Thực trạng về năng lực của Hiệu trưởng các trường THPT huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức chuyên môn ở các trường THPT huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 47 - 49)

b/ Mục tiêu phát triển giáo dục của huyện Thuận Thành

2.2.2.3.Thực trạng về năng lực của Hiệu trưởng các trường THPT huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

cương vị công tác hiện nay.

2.2.2.3. Thực trạng về năng lực của Hiệu trưởng các trường THPT huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

Để khảo sát các năng lực của Hiệu trưởng các trường THPT trên địa bàn huyện chúng tôi đã tiến hành:

- Thu thập số liệu và những đánh giá kết luận của lãnh đạo Sở Giáo dục tỉnh Bắc Ninh qua các đợt thanh tra, kiểm tra đánh giá cán bộ từ năm 2008 đến năm 2011.

- Lập phiếu hỏi, xin ý kiến của các đối tượng về việc đánh giá năng lực của Hiệu trưởng các trường THPT huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Gồm: 150 người; trong đó: Lãnh đạo, chuyên viên Sở Giáo dục 05; Hiệu trưởng THPT 03; Phó Hiệu trưởng 07; giáo viên đại diện ở 03 trường THPT: 135 người (bao gồm cả tổ trưởng chuyên môn).

* Về năng lực chuyên môn.

Đội ngũ Hiệu trưởng THPT huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh hầu hết có trình độ đại học trở lên và nắm vững công tác chuyên môn thường xuyên nâng cao trình độ bằng năng lực tự học, tự bồi dưỡng. Đa số Hiệu trưởng am hiểu tình hình kinh tế -xã hội, tình hình giáo dục ở địa phương nên có nhiều thuận lợi trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường.

Về năng lực cố vấn, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho cán bộ giáo viên và nhạy bén tích cực trong đổi mới phương pháp dạy học chưa được các nhóm đánh giá cao, trong đó có cả bản thân của Hiệu trưởng.

Nguyên nhân hạn chế có Hiệu trưởng chưa thật sự tập trung quản lý công tác chuyên môn dạy và học mà còn giao khoán cho phó Hiệu trưởng và tổ trưởng chuyên môn, để chỉ quản lý hành chính, tài chính, đối ngoại. Cách phân công này khiến người hiệu trưởng ngày càng xa rời, thiếu hiểu biết, dẫn đến thiếu nhạy bén và tính tích cực trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Bên cạnh đó, phải kể đến một số hiệu trưởng năng lực chuyên môn còn hạn chế, không có khả năng chỉ đạo, kiểm tra, do đó hiệu trưởng còn ngại dự giờ để đóng góp về chuyên môn nhằm nâng cao tay nghề cho giáo viên.

* Về năng lực quản lý.

Kết quả điều tra (phần phụ lục) cho thấy:

Về cơ bản các nhóm đánh giá đều thống nhất đội ngũ Hiệu trưởng THPT huyện Thuận Thành am hiểu chức năng và phát huy được vai trò của người Hiệu trưởng. Những năng lực được đánh giá cao là năng lực quản lý đội ngũ, xây dựng tập thể đoàn kết, năng lực ứng xử và giao tiếp để vận động phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường tham gia công tác giáo dục biểu hiện cụ thể:

Mối quan hệ giữa chính quyền với tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh… hoạt động đồng bộ và có hiệu quả sự kết hợp giữa nhà trường với các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội ở địa phương;

đặc biệt mối quan hệ giữa nhà trường với cha mẹ học sinh ngày càng gắn bó, cùng với cộng đồng trách nhiệm trong công tác giáo dục thế hệ trẻ.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức chuyên môn ở các trường THPT huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 47 - 49)