Nội dung và tổ chức chỉ đạo thực hiện biện pháp

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức chuyên môn ở các trường THPT huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 90 - 91)

4 hiện đổi mới phương pháp dạy

3.3.2.2.Nội dung và tổ chức chỉ đạo thực hiện biện pháp

Một thực tế hiện nay là sinh hoạt tổ chuyên môn ở các trường phổ thông thường là sinh hoạt hành chính, chỉ phổ biến những công việc cụ thể mà nhà trường đã truyền đạt. Những công việc đó lẽ ra thông báo được trên các bản tin của nhà trường. Sau nhiều năm công tác ở trường phổ thông chúng tôi thấy những vấn đề đó xảy ra là do những nguyên nhân sau đây:

+ Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn nghèo nàn; tổ trưởng chuyên môn không hoạch định được nội dung sinh hoạt chuyên môn của tổ mình.

+ Quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn ở trong nhà trường chưa chú trọng mà phó mặc cho tổ.

+ Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của sinh hoạt chuyên môn chưa cao. Mặt khác cơ chế thị trường có ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của mỗi cán bộ, giáo viên trong sinh hoạt tổ chuyên môn.

Để sinh hoạt tổ chuyên môn trong nhà trường thực sự có chất lượng, hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, cần tổ chức thực hiện như sau:

- Ngay từ đầu năm học Hiệu trưởng phải thống nhất với tổ chuyên môn về sắp xếp lịch sinh hoạt tổ chuyên môn và được thể hiện trên thời khoá biểu của nhà trường.

- Hiệu trưởng phải thống nhất được với tổ chuyên môn kế hoạch và nội dung cụ thể sinh hoạt tổ chuyên môn theo từng tuần, từng tháng.

- Hiệu trưởng giao nhiệm vụ cho tổ trưởng chuyên môn chịu trách nhiệm về nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn của tổ mình, để thống nhất trong toàn tổ những quy định của chuyên môn như:

+ Nội dung chương trình giảng dạy nội khoá - ngoại khoá. + Các loại hồ sơ chuyên môn.

+ Quy trình đánh giá xếp loại giờ dạy…

+ Nội dung kiểm tra, cho điểm, đánh giá, phân loại học sinh. + Lựa chọn phương pháp giảng dạy đối với bộ môn.

+ Rà soát chương trình để thống nhất những tiết giảng có đồ dùng thí nghiệm, làm mới hoặc bổ sung để giảng dạy.

+ Những chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học.

+ Bàn bạc, rút kinh nghiệm dạy học sinh giỏi, khá, phụ đạo học sinh kém. + Trao đổi kinh nghiệm kiểm tra, đánh giá học sinh, ôn luyện thi đại học. + Thống nhất mục đích yêu cầu của từng tiết giảng trong chương trình và nội dung hình thức bài soạn của tổ.

+ Trao đổi, thảo luận những bài giảng khó trong chương trình, những đề thi tuyển sinh khó…

+ Thí điểm thực hiện một số giờ dạy học bằng giáo án điện tử, tổ chức họp rút kinh nghiệm để triển khai đại trà.

- Trong các buổi họp tổ chuyên môn đầu tháng Hiệu trưởng uỷ quyền cho Phó Hiệu trưởng chuyên môn nhắc lại toàn bộ những hoạt động chuyên môn của nhà trường trong tháng theo kế hoạch đã vạch ra rồi từ đó bàn bạc để thực hiện trên tuần cụ thể trong tháng. Các tổ chuyên môn phải nắm bắt để triển khai và hoạt động tổ.

- Kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn phải thống nhất đan xen với kế hoạch hoạt động của các tổ chức quần chúng khác trong nhà trường để tránh tình trạng chồng chéo kế hoạch.

- Hiệu trưởng uỷ quyền cho Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn thường xuyên đi dự các buổi sinh hoạt ở các tổ chuyên môn để nắm bắt tình hình.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức chuyên môn ở các trường THPT huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 90 - 91)