Chú trọng quản lý công tác sử dụng trang thiết bị dạy học của tổ chuyên môn

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức chuyên môn ở các trường THPT huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 103 - 106)

4 hiện đổi mới phương pháp dạy

3.3.6. Chú trọng quản lý công tác sử dụng trang thiết bị dạy học của tổ chuyên môn

đánh giá năng lực của từng giáo viên trong tổ để phân công giáo viên kèm cặp giúp đỡ lẫn nhau về chuyên môn và có kế hoạch bồi dưỡng giáo viên. Hiệu trưởng phải tổng hợp nhiều kênh thông tin như: dự giờ thăm lớp, dùng phiếu thăm dò học sinh, thông qua tổ, nhóm chuyên môn, lấy ý kiến từ phía cha mẹ học sinh… để phân tích đánh giá phân loại phải chính xác đối với mỗi giáo viên. Từ đó, có cơ sở phân công giảng dạy phù hợp, tổ chức bồi dưỡng giáo viên đúng năng lực, làm cho công tác giảng dạy của giáo viên đáp ứng được yêu cầu của người học, nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.

Để có điều kiện tốt cho giáo viên trong công tác tự học, tự bồi dưỡng, Hiệu trưởng cần bàn bạc với Ban giám hiệu, uỷ quyền cho Phó Hiệu trưởng chuyên môn có kế hoạch thường xuyên liên tục tổ chức các chuyên đề, hội thi trong nhà trường như: Chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học, chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu – kém, chuyên đề trao đổi kinh nghiệm luyện thi đại học; hội thi thao giảng giáo viên giỏi tuyến trường để chọn giáo viên giỏi tỉnh, phong trào dự giờ thăm lớp do công đoàn tổ chức; hội thi làm đồ dung dạy học, các chuyên đề ngoại khoá… tất cả các hoạt động đó đều có tác dụng nâng cao năng lực dạy học của giáo viên. Sau mỗi lần tổ chức các hội thi, đều phải rút kinh nghiệm, tổng hợp khen – chê đúng lúc, đúng chỗ, để động viên khuyến khích mọi người tham gia.

3.3.6. Chú trọng quản lý công tác sử dụng trang thiết bị dạy học của tổ chuyên môn chuyên môn

3.3.6.1. Mục đích

Quản lý công tác sử dụng trang thiết bị dạy học, là quản lý vấn đề đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên. Chống được tình trạng phổ biến trong các

nhà trường phổ thông hiện nay là: dạy chay, chủ yếu thuyết trình trên lớp. Giúp cho giáo viên tiếp cận với xu thế dạy học hiện đại và nhà trường có điều kiện để tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho dạy và học. Đồng thời, làm cho người dạy, người học phải đổi mới tư duy trong quá trình dạy học, nâng cao năng lực tư duy của học sinh làm khơi dậy cho học sinh tính tò mò thích hiểu biết thực tế để phát huy tính độc lập, sáng tạo của người học. Góp phần hiện thực hoá quan điểm của Đảng và Nhà nước về“Đổi mới nội dung chương trình sách giáo khoa, phương pháp dạy học phải được thực hiện đồng bộ với công việc nâng cấp và đổi mới trang thiết bị dạy học”. Từ đó, nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.

3.3.6.2. Nội dung và tổ chức thực hiện biện pháp

Thực tế thời gian qua cho thấy, vấn đề quản lý sử dụng đồ dùng trang thiết bị dạy học ở các trường THPT huyện Thuận Thành còn chưa được chú trọng; nhận thức về việc sử dụng trang thiết bị dạy học của giáo viên còn chưa sâu sắc, chưa thấy được tầm quan trọng của việc sử dụng trang thiết bị dạy học trong việc đổi mới chất lượng dạy học. Mặt khác, đa số giáo viên đã quen với phương pháp dạy học thuyết trình, nên kỹ năng sử dụng trang thiết bị dạy học chưa hoàn hảo; vì vậy, họ ngại đưa thí nghiệm vào bài giảng; nếu có cũng chỉ đưa thí nghiệm mô hình, minh hoạ ít dùng thí nghiệm để giảng dạy. Hơn nữa, trang thiết bị dạy học ở trường THPT hiện nay còn thiếu rất nhiều; tuy có được được bổ sung ít nhiều, nhưng sử dụng phức tạp, mất nhiều thời gian, không phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, nên giáo viên ngại sử dụng. Các trường THPT còn thiếu rất nhiều phụ tá thí nghiệm chuyên nghiệp (Gọi là giáo viên thực hành). Đội ngũ này hiện nay đều là kiêm nhiệm, trình độ chuyên môn thực hành thí nghiệm bộ môn còn nhiều hạn chế. Do vậy, nhiều trường có trang thiết bị thí nghiệm, nhưng không sử dụng được đã trở thành hàng mẫu, hàng trưng bày trong các phòng thí nghiệm. Để quản lý được việc sử dụng trang thiết

bị thí nghiệm trong các nhà trường THPT chúng tôi thấy Hiệu trưởng nhà trường cần tiến hành như sau:

+ Hiệu trưởng tổ chức quán triệt để nâng cao nhận thức của giáo viên trong tập thể sư phạm về việc sử dụng đồ dùng dạy học. Coi việc sử dụng thiết bị dạy học là việc thực hiện quy chế chuyên môn bắt buộc đối với tất cả các giáo viên.

+ Ngay từ đầu năm học, Hiệu trưởng chỉ đạo tất cả các tổ chuyên môn rà soát toàn bộ chương trình giảng dạy của tổ xem tiết giảng nào có sử dụng thiết bị dạy học, đối chiếu với phòng thí nghiệm, xem tiết nào đã có, tiết nào cần phải làm mới, bổ sung và lập thành văn bản báo cáo cụ thể để theo dõi.

+ Hiệu trưởng uỷ quyền cho các tổ chuyên môn, lập kế hoạch mua sắm trang thiết bị dạy học theo bộ môn của tổ phụ trách, để các thiết bị mua sắm phù hợp; đồng thời, sửa chữa khắc phục, làm mới những đồ dùng thí nghiệm có thể làm được.

+ Các giáo viên trong tổ phải lập kế hoạch cụ thể về sử dụng đồ dùng dạy học của mình với người phụ trách thí nghiệm. Thống nhất sử dụng đồ dùng thí nghiệm phải đăng ký ngay từ đầu tuần bằng phiếu, để phụ tá thí nghiệm chuẩn bị. Các thí nghiệm thực hành được đưa ra giảng dạy phải được ký sổ với người phụ trách, để tiện cho việc quản lý theo dõi.

+ Hiệu trưởng tăng cường mua sắm trang thiết bị dạy học theo đúng yêu cầu của chuyên môn, đồng thời, có kế hoạch chỉ đạo tổ chuyên môn làm mới, hoặc khắc phục đồ dùng thí nghiệm hiện có trong các phòng thí nghiệm. Quy định cụ thể mỗi giáo viên làm 2 đồ dùng thí nghiệm trong 1 năm học.

+ Hiệu trưởng kết hợp với chuyên môn, tổ chức hội thi làm đồ dùng dạy học, tổ chức các buổi thao giảng dự giờ dạy bằng thí nghiệm, để các giáo viên trong nhà trường được học tập và phát huy.

Đối với các bộ môn có giờ thực hành thí nghiệm như (toán, lý, hoá, sinh, công nghệ) thì phải có kế hoạch chỉ đạo, theo dõi chặt chẽ, tránh những tiết dạy thí nghiệm biến thành giờ ôn tập, phụ đạo… Hiệu trưởng giao cho tổ chuyên môn lập kế hoạch giảng dạy, mua sắm thí nghiệm theo đúng với phân phối chương trình quy định của Bộ. Tránh tình trạng xem nặng tiết dạy lý thuyết, xem nhẹ tiết dạy thực hành.

Hiệu trưởng liên tục kiểm tra cơ sở vật chất ở phòng thí nghiệm, nắm bắt qua phụ tá thí nghiệm về việc sử dụng trang thiết bị dạy học của giáo viên hàng tuần, hàng tháng để có biện pháp điều chỉnh, chỉ đạo thực hiện. Vào đầu năm học hàng năm, Hiệu trưởng phải có kế hoạch cho kiểm tra thư viện thí nghiệm để có kế hoạch bổ sung. Đồng thời, có kế hoạch cho các tổ chuyên môn cử người đi tập huấn các lớp sử dụng đồ dùng dạy học theo chương trình đào tạo của trên.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức chuyên môn ở các trường THPT huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 103 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w