Thực trạng quản lý công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động của tổ chuyên môn và của giáo viên.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức chuyên môn ở các trường THPT huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 69 - 71)

4 hiện đổi mới phương pháp dạy

2.3.6. Thực trạng quản lý công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động của tổ chuyên môn và của giáo viên.

môn và của giáo viên.

Kiểm tra, đánh giá là một trong những chức năng quan trọng của quản lý, đặc biệt trong việc quản lý hoạt động chuyên môn thì việc kiểm tra đánh giá của Hiệu trưởng có ý nghĩa quan trọng.

Những năm qua Hiệu trưởng các trường THPT Thuận Thành đã tiến hành kiểm tra, đánh giá hoạt động chuyên môn của tổ, của giáo viên với nhiều nội dung để nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn trong nhà trường. Căn cứ vào các nội dung kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo của Hiệu trưởng, chúng tôi thiết kế phiếu hỏi và điều tra về vấn đề này. Kết quả thu được như số liệu bảng 2.13.

Số liệu thống kê bảng 2.13 cho thấy: Hiệu trưởng quản lý việc kiểm tra đánh giá hoạt động chuyên môn qua sự tín nhiệm của tập thể được thực hiện tốt nhất, điều này cũng khẳng định Hiệu trưởng cũng rất quan tâm, chú ý đến vấn đề

khách quan, công bằng trong kiểm tra đánh giá. Ở nội dung này thì giáo viên đánh giá Hiệu trưởng quản lý ở mức độ tốt nhất là cao nhất và ở mức độ chưa tốt là thấp nhất (mức độ tốt chiếm 84,4% còn mức độ chưa tốt chỉ chiếm 3,33%). Để khẳng định sự khách quan của Hiệu trưởng trong việc quản lý kiểm tra đánh giá tiếp theo là nội dung kiểm tra các loại hồ sơ, sổ sách giáo viên hàng tháng (chiếm 76,7% ý kiến ở mức độ tốt), đánh giá giáo viên thông qua kết quả học tập của học sinh (chiếm 72,9% ý kiến ỏ mức độ tốt)… Nhìn chung, qua bảng 2.13 chúng ta thấy Hiệu trưởng đã quản lý việc kiểm tra, đánh giá giáo viên ở mức độ tốt. Tuy nhiên, công tác kiểm tra hoạt động sư phạm giáo viên trong giai đoạn hiện nay vẫn là điều cần thiết mà Hiệu trưởng các trường THPT phải có biện pháp tăng cường để không ngừng nâng cao nề nếp, kỉ cương trong giáo dục, đáp ứng yêu cầu của giáo dục THPT nói chung và giáo dục THTP huyện Thuận Thành nói riêng.

Bảng 2.19: Thực trạng hoạt động kiểm tra, đánh giá và thực hiện kế hoạch chuyên môn

TT Nội dung kiểm tra Mức độ thực hiện %

Tốt Trung

bình

Chưa tốt

1

Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch hoạt động chuyên môn của tổ và của giáo viên

36,7 54,6 8,8

2 Kiểm tra việc chuẩn bị bài dạy của giáo viên

thông qua giáo án 40,8 46,7 12,5

3 Kiểm tra giờ dạy trên lớp thông qua dự giờ,

phản ánh của học sinh 33,3 52,9 13,8

4

Kiểm tra việc bồi dưỡng CM nghiệp vụ của giáo viên thông qua đồng nghiệp, sinh hoạt chuyên đề, viết sáng kiến kinh nghiệm.

5 Kiểm tra các loại hồ sơ tổ CM và hồ sơ giáo

viên hàng tháng. 76,7 17,9 5,4

6 Đánh giá việc thực hiện kế hoạch CM của tổ

trưởng thông qua các hoạt động kiểm tra 41,3 47,9 10,8

7

Đánh giá việc thực hiện kế hoạch của giáo viên thông qua các buổi sinh hoạt tổ, việc thực hiện nề nếp lên lớp

67,1 26,7 6,3

8 Đánh giá giáo viên thông qua kết quả học tập

của học sinh 72,9 21,7 5,4

9 Đánh giá giáo viên qua sự tín nhiệm của tập

thể 80,4 16,3 3,3

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức chuyên môn ở các trường THPT huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w