Điều kiện tự nhiên, KT-XH, văn hoá của huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức chuyên môn ở các trường THPT huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 40 - 42)

b/ Mục tiêu phát triển giáo dục của huyện Thuận Thành

2.1.1. Điều kiện tự nhiên, KT-XH, văn hoá của huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh

2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, KT - XH, văn hoá, giáo dục của huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh thuận thành, tỉnh bắc ninh

2.1.1. Điều kiện tự nhiên, KT-XH, văn hoá của huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh Ninh

* Điều kiện tự nhiên

Thuận Thành là huyện nằm ở bờ nam sông Đuống của tỉnh Bắc Ninh. Bắc giáp các huyện Tiên Du và Quế Võ, ranh giới là con sông Đuống. Nam giáp huyện Văn Lâm của tỉnh Hưng Yên. Tây giáp huyện Gia Lâm của thành phố Hà Nội. Đông giáp các huyện Gia Bình và Lương Tài.

Diện tích: 116,04km2 Dân số: 144.716 người (năm 2010) Mật độ: 1.172 người/km2 Huyện lỵ: Thị trấn Hồ.

Bao gồm thị trấn Hồ và 17 xã là: An Bình, Đại Đồng Thành, Đình Tổ, Gia Đông, Hà Mãn, Hoài Thượng, Mão Điền, Nghĩa Đạo, Ngũ Thái, Nguyệt Đức, Ninh Xá, Song Hồ, Song Liễu, Thanh Khương, Trạm Lộ, Trí Quả, Xuân Lâm. Thuận Thành xưa là tên phủ của tỉnh Bắc Ninh, kiêm lý huyện Siêu Loại, sau năm 1945 là huyện của tỉnh Bắc Ninh [28].

* Tình hình văn hoá, xã hội

Thuận Thành là huyện đồng bằng, được phù sa sông Đuống bồi đắp quanh năm. Khí hậu mang tính chất gió mùa đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ, lắm nắng nhiều mưa. Nhiệt độ trung bình 27 - 28oC. Đây là những điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp của huyện. Bên cạnh đó, huyện cũng có

những làng nghề thủ công truyền thống như nuôi tằm ươm tơ, dệt in hoa trên vải, thêu ren xuất khẩu... cũng góp phần mang lại thu nhập đáng kể.

Về giao thông, huyện có tuyến quốc lộ 38 đi thành phố Bắc Ninh và tỉnh Hưng Yên. Đường tỉnh 282, đi Hà Nội và các huyện lân cận. Đường tỉnh 280 nối liền thị trấn Hồ của huyện Thuận Thành với thị trấn Gia Bình, huyện Gia Bình và thị trấn Thứa, huyện Lương Tài. Những năm gần đây, huyện đang chú trọng đến phát triển du lịch. Lợi thế đặc biệt của Thuận Thành trong phát triển du lịch là tiềm năng văn hoá nhân văn phong phú và đa dạng với nhiều loại hình khác nhau. Vốn nổi tiếng từ xưa với làng tranh Đông Hồ và hệ thống các di tích lịch sử văn hoá như chùa Dâu, chùa Bút Tháp, thành cổ Luy Lâu, nhất là di tích lăng mộ và đền thờ Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, Âu Cơ [28].

Đây là vùng đất cổ có truyền thống văn hoá lâu đời. Từ năm 187-226, chùa Dâu đã được xây dựng. Năm 580, thiền sư Tì-ni-đa-lưu-chi người Ấn Độ đã đến đây để truyền bá thiền tông, khai sáng phái thiền Tì - ni - đa - lưu - chi. Thời Bắc thuộc, Thuận Thành là nơi đặt quận trị của quận Giao Chỉ, di tích còn lại là thành cổ Luy Lâu. Thuận Thành còn là quê của Ỷ Lan, Đoàn Tấn Hoà, Nguyễn Quỳnh, Lê Quýnh, Lý Đạo Thành, Nguyễn Gia Thiều, Đoàn Cử, Vũ Duệ.

* Tình hình kinh tế

Thuận Thành, huyện sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, sản xuất công nghiệp chưa nhiều. Diện tích canh tác bình quân khoảng 500m2/ người. Năm 2010 mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, diễn biến thời tiết phức tạp, dịch bệnh ở người và gia súc, gia cầm bùng phát, song dưới sự đoàn kết, phối hợp đồng bộ của Đảng bộ và chính quyền nhân dân các cấp, tình hình phát triển kinh tế- xã hội huyện Thuận Thành vẫn đạt những kết quả đáng ghi nhận: Tổng sản phẩm xã hội (GDP) đạt 796,535 tỷ đồng, bằng 96,45% so với kế hoạch, tăng 10,9% so với

năm 2010, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đạt 254 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 31,8%, công nghiệp- xây dựng đạt 278, 255 tỷ đồng, chiếm 34,94%, thương mại- dịch vụ 264,254 tỷ đồng, chiếm 33,1%; GDP bình quân đạt 13,03 triệu đồng/ người/năm; giá trị trồng trọt và nuôi trồng thuỷ sản đạt 65,2 triệu đồng/ha/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm 0,9% so với năm 2010 còn 6,37%...

* Những thuận lợi và khó khăn về kinh tế, văn hoá - xã hội ảnh hưởng đến phát triển GD&ĐT

Thuận lợi: Đời sống của nhân dân địa phương ngày được nâng cao. Do vậy họ đã quan tâm và đầu tư cho con em học hành. Họ nhận thức được: “Đầu tư cho con em họ học hành đến nơi đến chốn là đầu tư mang lại lợi ích cao nhất”. Chính vì vậy, họ đã tìm thầy dạy tốt để dạy cho con, đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng trường sở khang trang cho con em họ học tập. Chính quyền địa phương đã quan tâm đến giáo dục, tạo diều kiện thuận lợi cho giáo dục, quan tâm đến đời sống của cán bộ quản lý, giáo viên để họ an tâm và tập trung vào công tác quản lý, giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục địa phương.

Khó khăn: Thuận Thành 5 năm gần đây hình thành nhiều khu công nghiệp, đô thị hoá ngày càng nhanh, mọc lên các dịch vụ thu hút một bộ phận học sinh ham chơi, quên đi việc học hành. Đó là: chơi game, chát Internet… dẫn đến suy thoái đạo đức học sinh, bỏ học, đánh nhau, ăn trộm vặt. Một số phụ huynh học sinh mải làm ăn, buôn bán không quan tâm đến việc học hành của con em, phó mặc con em cho nhà trường, dẫn đến tình trạng con hư, học kém.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức chuyên môn ở các trường THPT huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w