Quan niệm về Giáo dục –Đào tạo nói chung và giáo dục kỹ thuật và dạy nghề nói riêng với sự phát triển Kinh tế-Xã hội:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giáo viên trường cao đẳng nghề việt đức hà tĩnh trong giai đoạn 2008 2015 (Trang 32 - 33)

và dạy nghề nói riêng với sự phát triển Kinh tế-Xã hội:

Trước đây khi sản xuất chưa phát triển, sản phẩm xã hội tạo ra chủ yếu dựa vào lao động chân tay, người ta quan niệm GD-ĐT chỉ là phương tiện truyền thụ tri thức và làm tăng thêm khối tri thức cho xã hội, coi chức năng chủ yếu của GD-ĐT chỉ mang tính chất văn hóa - xã hội, liệt GD-ĐT vào lĩnh vực phi sản xuất, là lĩnh vực tiêu thụ. Xếp GD-ĐT là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng xã hội, coi đầu tư cho GD-ĐT là đầu tư cho phúc lợi xã hội.

Vào giữa thế kỷ 20, do sự phát triển mạnh mẽ của KH-KT và công nghệ, con người sử dụng ngày càng nhiều sức mạnh của thiên nhiên để phục vụ cho sản xuất và đời sống xã hội. Giữa Khoa học – Giáo dục và đào tạo – Sản xuất trực tiếp là những thành tố cấu thành trong hệ thống gắn bó và thúc đẩy nhau phát triển và sản xuất ngày càng dựa vào các thành tựu của KH – CN thông qua GD-ĐT. GD-ĐT ngày nay không chỉ thực hiện các nhiệm vụ VH - XH như quan niệm trước đây mà nó còn tác động mạnh mẽ đến phát triển sản xuất, đến tiềm lực kinh tế của đất nước thông qua đào tạo đội ngũ nhân lực có văn hóa, có trình độ tay nghề chuyên môn cao. Đây chính là yếu tố quyết định đến sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội. Vì vậy GD-ĐT

giữ vai trò tái sản xuất sức lao động và làm thay đổi chất lượng lao động xã hội, làm tăng hiệu quả lao động, tăng trưởng kinh tế.

Khi Kinh tế – Xã hội phát triển, nó tạo môi trường cho sự phát triển GD - ĐT, vì vậy GD-ĐT vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển KT – XH. Cho nên quá trình phát triển KT-XH và quá trình phát triển GD-ĐT có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại với nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển.

Ngày nay, khi nhân loại đã bước vào thế kỷ 21, thế kỷ của nền kinh tế tri thức, khi mà hàm lượng “chất xám” chiếm tỉ lệ ngày càng cao trong sản phẩm sản xuất ra thì GD-ĐT ngày càng chiếm vị thế quan trọng vì GD- ĐT luôn phải đi trước. GD-ĐT ngày nay trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp là động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển KT-XH của mỗi quốc gia. Người ta không còn coi GD-ĐT là phúc lợi xã hội và là bộ phận thượng tầng kiến trúc xã hội nữa mà coi nó như hạ tầng cơ sở, coi đầu tư cho GD-ĐT là đầu tư cho phát triển.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giáo viên trường cao đẳng nghề việt đức hà tĩnh trong giai đoạn 2008 2015 (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w