Tổ chức tốt công tác quản lý và kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch chuyên môn của tổ.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức chuyên môn ở các trường THPT huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 106 - 108)

4 hiện đổi mới phương pháp dạy

3.3.7.Tổ chức tốt công tác quản lý và kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch chuyên môn của tổ.

hoạch chuyên môn của tổ.

3.3.7.1. Mục đích

Có thể khẳng định rằng, “không có kiểm tra thì không có quản lý”. Quản lý và kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của tổ chuyên môn của Hiệu trưởng nhằm mục đích sau đây:

+ Theo dõi tiến trình hoạt động tổ chuyên môn để điều hành đúng với kế hoạch, mục tiêu đã đề ra; bảo đảm cho hoạt động tổ chuyên môn không đi lệch hướng, tuỳ tiện ảnh hưởng lớn đến chất lượng dạy và học.

+ Nắm bắt được tinh thần thái độ thực hiện quy chế chuyên môn, thực hiện nhiệm vụ của giáo viên và có tác dụng uốn nắn, giáo dục những giáo viên có tư tưởng sai lệch trong hoạt động chuyên môn.

+ Kiểm tra đánh giá hoạt động tổ chuyên môn nhằm mục đích đưa nề nếp hoạt động chuyên môn trong nhà trường thành kỷ cương trách nhiệm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.

+ Kiểm tra, đánh giá hoạt động tổ chuyên môn còn giúp cho Hiệu trưởng kịp thời điều chỉnh kế hoạch hoạt động chuyên môn của nhà trường cho đúng hướng, phù hợp với thực tiễn nhà trường và đảm bảo cho hoạt động chuyên môn đạt được mục tiêu đã định.

3.3.7.2. Nội dung và tổ chức thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng phải coi kiểm tra, đánh giá là công việc tiến hành thường xuyên, đều đặn và kiểm tra ở mọi góc độ theo kế hoạch định trước, kiểm tra đột xuất, kiểm tra thông qua các hình thức nắm bắt thông tin trong tập thể giáo viên và học sinh. Ngay từ đầu năm học, Hiệu trưởng cần căn cứ vào kế hoạch hoạt động chuyên môn, kế hoạch hoạt động tổ để đề ra kế hoạch cụ thể trong công tác kiểm tra đánh giá.

Kiểm tra đánh giá hoạt động chuyên môn là khâu rất phức tạp, nhưng lại cực kỳ quan trọng, đòi hỏi Hiệu trưởng phải sử dụng nhiều kênh, nguồn thông tin trong kiểm tra, đánh giá. Đánh giá phải đúng và mang tính sư phạm để phát huy sức mạnh của nội lực trong tập thể sư phạm. Hoạt động chuyên môn là hoạt động đặc thù; do vậy, công tác kiểm tra, đánh giá của Hiệu trưởng phải kết hợp cả khoa học quản lý, khoa học sư phạm thì mới có hiệu quả.

Kiểm tra đánh giá hoạt động chuyên môn phải tiến hành thường xuyên hàng buổi học, tuần học, tháng và liên tục thông báo, rút kinh nghiệm, có thể là: riêng đối với cá nhân giáo viên, tổ trưởng hoặc trước tập thể sư phạm, nếu thấy vấn đề cần phải đưa ra rút kinh nghiệm chung.

Trong kiểm tra đánh giá hoạt động chuyên môn, Hiệu trưởng phải thực sự khách quan, vô tư, vì mục đích chung của nhà trường. Tránh tình trạng chủ nghĩa cá nhân, áp đặt chủ quan trong kiểm tra đánh giá nói chung và kiểm tra

đánh giá hoạt động chuyên môn nói riêng. Có như vậy, hoạt động chuyên môn của các tổ chuyên môn trong nhà trường mới trở thành hoạt động hạt nhân, nòng cốt và thực sự trở thành hoạt động nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức chuyên môn ở các trường THPT huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 106 - 108)