Tình hình Kinh tế-Xã hội Tỉnh Hà Tĩnh.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giáo viên trường cao đẳng nghề việt đức hà tĩnh trong giai đoạn 2008 2015 (Trang 40 - 46)

Điều kiện tự nhiên:

Hà Tĩnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ có diện tích tự nhiên: 6018,97 km2, Hà Tĩnh có bờ biển dài 137 km, có biên giới với nước bạn Lào 145 km, có vị trí địa lý quan trọng không chỉ với cả nước mà cả với nước bạn Lào và vùng Đông Bắc Thái Lan. Hà Tĩnh là cầu nối quan trọng của trục hành lang Bắc – Nam và Đông – Tây với các tuyến giao thông huyết mạch gồm: Quốc lộ 1A, Quốc lộ 8A, đường Hồ Chí Minh, đường sắt Bắc Nam.

Hà Tĩnh có nguồn tài nguyên thiên nhiên tương đối phong phú bao gồm tài nguyên rừng, tài nguyên biển, đặc biệt là tài nguyên khoáng sản với mỏ sắt Thạch Khê với trữ lượng ước tính trên 544 triệu tấn trên diện tích 300 ha với hàm lượng sắt khá cao. Ngoài ra còn có các loại quặng Ti Tan với trử lượng 5 triệu tấn, Man Gan, Than đá, vàng, đá granit…đang được khai thác hoặc thăm dò đánh giá để khai thác.

Thiên nhiên còn ban tặng cho Hà Tĩnh những danh thắng nổi tiếng như: Vườn Quốc gia Vũ Quang, Đèo ngang, bãi biển Thiên Cầm, dòng sông La núi Hồng… Cùng với những khu di tích văn hóa lịch sử như: Khu lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, khu lưu niệm Trần Phú, khu tưởng niệm ngã ba Đồng Lộc…Đây là những địa điểm hấp dẫn du khách trong và ngoài nước mở ra cơ hội phát triển du lịch và dịch vụ.

Năm 2007 dân số Hà Tĩnh là 1.280.549 người, mật độ dân số trung bình là 217 người/km2. Dân số trong độ tuổi lao động năm 2007 là 961.391 người. Trong khoảng gần một thập kỷ qua kinh tế Hà Tĩnh có xu hướng tăng trưởng rõ rệt. Tốc độ tăng bình quân GDP bình quân giai đoạn 2001 – 2005 là 8,85%, năm 2006 là 9,25%, riêng năm 2007 đạt 10,5%.

Cơ cấu kinh tế đã có những chuyển biến tích cực theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ, giảm dần tỷ trọng các nghành nông - Lâm - Ngư nghiệp. Năm 2007 tỷ trọng Công nghiệp - Xây dựng chiếm 23,4% cơ cấu GDP. Dịch vụ - Thương mại chiếm 41,1%. Nông Lâm – Ngư nghiệp chiếm 35,5%.

Do xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng nên nguồn thu ngân sách của địa phương còn hạn hẹp.

Đại Hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XVI đã xác định phương hướng và mục tiêu tổng quát phát triển kinh tế xã hội Hà Tĩnh đến năm 2015 như sau:

…tập trung mọi nguồn lực tạo bước đột phá về công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, đồng thời hết sức coi trọng phát triển nông nghiệp, nông thôn toàn diện, phát triển thương mại, du lịch - dịch vụ, đẩy nhanh tiến trình đô thị hóa; thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần, phát triển kinh tế nhiều thành phần, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về giáo dục – đào tạo, khoa học công nghệ, y tế, văn hóa; bảo đảm quốc phòng và an ninh, giữ vững ổn định chính trị, phấn đấu đưa Hà Tĩnh từ tỉnh nông nghiệp sớm trở thành một tỉnh có công nghiệp, dịch vụ phát triển, tạo nền tảng để đến năm 2015 tỉnh ta trở thành một trong những trung tâm công nghiệp của miền Trung [12;28].

2.1.2 Thực trạng, nhu cầu nguồn nhân lực của thị trường lao động Hà tĩnh.

Thực trạng nguồn nhân lực ở thị trường lao động Hà Tĩnh.

- Năm 2007 lao động hoạt động trong nền kinh tế quốc dân là: 625.274 người, chiếm 80% số người trong độ tuổi lao động, trong đó:

+ Công nghiệp - Xây dựng: 72.336 người, chiếm 11,6% ( tăng 113,6% so với năm 2001)

+ Thương mại - Dịch vụ - Du lịch:117.496 người chiếm 18,8%.

+ Nông - Lâm - Ngư nghiệp: 435.442 người chiếm 69,6% ( giảm 12,2% so với năm 2001). ( Nguồn Niên giám thống kê Hà tĩnh 2007).

- Đến ngày 31/12/2007 toàn tỉnh có 1442 doanh nghiệp, sử dụng khoảng 44.480 lao động được phản ánh như Biểu 2.1:

Biểu 2.1 Thực trạng nguồn nhân lực ở thị trường lao động Hà Tĩnh

TT Trình độ lao động Số lượng Tỷ lệ %

1 Đại học 1.837 4,1

2 Cao đẳng 332 0,7

3 Trung cấp 2.347 5,3

4 Sơ cấp 2.474 5,6

5 Công nhân KT từ bậc 3/7 trở lên 7.563 17,0

6 Công nhân KT dưới bậc 3/7 29.927 67,3

Cộng 44.480

( Nguồn: Sở Kế hoạch & Đầu tư Hà Tĩnh).

Từ các số liệu trên cho thấy:

+ Lao động làm việc trong các doanh nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số lao động hoạt động trong nền kinh tế của tỉnh ( 8,2%).

+ Lao động qua đào tạo nghề dài hạn (từ bậc 3 trở lên) chiếm tỷ lệ thấp ( 17%) trong các doanh nghiệp chủ yếu sử dụng lao động chưa qua đào tạo hoặc đào tạo nghề ngắn hạn ( chiến tỷ lệ 67,3%).

+ Cơ cấu lao động ngày càng được chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng lao động công nghiệp thương mại và dịch vụ và giảm tỷ trọng lao động

nông nghiệp. Tuy nhiên hiện nay lao động đang chủ yếu tập trung trong lĩnh vực nông nghiệp – nông thôn. Các nghành Công nghiệp, Thương mại và Dịch vụ phát triển chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có của tỉnh. Việc thực hiện chính sách ưu đãi đầu tư, mở mang du nhập nghành nghề mới có phát triển nhưng chưa đáp ứng so với nhu cầu. Khôi phục và phát triển ngành nghề truyền thống còn hạn chế, cơ cấu và phân bổ lao động còn nhiều bất cập: Lao động trong khu vực hành chính sự nghiệp vẫn còn cao ( 24.384 người), lao động hoạt động trong doanh nghiệp ( 44.480 người) còn lại là lao động trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn và các thành phần kinh tế khác. Đây là vấn đề lớn đặt ra cho công tác dạy nghề đào tạo nhân lực kỹ thuật. Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, triển khai các dự án phát triển kinh tế, sự chuyển đổi cơ cấu lao động, cơ cấu nghành nghề là xu hướng tất yếu, đòi hỏi sự phát triển tương xứng của nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu.

Nhu cầu nguồn nhân lực ở thị trường lao động Hà Tĩnh.`

Đại Hội Tỉnh Đảng bộ lần thứ XVI đã xác định phương hướng và mục tiêu tổng quát phát triển kinh tế - xã hội Hà Tĩnh đến năm 2015. Định hướng phát triển kinh tế xã hội đã được triển khai thành các chương trình kinh tế trọng điểm như sau:

- Tập trung xây dựng khu kinh tế Vũng Áng. Theo điều 3 của Quyết định số: 72/2006/QĐ-TTg ngày 03/04/2006 của Thủ tướng chính phủ về việc thành lập và ban hành quy chế hoạt động của khu kinh tế Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh:

“ Xây dựng và phát triển KKT Vũng Áng để trở thành khu kinh tế tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh vực…Tạo việc làm, thúc đẩy đào tạo và nâng cao nguồn nhân lực của khu vực góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động của Hà Tĩnh, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho khu kinh tế” [12;35].

- Khai thác mỏ sắt Thạch khê và xây dựng Nhà máy liên hợp luyện gang thép tại KCN Vũng Áng.

- Chương trình phát triển kinh tế vùng phía nam Hà Tĩnh ( khu Công nghiệp - Dịch vụ - Đô thị nam Hà Tĩnh và cảng biển Vũng Áng). Đây là vùng công nghiệp, Dịch vụ trọng điểm, bao gồm: Khu công nghiệp Vũng Áng gắn với khu công nghiệp luyện kim, khu cảng, đóng tàu, nhà máy Nhiệt điện, kho Xăng dầu đã được triển khai xây dựng. Hiện tại diện tích khu công nghiệp Vũng Áng 1 đã được các doanh nghiệp trong và ngoài nước đăng ký 100% diện tích. Năm 2008 UBND tỉnh đã ký với tập đoàn Formosa Dự án đầu tư cảng biển nước sâu, luyện gang thép có vốn đầu tư 7,5 tỷ USD vào loại dự án đầu tư nước ngoài đứng hàng đầu cả nước về quy mô của 01 dự án.

- Chương trình phát triển khu kinh tế đường 8 ( cữa khẩu Cầu treo - Đường 8 - Vùng Bắc Hà Tĩnh) Khu kinh tế cửa khẩu cầu treo được thành lập tại Quyết định số: 53/2001/QĐ-TTg ngày 14/04/2001 của Thủ tướng chính phủ. Đây là vùng kinh tế quá cảnh cho 08 tỉnh của 3 nước Việt nam, Lào, Thái Lan có sử dụng đường 8, có khả năng xây dựng vùng kinh tế thương mại tổng hợp, bao gồm: Công nghiệp, thủ công nghiệp, cảng thương mại du lịch và dịch vụ.

Hiện tại Hà Tĩnh có nhiều chương trình dự án trọng điểm đã được Chính phủ phê duyệt, nhu cầu đòi hỏi lực lượng lao động rất lớn cả số lượng cũng như trình độ. Đặc biệt cần số lượng lớn lao động kỹ thuật đã qua đào tạo( lao động kỹ thuật trực tiếp). Hà Tĩnh là một tỉnh có nền công nghiệp chưa phát triển nên đội ngũ nhân lực kỹ thuật có sẵn không nhiều. Việc thu hút lao động kỹ thuật từ các tỉnh khác về rất khó thực hiện vì vậy việc đào tạo nhân lực kỹ thuật tại chỗ đáp ứng nhu cầu CNH-HĐH đóng vai trò hết sức cấp bách.

Theo dự báo nhu cầu lao động đến năm 2010 Hà Tĩnh cần khoảng 191000 lao động đã qua đào tạo và đến năm 2015 con số này hơn 285.000 người. Số liệu dự báo lao động qua đào tạo ở một số nhóm ngành nghề chủ yếu thể hiện như sau:

Biểu 2.2 Dự báo nhu cầu lao động Hà Tĩnh đến năm 2015.

Lĩnh vực Nhóm nghề Năm 2010 Năm 2015

Nông - lâm - Ngư nghiệp

Nông nghiệp – Lâm nghiệp Thủy sản 91.000 7.300 82.000 7.100 Công nghiệp- Xây dựng

Khai thác mỏ- Luyện kim Xây dựng

Công nghiệp chế biến Cơ khí chế tạo

Công nghệ thông tin Các nhóm nghề khác 8.200 9.500 2.300 8.200 7.000 7.800 14.900 17.200 6.700 10.400 8.500 27.000 Thương mại Dịch vụ Thương nghiệp - Dịch vụ Khách sạn – Nhà hàng Các nhóm nghề khác 22.600 2.500 24.500 46.000 4.500 61.000 Tổng 190.900 285.300

( Nguồn: Sở Lao động TB&XH Hà Tĩnh)

Để đáp ứng đào tạo số lượng lao động nói trên cần phát triển mạnh hệ thống dạy nghề tại Hà Tĩnh, hệ thống đào tạo nghề phải được qiuan tâm đàu tư theo chiều sâu về cơ sở vật chất kỹ thuật, xây dựng đội ngũ giáo viên và tăng cường công tác quản lý.

Trường Cao đẳng nghề Việt - Đức Hà Tĩnh với năng lực cơ sở vật chất thiết bị tốt, đội ngũ giáo viên đã qua đào tạo bồi dưỡng có chất lượng sẽ tập trung đào tạo công nhân kỹ thuật lành nghề trong một số lĩnh vực mà trường có ưu thế. Vì vậy các Ban nghành cấp tỉnh và nhà trường đã xác định trường sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp lao động kỹ thuật có trình độ cao một số nghành ( Trình độ Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề) cho các khu

công nghiệp trong tỉnh. Trong tương lai gần trường tiếp tục mở rộng thêm một số nghành nghề đào tạo mà tỉnh có nhu cầu.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giáo viên trường cao đẳng nghề việt đức hà tĩnh trong giai đoạn 2008 2015 (Trang 40 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w