Nhân lực là một tổ chức bao gồm mọi cá nhân tham gia trong tổ chức bất kể vai trò, công việc của họ là gì. Tổ chức ở đây có thể là một xí nghiệp, một công ty, một bệnh viện, một trường học, một tổ chức chính trị- xã hội…
Trong mọi chế độ xã hội muốn phát triển nền kinh KT-XH đều phải dựa vào các nguồn lực: Nhân lực ( con người), vật lực ( cơ sở vật chất, tài nguyên thiên nhiên, môi trường...), tài lực( tài chính... ). Trong đó nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng, quyết định.
Với bất kỳ nền KT-XH nào thì yếu tố con người là tiên quyết vì con người sản xuất ra công cụ lao động, cải tiến công cụ lao động, và con người thông qua lao động, biến tài nguyên thiên nhiên thành của cải vật vật chất, tinh thần cho xã hội. Phát triển, quản lý nguồn nhân lực là yếu tố quyết định đến phát triển KT-XH của mỗi quốc gia.
Trong sự phát triển KT-XH ngày nay của các quốc gia trên thế giới, nguồn lực có tính chất quyết định là nguồn lực con người ( nguồn nhân lực). Phát triển nguồn nhân lực được hiểu về cơ bản là làm tăng giá trị con người trên mọi mặt: Thể lực, trí lực, tâm lực… làm cho con nguời trở thành người lao động có năng lực và phẩm chất đạo đức cao hơn.
Phát triển con người làm tăng giá trị con người, còn phát triển nguồn nhân lực làm tăng giá trị sử dụng của con người. Vì thế phát triển nguồn nhân lực chính là phát triển mặt công cụ của con người ( Như một tài nguyên, vốn, nguồn lực cho sự phát triển ).
Để tạo ra sự tăng trưởng của một nền kinh tế, yêu cầu đặt ra là tăng năng suất, chất lượng lao động, tăng hàm lượng tri thức ( chất xám) được cấu thành trong sản phẩm hàng hóa – dịch vụ thông qua sức lao động của con người.