Tuyển chọn bổ sung giáo viên vừa là biện pháp trước mắt vừa là biện pháp lâu dài, để công tác tuyển chọn giáo viên đáp ứng được các yêu cầu việc tuyển chọn bổ sung phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
Những giáo viên được tuyển dụng phải đáp ứng được các yêu cầu về chuyên môn góp phần nâng cao chất lượng chung của đội ngũ, ưu tiên những giáo viên giỏi có chuyên môn phù hợp, giáo viên có chuyên môn cao, những sinh viên tốt nghiệp khá giỏi các trường Đại học, Cao đẳng kỹ thuật ( bồi dưỡng, đào tạo thêm để dạy lý thuyết, thực hành). Giáo viên tuyển mới đảm bảo được sự cân đối về cơ cấu chuyên môn, độ tuổi trong đội ngũ giáo viên.
Nội dung: Trước hết căn cứ vào quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên, đội ngũ giáo viên hiện có tiến hành xác định được số lượng giáo viên bổ sung cho từng khoa, tổ. Phải cụ thể hóa chức danh từng giáo viên kèm theo mô tả yêu cầu về chuẩn trình độ chuyên môn, sư phạm, cơ cấu độ tuổi. Việc xây dựng cơ cấu chức danh và công khai hóa trong tuyển dụng sẽ khách quan và có hiệu quả tốt tránh được một số tiêu cực có thể xảy ra và dễ tìm được giáo viên có đúng chuyên môn cần thiết.
Sau khi đã xác định được số lượng, giáo viên cần bổ sung việc tuyển chọn dựa vào các nguồn sau:
- Giáo viên giỏi từ các trường khác có chuyên môn phù hợp cơ cấu (có thể giáo viên từ trong hay ngoài tỉnh) có nhu cầu chuyển về công tác tại trường, nếu thực hiện được phương pháp tuyển dụng này sẽ đáp ứng được nhanh và đủ các tiêu chuẩn chuyên môn đối với giáo viên.
- Đội ngũ Kỹ sư, cao đẳng các nghành kỹ thuật đang công tác tại các doanh nghiệp. Nếu tuyển được số cán bộ này thì phải bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm nếu họ chưa được học.
- Sinh viên tốt nghiệp các trường đại học sư phạm kỹ thuật, đại học kỹ thuật, cao đẳng sư phạm kỹ thuật, ưu tiên sinh viên khá giỏi, kể cả số giáo viên đang hợp đồng giảng dạy tốt tại trường. Trong một số trường hợp cần thiết ( một số lĩnh vực chuyên môn trường còn thiếu) có thể đặt vấn đề với các
trường đại học ngay từ khi sinh viên chưa tốt nghiệp, sẽ tiếp nhận sinh viên khi ra trường.
- Tổ chức thực hiện:
Thông báo rộng rãi công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về nhu cầu tuyển dụng giáo viên của trường theo đúng quy hoạch đã xây dựng.
Thành lập hội đồng tuyển dụng.
Trước hết tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ đăng ký dự tuyển, tìm hiểu thông tin cần thiết. Có thể có các hình thức kiểm tra như: Phỏng vấn, kiểm tra tay nghề, tiến hành một số bài giảng nếu đã là giáo viên hoặc sinh viên tốt nghiệp trường sư phạm.
Sau đó hội đồng xét tuyển đánh giá kết luận tiếp nhận nếu đủ điều kiện và tiến hành hoàn tất các thủ tục thuyên chuyển hay hợp đồng trong tuyển dụng, có xét đến ưu tiên giáo viên thuộc diện chính sách, giáo viên đạt nhiều thành tích trong công tác song tiêu chuẩn chất lượng là mục tiêu hàng đầu.
- Điều kiện thực hiện:
Nhà trường phải tạo ra các sức hút đối với các giáo viên chuyển về và được tuyển dụng đó là:
Vận chúng chính sách của tỉnh như tại Quyết định số: 10/2008/QĐ- UBND của UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc Ban hành quy định tạm thời về khuyến khích Đào tạo, bồi dưỡng, thu hút và sử dụng nguồn lao động chất lượng cao của tỉnh giai đoạn 2008 - 2012. Tại Điều 4 Chính sách thu hút nhân lực đối với cán bộ, giáo viên có trình độ cao từ ngoại tỉnh, sinh viên tốt nghiệp khá giỏi từ các trường đại học, cao đẳng có nguyện vọng về công tác tại trường là đối tượng điều chỉnh của quyết định trên. Cụ thể chính sách thu hút nguồn nhân lực Quyết định số 10/2008/QĐ-UBND tại Điều 4:
a. Những người thuộc các chức danh sau đây đang công tác tại các tỉnh, các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, nam không quá 55 tuổi, nữ không quá 50 tuổi ( Giáo sư, Tiến sỹ, Phó giáo sư, tiến sỹ, Bác sỹ chuyên khoa II), nam không quá 50 tuổi, nữ không quá 45 tuổi ( Thạc sỹ, Bác sỹ chuyên khoa I, vận động viên đạt giải khu vực hoặc Quốc tế, công nhân có bậc nghề tối đa) nếu có nguyện vọng vào làm việc tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp nhà nước thuộc các nghành tỉnh có nhu cầu được hưởng các chính sách:
- Hỗ trợ ban đầu:
+ Giáo sư tiến sỹ: 50.000.000 đ; + Phó giáo sư, tiến sỹ: 40.000.000 đ; + Tiến sỹ: 30.000.000 đ; + Bác sỹ chuyên khoa II: 20.000.000 đ;
+ Thạc sỹ, bác sỹ Chuyên khoa I, công nhân có bậc nghề tối đa: 10.000.000 đ.
- Những người thuộc chính sách thu hút quy định tại điểm này được mua đất theo khung giá nhà nước ( không phải đấu giá) thuộc vùng quy hoạch đất ở và trả dần trong 5 năm.
b. Sinh viên tốt nghiệp đại học chính quy đạt loại giỏi, thạc sỹ thuộc các ngành tỉnh có nhu cầu được tuyển thẳng và bố trí công tác phù hợp; nếu cơ quan đơn vị hết biên chế thì được giao bổ sung biên chế để tiếp nhận, được hưởng 100% lương khởi điểm trong thời gian tập sự và được hỗ trợ 10.000.000 đ. Sinh viên thuộc các ngành đặc thù được tuyển thẳng và bố trí công tác phù hợp.
Ngoài ra trường tạo các điều kiện khác: Được trở thành một giáo viên trường cao đẳng nghề có cơ sở vật chất thiết bị hiện đại. Điều kiện, phương tiện và môi trường làm việc, thu nhập tốt hơn so với các trường khác trên địa
bàn. Thường xuyên được trường quan tâm bồi dưỡng học tập nâng cao trình độ. Khi mới về nếu khó khăn được trường bố trí nơi ở trong khu tập thể của trường.
Hội đồng xét tuyển phải thực sự khách quan đánh giá trình độ người dự tuyển một cách chính xác, công khai và minh bạch. Mỗi vị trí phải có ít nhất 2 người dự tuyển trở lên (đã đạt qua kiểm tra hồ sơ dự tuyển).
3.2.3 Giải pháp Rèn luyện và sử dụng hợp lý đội ngũ GV hiện có.
Đội ngũ giáo viên hiện có đã được khẳng định qua nhiều năm công tác tại trường, đây là lực lượng nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ các năm qua đă đưa đến thành công nhất định của trường.
Sử dụng đội ngũ giáo viên không hợp lý sẽ làm cho đội ngũ giáo viên trở nên kém hiệu quả. Việc bố trí đúng người đúng việc hợp khả năng sẽ làm cho mọi hoạt động nhà trường đạt được hiệu quả cao hơn đồng thời cũng làm cho mọi thành viên cảm thấy tự tin hợn vào bản thân mình, tin tưởng vào tập thể. Hiện tại thực tế nhà trường đã tổ chức đào tạo nghề các cấp độ: cao đẳng, trung cấp, sơ cấp… với nhiều nghành nghề khác nhau, nên việc sử dụng hợp lý đội ngũ giáo viên càng có ý nghĩa quan trọng. Sử dụng hợp lý sẽ phát huy tối đa khả năng của họ, việc sử dụng hợp lý đội ngũ giáo viên cần đạt các mục tiêu sau đây:
Phát huy được hết khả năng, năng lực chuyên môn của từng giáo viên, việc giảng dạy của giáo viên phải đúng chuyên môn được đào tạo, đảm bảo thời gian giảng dạy định mức đối với giáo viên. Đảm bảo thực hiện đúng chế độ chính sách đối với trường hợp giáo viên dạy vượt định mức (vượt giờ dạy).
Duy trì và giữ vững đoàn kết nhất trí của đội ngũ giáo viên trong từng tổ, khoa và giáo viên trong toàn trường, giữa giáo viên mới và giáo viên đã có thâm niên giảng dạy.
Căn cứ vào tình hình nhiệm vụ và kế hoạch năm học của nhà trường trên cơ sở số lớp, số giáo viên hiện có lập phương án bố trí, phân công hợp lý số giáo viên đảm nhiệm công tác giảng dạy và các công tác khác.
Phân công giáo viên tham gia công tác chủ nhiệm cần dựa vào những giáo viên có nhiều kinh nghiệm giáo dục và quản lý học viên, có uy tín, tinh thần trách nhiệm cao.
Phân công các giáo viên kiêm nhiệm như công tác Đoàn. Sau khi đã thực hiện phân công đủ định mức cho từng thành viên có thể giao thêm công việc cho những giáo viên có khả năng, có điều kiện về thời gian, năng lực, sức khỏe.
Phân công giáo viên giảng dạy các môn học, mô đun, bố trí đủ chuyên môn, đủ chuyên ngành. Sau đó nếu thiếu mới bố trí những giáo viên khác có chuyên môn gần.
Phương hướng thực hiện, hàng năm trước khi bắt đầu năm học mới các phòng khoa các tổ, bộ môn lập kế hoạch tổng thể năm học của từng khoa, tổ bộ môn. Từ đó xác định các môn học, số tiết dạy để có sự phân công hợp lý cho các giáo viên đảm nhiệm. Khi lập kế hoạch có chú ý dành thời gian cho giáo viên tham gia đào tạo, bồi dưỡng.
Trên cơ sở các kế hoạch môn học, các bộ phận lập kế hoạch phân công cho bộ phận mình theo những nguyên tắc đã được thống nhất.
Thống nhất lại phân công giữa các khoa, tổ bộ môn và điều chỉnh làm cho sự phân công chung được cân đối, phù hợp, đảm bảo mục tiêu đề ra.
Làm tốt tư tưởng đối với trường hợp giáo viên còn chưa yên tâm công tác, chưa phát huy hết khả năng, năng lực.
Điều kiện thực hiện: Phải thống nhất được quan điểm trong việc phân công, bố trí sử dụng đội ngũ trong toàn thể hội đồng sư phạm nhà trường.
Phải có nhận định, đánh giá chính xác về năng lực, khả năng, ý thức trách nhiệm của từng giáo viên.
Có chính sách, chế độ cụ thể rõ ràng và hợp lý đối với những trường hợp tham gia công tác kiêm nhiệm, thực hiện chế độ báo cáo theo chế độ chính sách hiện hành.
Để sử dụng hợp lý đội ngũ giáo viên hiện có cũng phải đặc biệt coi trọng công tác đào tạo bồi dưỡng nâng cao và bồi dưỡng về chuyên môn để có những giáo viên chuyên sâu về một số lĩnh vực trường đang đào tạo. Đồng thời xác định cho giáo viên tự học tập, tự bồi dưỡng.
Khuyến khích những giáo viên tham gia bồi dưỡng đào tạo nâng cao, trường đề xuất được hưởng chính sách Khuyến khích đào tạo, bồi dưỡng của tỉnh, được bố trí thời gian và hưởng các chế độ đối với cán bộ giáo viêm tham gia học tập bồi dưỡng ( tại Quyết định số 10/2008/QĐ-UBND ).
3.2.4 Giải pháp Đào tạo bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Mục đích đào tạo bồi dưỡng:
Chất lượng đội ngũ giáo viên phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng kiến thức, kỹ năng và thái độ mà họ được trang bị. Đối với người giáo viên thì phẩm chất và tri thức khoa học là công cụ quan trọng bậc nhất để họ hành nghề. Thực tế hiện nay khoa học kỹ thuật và công nghệ phát triển với tốc độ nhanh, vì vậy những gì mà giáo viên được học, được trang bị sẽ nhanh chóng bị lạc hậu. Do đó vấn đề đặt ra là không thể coi việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho giáo viên một lần là đủ mà trường cần thường xuyên có kế hoạch và tạo điều kiện giúp họ đào tạo, bồi dưỡng cập nhật kiến thức mới. Có như vậy
người giáo viên mới có thể đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cung cấp cho thị trường lao động luôn biến động.
Trường Cao đẳng nghề Việt Đức Hà - Tĩnh mới được nâng cấp từ trường Dạy nghề kỹ thuật nên đội ngũ giáo viên cần được tăng cường về số lượng và nâng cao chất lượng trên các mặt. Vì vậy nhà trường cần đẩy mạnh và làm tốt hơn công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ về phẩm chất chính trị, chuyên môn nghiệp vụ.
Để công tác đào tạo bồi dưỡng sát thực trước hết cần xác định nội dung và hình thức đào tạo, bồi dưỡng. Đối với lĩnh vực đào tạo tạo nghề, công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên vừa tuân thủ các quy tắc chung vừa mang tính đặc thù của ngành. Đối với công tác đào tạo bồi dưỡng giáo viên dạy nghề, các hình thức đào tạo bồi dưỡng cần thực hiện các quy định của Bộ Lao động TBXH về hình thức và nội dung đào tạo bồi dưỡng.
Các hình thức đào tạo bồi dưỡng bao gồm: Bồi dưỡng chuẩn hóa; bồi dưỡng thường xuyên ( cho tất cả giáo viên) và bồi dưỡng nâng cao ( cho các chuẩn chức danh cao hơn). Đối với trường trong giai đoạn hiện nay và cả về sau không xem nhẹ hình thức nào trong các hình thức bồi dưỡng. Các hình thức đào tạo bồi dưỡng được biểu diển như Hình 3.6.
Nội dung Bồi dưỡng:
Nội dung bồi dưỡng: Bao gồm: Bồi dưỡng chuẩn hóa ( như Hình 3.7), bồi dưỡng thường xuyên ( Hình 3.8), bồi dưỡng nâng cao hoặc bồi dưỡng chuẩn chức danh cao hơn( Hình 3.10).
Nội dung bồi dưỡng chuẩn hóa:
Hình: 3. 7 Nội dung bồi dưỡng chuẩn hóa
Bồi dưỡng chuẩn hoá với mục tiêu làm cho giáo viên nhà trường đạt chuẩn theo chuẩn quy định đối với giáo viên trường Cao đẳng nghề về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, kiến thức tin học và ngoại ngữ. Đội ngũ
Hình thức đào tạo bồi dưỡng Bồi dưỡng chuẩn hóa Bồi dưỡng thường xuyên cho tất cả GV Bồi dưỡng nâng cao hoặc
chuẩn chức danh cao hơn
Nội dung bồi dưỡng chuẩn hóa Tin học Ngoại ngữ Nghiệp vụ Sư phạm Kiến thức kỹ năng CM Những nội dung khác mà tiêu chuẩn CD quy định
giáo viên của trường hiện còn một số giáo viên trình độ cao đẳng và số giáo viên tuyển mới theo quy hoạch cần được bồi dưỡng chuẩn hóa về trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm. Yêu cầu đặt ra cho những giáo viên dạy thực hành ngoài kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp cũng cần hoàn thành chương trình đại học, có trình độ như giáo viên dạy lý thuyết.
Bồi dưỡng thường xuyên:
Nội dung bồi dưỡng thường xuyên như Hình 3.8.
Hình: 3.8 Nội dung bồi dưỡng thường xuyên
Nội dung bồi dưỡng thường xuyên phong phú và đa dạng cần được quan tâm đúng mức và xác định đây là một trong các nhiệm vụ trọng tâm và thường xuyên. Bồi dưỡng thường xuyên gồm các nội dung sau đây:
- Bồi dưỡng về chủ trương chính sách pháp luật về dạy nghề, phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp.
+ Chủ trương chính sách pháp luật về dạy nghề. + Các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
+ Phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức của người giáo viên. - Bồi dưỡng về kiến thức chuyên môn, công nghệ mới .
Chủ trương chính sách, PL về DN Kiến thức CM Công nghệ mới Kỹ năng nghề ( Cả Sử dụng TB hiện đại) PP giảng dạy, xây dựng CT, sử dụng PTDH Ngoại ngữ Tin học Nội dung bồi dưỡng thường xuyên
+ Nâng cao kiến thức kỹ năng kỹ xảo nghề nghiệp, kể cả sử dụng các thiết bị mới, hiện đại.
+ Mở rộng kiến thức chuyên môn liên quan. - Bồi dưỡng về kỷ năng nghề, các thiết bị mới hiện đại.
+ Bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề.
+ Bồi dưỡng tập huấn sử dụng,vận hành bảo dưỡng các thiết bị mới. - Bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm:
+ Nghiệp vụ sư phạm ( bậc 1, bậc 2).
+ Phương pháp giảng dạy mới, xây dựng chương trình, giáo trình. + Sử dụng phương tiện thiết bị dạy học.
- Bồi dưỡng về các kiến thức bổ trợ: + Bồi dưỡng về Tin học. + Bồi dưỡng về ngoại ngữ.
Thực tế quá trình giáo dục - đào tạo cũng đòi hỏi người giáo viên phải tham gia bồi dưỡng và không ngừng tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, đáp ứng sự đòi hỏi ngày càng cao của người học, đáp ứng xu thế phát triển của giáo dục và đào tạo.
Phương hướng thực hiện:
- Hàng năm trường xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cử giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Lên kế hoạch