Nội dung và tổ chức thực hiện biện pháp

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức chuyên môn ở các trường THPT huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 92 - 98)

4 hiện đổi mới phương pháp dạy

3.3.3.2.Nội dung và tổ chức thực hiện biện pháp

Ngay từ đầu năm học, Hiệu trưởng nhà trường phải chỉ đạo cho các tổ chuyên môn học tập lại những văn bản quy định về hoạt động chuyên môn và để tất cả các giáo viên trong nhà trường nắm vững những công việc cụ thể của người giáo viên trong hoạt động chuyên môn.

- Việc thực hiện quy chế chuyên môn gồm có:

+ Thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy, giáo dục. + Soạn bài, chuẩn bị đồ dùng dạy học theo quy định. + Kiểm tra học sinh và chấm bài theo quy định. + Bảo đảm giờ thực hành thí nghiệm.

+ Bảo đảm các hồ sơ chuyên môn theo quy định.

+ Tự bồi dưỡng và tham dự các hình thức bồi dưỡng nghiệp vụ.

+ Thực hiện các quy định dạy thêm, học thêm theo tinh thần nghị quyết TW2 khoá 8 và những quy định dạy thêm, học thêm của Bộ, Sở, nhà trường.

- Theo quy định của Điều lệ trường học, hồ sơ chuyên môn của giáo viên gồm:

+ Sổ soạn bài.

+ Sổ dự giờ thăm lớp.

+ Sổ chủ nhiệm đối với các giáo viên làm công tác chủ nhiệm. + Sổ kế hoạch giảng dạy theo tuần.

Ngoài ra theo quy định của Sở, nhà trường, giáo viên còn cần có thêm các loại hồ sơ sau đây:

+ Sách giáo khoa, phân phối chương trình dạy học của bộ môn. + Sổ điểm cá nhân.

+ Sổ tích luỹ chuyên môn nghiệp vụ.

- Thống nhất quan điểm chỉ đạo giữa Ban giám hiệu nhà trường với các tổ chuyên môn những điểm sau đây:

+ Quy định 100% giáo viên phải có bài soạn mới trước khi lên lớp một tuần, bài soạn phải ghi rõ ngày, tháng soạn.

+ Bài soạn phải có chữ ký của tổ trưởng chuyên môn trước khi lên lớp 1 tuần.

+ Tất cả các giáo viên phải lên lịch báo giảng trước 1 tuần và để lịch báo giảng tại phòng bộ môn của tổ.

+ Thống nhất thời điểm kiểm tra, thanh tra giáo viên.

+ Thống nhất thời gian thao giảng, dự giờ, thăm lớp đối với giáo viên và quy định mỗi giáo viên phải tham gia thao giảng 2 tiết/năm học. Mỗi giáo viên trong tổ phải dự giờ đồng nghiệp ít nhất 20 tiết/năm học.

+ Thống nhất mẫu phiếu đánh giá dự giờ lên lớp đối với giáo viên.

- Các tổ chuyên môn cho giáo viên học lại những quy định ghi sổ đầu bài, cho điểm vào sổ và thống nhất lại cơ số điểm tối thiểu đối với bộ môn của tổ mình.

- Cho giáo viên trong tổ bàn bạc và học tập lại quy chế 40 về cách kiểm tra, đánh giá xếp loại học sinh.

* Sau khi đã được học tập thống nhất những quy định làm việc giữa Hiệu trưởng đối với giáo viên, trong quá trình chỉ đạo thực hiện chương trình giảng dạy Hiệu trưởng nhà trường tiến hành kiểm tra như sau:

+ Kiểm tra thực hiện chương trình qua sổ đầu bài. Đây là công việc cần phải làm thường xuyên, liên tục trong suốt cả năm học. Hiệu trưởng uỷ quyền cho phó Hiệu trưởng, hoặc trưởng ban kiểm tra nề nếp nhà trường thường xuyên kiểm tra việc thực hiện chương trình qua sổ đầu bài của giáo viên ở tất cả các tổ chuyên môn vào cuối tuần học. Nắm bắt tình hình và thông báo ngay trong hội nghị tổ trưởng ngay đầu tuần, để giáo viên kịp thời điều chỉnh. Tránh tình trạng dạy không theo phân phối chương trình, giảm giờ dạy tuỳ tiện, dạy dồn ép trong các môn học.

+ Kiểm tra thực hiện chương trình theo phân phối chương trình của bộ. Đây là công việc tiến hành đột xuất, khi Hiệu trưởng thấy công việc giảng dạy của giáo viên có vấn đề cần kiểm tra. Hiệu trưởng chỉ đạo cho phó Hiệu trưởng chuyên môn kiểm tra, đối chiếu việc thực hiện chương trình của giáo viên, có thống nhất giữa phân phối chương trình của Bộ, Sổ đầu bài, giáo án, lịch báo giảng và vở ghi của học sinh không. Đây cũng là việc làm rất cần thiết, có tác dụng ngăn chặn, chấn chỉnh những biểu hiện tiêu cực trong hoạt động chuyên môn của giáo viên. Đồng thời, qua kiểm tra sẽ nâng cao nhận thức của giáo viên trong việc thực hiện quy chế chuyên môn.

+ Kiểm tra thực hiện chương trình thông qua dự giờ đột xuất của giáo viên.

Căn cứ vào thời khoá biểu, Hiệu trưởng cùng với tổ trưởng chuyên môn đi dự giờ thăm lớp đột xuất (không báo trước) đối với một số giáo viên kể cả giáo viên giỏi, khá và trung bình. Việc làm này có tác dụng không chỉ đối với giáo viên trong việc thực hiện quy chế chuyên môn, mà còn có tác dụng đối với cả học sinh trong việc chấn chỉnh nề nếp học tập.

- Thông qua dự giờ đột xuất, kiểm tra chất lượng học sinh để nắm bắt tình hình học tập của học sinh. Từ đó, có biện pháp điều chỉnh kế hoạch giảng dạy, học tập để nâng cao chất lượng học tập của học sinh, đồng thời giáo viên phải điều chỉnh phương pháp giảng dạy cho phù hợp với đối tượng học sinh.

- Khi tiến hành biện pháp này, Hiệu trưởng yêu cầu tổ trưởng chuyên môn cùng đi dự giờ ngay; không ồn ào, đánh giá, nhận xét phải tế nhị, kín đáo, đảm bảo uy tín cho giáo viên.

- Biện pháp này có tác dụng rất lớn đối với những giáo viên khác, nên trong quá trình chỉ đạo quản lý hoạt động tổ chuyên môn, Hiệu trưởng cần tiến hành thường xuyên. Nhất là các thời điểm đầu năm học, dịp tết, dịp cuối năm…

+ Kiểm tra thực hiện chương trình thông qua kiểm tra hồ sơ giáo án. Đây là việc làm không thể thiếu trong quản lý hoạt động chuyên môn của Hiệu trưởng. Bảo đảm cho hiệu trưởng kiểm tra toàn diện tất cả các lĩnh vực thực hiện quy chế chuyên môn đối với mọi giáo viên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Những lần kiểm tra này, Hiệu trưởng phải có lịch trước, thông báo đến tất cả giáo viên và được thể hiện trong kế hoạch của nhà trường vào đầu năm học. Việc thanh tra toàn diện được tiến hành 4 lần/năm học, vào giữa và cuối mỗi học kỳ.

- Hiệu trưởng thành lập ban kiểm tra hồ sơ gồm có tất cả các tổ trưởng chuyên môn, ban thanh tra nội bộ trường học. Thống nhất nội dung kiểm tra gồm:

Kiểm tra toàn bộ hồ sơ giáo án trong thời gian kể từ đầu năm học đến thời điểm kiểm tra xem giáo viên soạn bài có đủ số lượng và đảm bảo chất lượng không. Giáo án có đảm bảo đúng với những quy định đã thống nhất trong tổ chuyên môn hay không. Đặc biệt kiểm tra xem quản lý của tổ trưởng chuyên môn có chặt chẽ hay không, có thường xuyên ký duyệt giáo án của giáo viên theo quy định không, để kịp thời chấn chỉnh.

Kiểm tra việc thực hiện chương trình giảng dạy của giáo viên bằng cách đối chiếu lịch báo giảng, sổ đầu bài, phân phối chương trình với giáo án và sổ ghi chép của học sinh để xem xét việc thực hiện chương trình của giáo viên.

Kiểm tra sổ điểm, túi đựng bài kiểm tra của học sinh, các loại bài kiểm tra của học sinh đã được chấm để xem số lượng bài kiểm tra có đủ theo quy định không. Việc chấm chữa bài của giáo viên có chính xác, khoa học và đảm bảo tính công bằng đối với học sinh hay không.

Kiểm tra việc thực hành thí nghiệm của giáo viên thông qua sổ mượn đồ dùng thí nghiệm, sổ đầu bài, thông qua vở ghi của học sinh để xem giáo viên có tiến hành bài dạy, có thí nghiệm theo phân phối chương trình hay không. Qua đó kiểm tra xem giáo viên có tự làm đồ dùng thí nghiệm để giảng dạy hay không…

Kiểm tra việc tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên: Thông qua sổ dự giờ, sổ tích luỹ, biên bản rút kinh nghiệm giờ dạy, biên bản sinh hoạt tổ chuyên môn để kiểm tra công tác tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên trong tổ chuyên môn.

* Lần kiểm tra này là lần kiểm tra đồng bộ và tiến hành trên diện rộng tất cả các tổ chuyên môn trong nhà trường. Do vậy sau khi kiểm tra Hiệu trưởng phải tổng kết rút kinh nghiệm trước hội đồng sư phạm, chỉ ra những mặt mạnh, yếu của các giáo viên để toàn trường chấn chỉnh và học tập.

+ Kiểm tra thực hiện chương trình thông qua việc thanh tra giáo viên định kỳ. Đây là việc thanh tra giáo viên theo chế độ thanh tra thủ trưởng, tiến hành rải rác trong cả năm học. Lần thanh tra này nhằm kiểm tra toàn diện giáo viên từ năng lực chuyên môn đến việc thực hiện quy chế chuyên môn. Theo quy định, Hiệu trưởng phải thanh tra giáo viên trong toàn trường được 15% trở lên. Do vậy, ngay từ đầu năm học Hiệu trưởng có kế hoạch để thanh tra giáo viên ở các tổ chuyên môn, khi thanh tra đến giáo viên nào thì Hiệu trưởng thông qua tổ chuyên môn để báo cho giáo viên đó và cùng với tổ trưởng chuyên môn. Hiệu trưởng thanh tra giáo viên ở các mặt sau đây:

- Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn theo quy định.

- Kiểm tra năng lực sư phạm bằng cách dự ít nhất 3 giờ của giáo viên, các giờ dự đều có kết quả kiểm tra sát hạch học sinh.

- Thông qua các tổ chức quần chúng trong nhà trường để nắm bắt ý thức chấp hành nội quy, quy chế của nhà trường, việc thực hiện đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước đối với giáo viên.

Sau lần thanh tra này, Hiệu trưởng đánh giá năng lực của giáo viên, chỉ rõ cho giáo viên thấy mặt mạnh, yếu và yêu cầu những biện pháp khắc phục; đồng thời, ghi biên bản, đưa vào hồ sơ cán bộ công chức hàng năm. Việc đánh giá của hiệu trưởng phải khách quan vô tư, bảo đảm tính công bằng mới đạt được hiệu quả trong việc khắc phục những hạn chế và phát huy năng lực của giáo viên.

+ Kiểm tra thực hiện chương trình thông qua tổ trưởng chuyên môn. Đây là việc làm thường xuyên. Vào buổi họp tổ trưởng chuyên môn đầu tuần, các tổ trưởng phải thông báo với Hiệu trưởng về tình hình hoạt động ở tổ mình phụ trách. Có thể thông báo bằng văn bản hoặc trực tiếp báo cáo; trong đó, có vấn đề thực hiện chương trình giảng dạy ở các khối lớp mà giáo viên trong tổ phụ trách. Khi báo cáo cần nêu rõ lý do chậm chương trình, biện pháp dạy bù của tổ và ghi sổ đầu bài vào phần dạy bù để theo dõi.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức chuyên môn ở các trường THPT huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 92 - 98)