà trường, có thể đánh giá được việc quản lý chuyên môn của Hiệu trưởng trong nhà trường. Hiện nay, việc sắp xếp thời khoá biểu cho phù hợp là vấn đề thời sự nóng bỏng trong trường phổ thông. Vì vậy, sau khi thống nhất kế hoạch chuyên môn, Hiệu trưởng phải trực tiếp hoặc uỷ quyền cho phó Hiệu trưởng chuyên môn sắp xếp thời khoá biểu. Thời khoá biểu phải đảm bảo được yêu cầu tối thiểu sau đây:

- Đảm bảo tính khoa học và sư phạm thể hiện ở chỗ đáp ứng được đầy đủ nguyện vọng của đông đảo các thầy, cô giáo trong nhà trường bảo đảm cho người dạy vừa có thời gian soạn giảng hợp lý vừa có thời gian giảng dạy phù hợp.

- Thời khoá biểu phải đảm bảo đủ số giờ của giáo viên trên lớp theo phân phối chương trình không thừa, không thiếu.

- Thời lượng giảng dạy của giáo viên trong một buổi học không quá 4 tiết và không ít hơn 2 tiết dạy. Các tiết dạy không cách khoảng quá xa.

- Thời lượng dạy trên 1 lớp không quá 2 tiết đối với giáo viên có số giờ từ 3 tiết trong 1 tuần, 2 tiết đó phải liền kề nhau. Trong thời khoá biểu phải xen kẽ các tiết tự nhiên với xã hội để học sinh tiếp thu bài được thoải mái.

- Nếu nhà trường dạy 2 ca sáng - chiều, thời khoá biểu phải đảm bảo giáo viên có tiết 5 sáng thì không có tiết 1 chiều.

- Phân bố thời khoá biểu để các tổ trưởng chuyên môn có thời gian sinh hoạt tổ trưởng, mỗi tổ chuyên môn có 1 buổi sinh hoạt tổ hợp lý.

- Thời khoá biểu sắp xếp để các giáo viên có điều kiện tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi, khá và phụ đạo học sinh yếu – kém. Việc sắp xếp thời khoá biểu phù hợp là vấn đề rất quan trọng trong các nhà trường phổ thông hiện nay. Nhưng việc đó có thể làm được nếu Hiệu trưởng nhà trường quan tâm chỉ đạo chặt chẽ và phải thấy rõ được tầm quan trọng của thời khoá biểu trong hoạt động chuyên môn của nhà trường. Thời khoá biểu phải đảm bảo tính ổn định, ít xáo trộn; nếu có sự thay đổi phải thông báo đến tận giáo viên và học sinh. Có như vậy thì quản lý kế hoạch giảng dạy mà các tổ và cá nhân vạch ra từ đầu năm học mới có tính khả thi, ổn định, đạt được mục đích của nhà trường.

* Sau khi thống nhất kế hoạch tổ chuyên môn, Hiệu trưởng tổ chức chỉ đạo họp hội nghị tổ trưởng để bàn bạc, thống nhất kế hoạch kiểm tra hồ sơ giáo án định kỳ (2 lần/học kỳ), kế hoạch dự giờ, thao giảng, thi giáo viên giỏi, kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, viết sáng kiến kinh nghiệm… các kế hoạch đó, đều được thông qua hội đồng sư phạm nhà trường ngay từ đầu năm, sau đó chỉ đạo thực hiện theo đúng kế hoạch đã định.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC CHUYÊN MÔN Ở CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN THUẬN THÀNH, TỈNH BẮC NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC (Trang 81 -88 )

×