Luật Giáo dục và Luật dạy nghề đã quy định chuẩn tiêu chuẩn của giáo viên dạy nghề trường Cao đẳng nghề như đã trình bày tại chương 1. mục 1.1.3. Trong xu thế Hội nhập và mục tiêu về chất lượng đào tạo tiếp cận trình độ khu vực và thế giới đòi hỏi trình độ đội ngũ giáo viên phải đạt chuẩn Quốc gia và tương đương của khu vục. Đối với giáo viên trường cao đẳng nghề Việt - Đức Hà Tĩnh phải đạt được các yêu cầu sau đây:
Giáo viên dạy khoa cơ bản: Bao gồm các môn Chính trị, Pháp luật, An ninh quốc phòng, Tin học, Ngoại ngữ, Giáo dục dục thể chất yêu cầu trình độ chuẩn là tốt nghiệp đại học và sau đại học.
Giáo viên dạy các môn lý thuyết cơ sở có trình độ chuẩn là tốt nghiệp đại học chính quy các ngành sư phạm kỹ thuật hoặc kỹ thuật. Số giáo viên này trường có kế hoạch đào tạo tiếp sau đại học nhằm giảng dạy các môn lý thuyết cơ sở tại các khoa.
Giáo viên dạy thực hành: Trước hết phải đạt trình độ chuẩn của giáo viên dạy thực hành theo quy định, chuẩn trình độ là đại học Sư phạm kỹ thuật, cao đẳng Sư phạm kỹ thuật, cao đẳng kỹ thuật, thợ bậc cao hoặc nghệ nhân. Thợ bậc cao được hiểu là thợ có trình độ tay nghề cao hơn bậc đào tạo 2 bậc trở lên, đào tạo bậc cao đẳng khi tốt nghiệp đạt tay nghề bậc 4/7. Thợ bậc cao đủ điều kiện làm giáo viên dạy thực hành có tay nghề tay nghề đạt bậc 6/7 trở lên. Những giáo viên chưa được đào tạo về NVSP phải học về nghiệp vụ sư phạm. Điều kiện không thể thiếu là giáo viên thực hành phải giỏi về tay nghề và phương pháp giảng dạy nhằm truyền thụ và hình thành các kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp cho học sinh. Đối với các trường Cao đẳng nghề, trung cấp nghề đã áp dụng chương trình đào tạo theo mô đun, dạy tích hợp cả lý thuyết và thực hành thì trình độ giáo viên dạy thực hành phải đủ chuẩn như giáo viên dạy lý thuyết. Vấn đề đặt ra là phải đào tạo chuẩn hóa phổ cập trình độ đại học và sau đại học cho giáo viên dạy thực hành. Như vậy giáo viên dạy thực hành không chỉ giỏi về thực hành mà lý thuyết họ cũng nắm vững đáp ứng việc dạy theo mô đun. Điều này là hết sức cần thiết vì sẽ có sự gắn kết thống nhất giữa dạy lý thuyết và thực hành hiệu quả giảng dạy sẽ cao hơn. Cơ cấu chuyên môn phải đủ giáo viên cho tất cả các môn học, mô đun trường đào tạo.
Ngoài yêu cầu chuẩn hóa về bằng cấp trình độ, giáo viên cần được bồi dưỡng thường xuyên về kiến thức chuyên môn, công nghệ mới, tin học ngoại ngữ kể cả trong nước và nước ngoài.
Giáo viên đạt chuẩn trình độ mới chỉ là yêu cầu tối thiểu, trên thực tế không những giáo viên chỉ đạt chuẩn mà còn cần có đội ngũ giáo viên có
chuyên môn cao, chuyên sâu từng nhóm ngành nghề hoàn toàn làm chủ được các lĩnh vực chuyên môn, công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học, nghiên cứu ứng dụng khoa học vào sản xuất. Vì vậy đã là giáo viên thì phải xác định là tham gia đào tạo bồi dưỡng, tự bồi dưỡng và học tập suốt đời.
Kết luận chương I
Sự nghiệp CNH- HĐH ở nước ta hiện nay đòi hỏi phải có những con người rất mực trung thành với lí tưởng XHCN, giàu lòng yêu nước, có trình độ cao, kỹ thuật tiên tiến và có kỹ năng thành thạo, có năng lực sáng tạo, biết làm ra những sản phẩm đủ sức cạnh tranh với thị trường thế giới. Để tạo ra nguồn lực con người với những phẩm chất và nhân cách đáp ứng yêu cầu, khâu then chốt trong giáo dục là phải nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên cả về số lượng, cơ cấu, phẩm chất, năng lực và trình độ.
Đội ngũ giáo viên nói chung và đội ngũ giáo viên các trường Cao đẳng nghề nói riêng là một tập thể những người làm nghề dạy học – giáo dục, chất lượng đội ngũ giáo viên là yếu tố quyết định đến chất lượng giáo dục và đào tạo. Vì việc đào tạo bồi dưỡng và phát triển đội đội ngũ giáo viên có tính chất quyết định đến chất lượng đào tạo. Từ cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài cần xem xét thực trạng đội ngũ giáo viên hiện có về các mặt: Số lượng, cơ cấu, phẩm chất, trình độ năng lực và công tác đào tạo bồi dưỡng. Từ đó đề xuất các giải pháp bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giáo viên đáp ứng được yêu cầu như đề tài nghiên cứu đặt ra.
Chương II
THỰC TRẠNG VỀ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN DẠY NGHỀ Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT - ĐỨC HÀ TĨNH