1. Kết luận
1.1. Kết luận về thực trạng nghiên cứu.
Từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận làm nền tảng và định hướng cho việc nghiên cứu thực tế, chúng tôi đi khảo sát thực trạng hoạt động và quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở 3 trường THPT công lập huyện Thuận Thành - tỉnh Bắc Ninh. Chúng tôi thấy rằng, hiện tại 3 trường THPT công lập ở huyện Thuận Thành, các nhà quản lý đã sử dụng nhiều chuyên môn trong các nhà trường đã và đang phát triển phù hợp với định hướng và xu thế phát triển giáo dục của đất nước giai đoạn 2000 – 2010. Thực trạng khảo sát cho thấy, khi sử dụng các biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn trong nhà trường THPT còn có những biện pháp chưa thống nhất, chưa thường xuyên, đặc biệt có những biện pháp mà các nhà quản lý còn thấy khó khăn, lúng túng trong quá trình chỉ đạo và thực hiện.
1.2. Đề xuất các biện pháp.
Sau một thời gian dài nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng chúng tôi thấy, để nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường thì quản lý hoạt động
tổ chuyên môn là vấn đề then chốt, vì hoạt động của tổ chuyên môn là hoạt động
nền tảng và là hoạt động trọng tâm trong các nhà trường. Để quản lý hoạt động chuyên môn có hiệu quả, Hiệu trưởng các nhà trường cần phải nắm vững lý luận quản lý, kết hợp hài hoà với khoa học, lý luận giáo dục, tâm lý để tìm ra các biện pháp linh hoạt, phù hợp với tình hình cụ thể của từng nhà trường, làm cho hoạt động tổ chuyên môn trong các nhà trường hướng tới đạt mục tiêu giáo dục, đề tài đã đề xuất 7 biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn là:
- Biện pháp 1: Tăng cường quản lý kế hoạch hoạt động tổ.
- Biện pháp 3: Quan tâm quản lý thực hiện chương trình.
- Biện pháp 4: Quản lý thường xuyên công tác kiểm tra đánh giá học sinh của tổ.
- Biện pháp 5: Tăng cường quản lý công tác tự học, tự bồi dưỡng của tổ. - Biện pháp 6: Chú trọng quản lý việc sử dụng thiết bị dạy học.
- Biện pháp 7: Tổ chức tốt công tác quản lý và kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch chuyên môn của tổ.
Các biện pháp này luôn có mối quan hệ hữu cơ với nhau, có tác dụng hỗ trợ lẫn nhau. Trong đó biện pháp 1 là biện pháp quan trọng, nền tảng chi phối tất cả các biện pháp khác, các biện pháp 2, 4, 7 cần phải tiến hành thường xuyên liên tục. Còn các biện pháp khác cần phải tiến hành đúng lúc, đúng thời điểm khi cần thiết. Mỗi biện pháp có tác dụng đối với hoạt động tổ chuyên môn ở một khía cạnh nhất định và chúng đều hướng tới mục đích chung là thực hiện kỷ cương-nề nếp trong nhà trường và nâng cao chất lượng dạy - học. Bởi vậy, trong quá trình quản lý, Hiệu trưởng không nên xem nhẹ, hoặc tuyệt đối hoá biện pháp nào.
2. Kiến nghị
2.1. Đối với Bộ giáo dục và đào tạo
Cần có điều khoản quy định chi tiết, cụ thể, rõ ràng hơn về khái niệm, vị trí, vai trò, chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ của tổ chuyên môn và tổ trưởng chuyên môn trong nhà trường.
Có chương trình đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên về nghiệp vụ quản lý trường học cho đội ngũ các nhà quản lý trường học nói chung, trường trung học phổ thông nói riêng để nâng cao trình độ nghiệp vụ quản lý, lý luận khoa học quản lý chấm dứt tình trạng quản lý theo kinh nghiệm.
2.2. Đối với Sở giáo dục – đào tạo.
Có chương trình đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho đội ngũ tổ trưởng chuyên môn vì họ là người quản lý một đơn vị sản xuất trong nhà trường.
Có quy định cụ thể về tiêu chuẩn đối với tổ trưởng chuyên môn và nhiệm kỳ công tác của tổ trưởng chuyên môn ít nhất là hai năm, để có tính ổn định và họ có kinh nghiệm trong quá trình quản lý hoạt động chuyên môn của tổ.
2.3. Đối với các nhà trường
Hiệu trưởng nhà trường cần phân cấp rõ ràng trong quản lý hoạt động chuyên môn để thấy rõ phần việc của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, tổ trưởng, giáo viên, tránh tình trạng ôm đồm công việc, chồng chéo trong chỉ đạo và thực hiện.
- Quan tâm đúng mức về vật chất, tinh thần đến đội ngũ tổ trưởng chuyên môn.
- Lựa chọn đội ngũ tổ trưởng chuyên môn phải đúng, phù hợp với điều kiện nhà trường.
- Sắp xếp phân bố tổ chuyên môn hợp lý, không nên để một tổ chuyên môn quá nhiều bộ môn, khó khăn cho công tác chỉ đạo chuyên môn và quản lý của tổ trưởng. Mỗi tổ chuyên môn chỉ cần 10 giáo viên trở lên là đủ điều kiện thành lập tổ.
- Để hoạt động chuyên môn tốt, Hiệu trưởng cần có kế hoạch đầu tư mua sắm trang thiết bị cho dạy và học.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Quốc Bảo (1981), Những bài giảng về phạm trù “nhà trường”, Trường CBQLGD, Hà Nội.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2000), Điều lệ trường Trung học, Nxb giáo dục, Hà Nội.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2004), Tài liệu tập huấn cán bộ QLGD triển khai thực hiện chương trình sách giáo khoa mới bậc THPT, Hà Nội.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Tài liệu nhiệm vụ năm học 2005 -2006, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
5. Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2001), Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2020, Hà Nội.
6. Hoàng Chúng, Phạm Thanh Liêm (1981), Một số vấn đề lý luận chung về quản lý giáo dục, Tài liệu lưu hành nội bộ, Trường CBQLGD TW2.
7. Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh (2010), Báo cáo của Tỉnh uỷ tỉnh Bắc Ninh Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2010 -2015.
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ 2 BCH.TW Đảng khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
11. Điều lệ trường Trung học (Ban hành kèm theo quyết định số: 23/2000/QĐ BGD&ĐT ngày 11/7/2000 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
12. Nguyễn Minh Đạo (1997), Cơ sở khoa học quản lý Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.
13. Trần Khánh Đức (2004), Quản lý và kiểm định chất lượng đào tạo đại học,
Kỉ yếu hội thảo về kiểm định chất lượng giáo dục đại học, Trường ĐH Vinh.
14. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục, Nxb giáo dục, Hà Nội.
15. Phạm Minh Hạc (1997), Xã hội hóa công tác giáo dục Nxb giáo dục, Hà Nội. 16. Bùi Hiền, Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo (2001), Từ
điển giáo dục học, Nxb từ điển bách khoa, Hà Nội.
17. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (1997), Tâm lý học xã hội trong hoạt động lãnh đạo quản lý, Nxb lý luận chính trị, Hà Nội.
18. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2005), Tâm lý học lãnh đạo quản lý, Nxb lý luận chính trị, Hà Nội.
19. Hà Sĩ Hồ, Lê Tuấn (1987), Những bài giảng về quản lý trường học, Tập I,II,III, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
20. Trần Kiểm (1997), Quản lý giáo dục và quản lý trường học, Viện Khoa học giáo dục, Hà Nội.
21. C.Mác - Ph.Ăngghen toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1990.
22. Nguyễn Đức Minh (1990), Về đổi mới quản lý giáo dục, một số vấn đề lý luận và thực tiển, Viện Khoa học giáo dục, Hà Nội.
23. Hà Thế Ngữ (1987), Chức năng quản lý và nội dung công tác quản lý của hiệu trưởng trường phổ thông cơ sở, Viện Khoa học giáo dục, Hà Nội.
24. Hà Thế Ngữ (1997), Quản lý trường phổ thông cơ sở, những vấn đề lý luận và thực tiển Viện Khoa học giáo dục, Hà Nội.
25. Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt (1998), Giáo dục học tập I, Nxb giáo dục, Hà Nội.
27. Hà Thế Ngữ, Quá trình sư phạm và chất lượng giáo dục, Tạp chí nghiên cứu giáo dục số 5/1985.
28. Phòng Thống kê tỉnh Bắc Ninh, Niên giám thống kê huyện Thuận Thành 2009 -2010.
29. Nguyễn Ngọc Quang (1998), Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục, Trường Cán bộ quản lý giáo dục-đào tạo TW1, Hà nội.
30. Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Giáo dục, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
31. Nguyễn Hải Sản (1998), Quản trị học, Nxb Thống kê, Hà Nội.
32. Hoàng Tâm Sơn (2001), Một số vấn đề về tổ chức khoa học lao động của người hiệu trưởng, Trường Cán bộ QLGD và Đào tạoII, Tp.HCM.
33. Nguyễn Bá Sơn (2000), Một số vấn đề cơ bản về khoa học quản lý, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
34. Vũ Văn Tảo (1997), Chính sách và định hướng chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo Việt Nam, Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục, Hà Nội. 35. Phạm Xuân Thanh (2004), Đảm bảo chất lượng và kiển định chất lượng giáo
dục đại học. Sự vận dụng vào Việt Nam, Kỉ yếu hội thảo về kiểm định chất lượng giáo dục Đại học, Trường ĐH Vinh.
36. Đỗ Hoàng Toàn (1999), Giáo trình khoa học quản lý, tập I, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
37. Trường Cán bộ quản lý giáo dục và Đào tạo (1998), Thuật ngữ quản lý giáo dục, Hà Nội.
38. Viện ngôn ngữ, Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẳng, trang 144.
39. Vụ công tác lập pháp (2005), Những nội dung mới của Luật Giáo dục năm 2005, Nxb Tư pháp, Hà Nội.