nghề.
1.3.3.1 Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo ở các trường dạy nghề. dạy nghề.
Xuất phát từ mục tiêu phát triển giáo dục tới năm 2010 là “Ưu tiên nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực, đặc biệt chú ý nhân lực khoa học - công nghệ trình độ cao...” đã đặt ra cho nhiệm vụ trước mắt của các trường dạy nghề trong cả nước là đào tạo đội ngũ lao động lành nghề, cung cấp nhân lực kỹ thuật trực tiếp đáp ứng nhu cầu cho sự nghiệp CNH – HĐH đất nước.
Ngày nay khi KH – CN phát triển, trình độ của nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong một số lĩnh vực có trình độ cao như: lập chương trình cho máy điều khiển kỹ thuật số, lập chương trình trong điều khiển tự động hóa...Trình độ
của người thợ trong một số lĩnh vực có trình độ tương đương kỹ sư hoặc thợ bậc cao. Vì vậy yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo trong các trường dạy nghề là là đòi hỏi tất yếu của xã hội.
Trong lĩnh vực giáo dục kỹ thuật dạy nghề vừa mang đặc tính chung của GD – ĐT vừa mang tính đặc thù của lĩnh vực dạy nghề.
Quá trình đào tạo trong các trường dạy nghề là hoạt động dạy học – hoạt động của giáo viên và học sinh, do giáo viên hướng dẫn nhằm giúp học sinh nắm vững kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và trong quá trình đó phát triển được năng lực nhận thức, năng lực hành động, hình thành những cơ sở của thế giới quan khoa học. Nói một cách khái quát, quá trình dạy học bao gồm hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò.
Quá trình dạy học với tư cách là một hệ thống bao gồm nhiều thành tố cấu trúc như : Mục đích và nhiệm vụ dạy học, nội dung dạy học, thầy với họat động dạy, trò với họat động học, phương pháp và phương tiện dạy học, kết quả dạy học. Tất cả các thành tố của quá trình dạy học tồn tại trong mối quan hệ tác động qua lại và thống nhất với nhau, quyết định chất lượng của dạy học. Toàn bộ quá trình này diễn ra trong môi trường KT-XH và mội trường KH-CN được mô hình hóa như sơ đồ 1.2.
Sơ đồ 1.2 Mô hình quá trình dạy học
MĐ,NV : Mục đích, nhiệm vụ dạy học. HS KQ LHNT LHNN N,P,Pt MTKT-XH LHX GV MĐ,NV
N,P,Pt : Nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học. GV : Giáo viên.
HS : Học sinh.
LHNN : Liên hệ ngược ngoài. LHNT : Liên hệ ngược trong. LHX : Liên hệ xuôi.
MTKT-XH : Môi trường Kinh tế – Xã hội. KQ: Kết quả.
Mục đích và nhiệm vụ dạy học phản ánh những yêu cầu của xã hội đối với quá trình dạy học. Cụ thể quá trình dạy học phải hướng tới mục tiêu: Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và kỷ năng kỷ xảo nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Mục tiêu này được cụ thể hóa qua các nhiệm vụ dạy học. Vì thế mục đích và nhiệm vụ dạy học có chức năng định hướng toàn bộ quá trình dạy học.
Nội dung dạy học là toàn bộ hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mà học sinh cần nắm vững trong quá trình dạy học. Nội dung dạy học là thành tố cơ bản của quá trình dạy học.
Các phương pháp, phương tiện dạy học là con đường, cách thức và phương tiện hoạt động của giáo viên và học sinh.
Trong quá trình dạy học, người thầy giáo với hoạt động dạy có chức năng tổ chức hoạt động học của học sinh. Kết quả của quá trình dạy học chính là sự chiếm lĩnh tri thức của học sinh. Chính vì vậy thầy với hoạt động dạy, trò với hoạt động học được xem là hai yếu tố trung tâm của quá trình dạy học.
Từ cơ sở lý luận như đã trình bày chúng ta có thể rút ra những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ công nhân kỷ thuật được đào tạo ở các trường dạy nghề là:
Quy mô và chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề: Anh hưởng trực tiếp đến chất lượng dạy và học nghề, đến quá trình lãnh đạo, điều khiển hoạt động học của học sinh.
Người học ( Học sinh): Ở đây muốn nói đến chất lượng đầu vào của học sinh các trường dạy nghề. Nó ảnh hưởng đến quá trình chiếm lĩnh tri thức của bản thân học sinh.
Môi trường Kinh tế – Xã hội: ảnh hưởng đến tất cả các thành tố trong hệ thống. Nó quyết định đến mục đích và nhiệm vụ quá trình dạy học, chi phối đến nội dung, chương trình đào tạo.