Từ thực trạng trên có thể nhận định đánh giá chung về đội ngũ giáo viên trường Cao đẳng nghề Việt Đức Hà Tĩnh trên một số mặt chủ yếu sau đây:
2.5.1 Ưu điểm và những hạn chế của đội ngũ giáo viên Những ưu điểm:
Đội ngũ giáo viên đã từng bước được bổ sung, thường xuyên được học tập bồi dưỡng theo nhiều chương trình do các tổ chức Quốc tế và trong nước tổ chức và ngày càng lớn mạnh. Giáo viên đa số là trẻ nhưng đã có khả năng đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ giảng dạy tạo uy tín với các cấp các ngành, với học viên, phụ huynh và dư luận xã hội.
Đội ngũ giáo viên có phẩm chất chính trị vững vàng có đạo đức tư cách tốt, đoàn kết, yêu ngành yêu nghề và có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Giáo viên hầu hết đều có ý thức học hỏi phấn đấu vươn lên trong công tác, luôn có ý thức giữ gìn bảo vệ uy tín của giáo viên và nhà trường. Đội ngũ giáo viên có tính năng động cao dễ thích ứng với những yêu cầu nhiệm vụ mới của nhà trường trong giai đoạn hiện nay nhất là khi thay đổi chương trình giảng dạy.
Trình độ chuyên môn và năng lực sư phạm của đội ngũ giáo viên tương đối đồng đều, đa số giáo viên có năng lực giảng dạy tốt. Tất cả giáo viên đều đủ chuẩn trình độ theo quy định đối với giáo viên dạy nghề trình độ Cao đẳng nghề và Trung cấp nghề.
Những hạn chế:
Mặc dù trường đã cố gắng song số lượng giáo viên vẫn chưa đủ so với lưu lượng học sinh. Năm 2008 là năm đầu tiên trường đào tạo hệ cao đẳng nghề, đây là vấn đề mới mẽ đối với phần lớn giáo viên và là thử thách lớn nhất mà giáo viên phải khẳng định được chuyên môn của mình.
Năng lực đội ngũ tuy đã đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trước mắt, nhưng để hoạt động có chiều sâu và đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về trình độ và chất lượng đào tạo thì năng lực trình độ của đội ngũ giáo viên còn bộc lộ nhiều hạn chế. Trình độ Ngoại ngữ còn yếu nên hạn chế khả năng độc lập nghiên cứu, nhất là khi tham gia các hội nghị, hội thảo khoa học phạm vi quốc tế, giáo viên chưa thể tham gia các lớp đào tạo bồi dưỡng ở nước ngoài mặc dù luôn cơ hội.
Về cơ cấu giáo viên: Một số môn học mô đun chưa có đủ giáo viên đúng chuyên ngành giảng dạy mặc dù nhà trường đã thực hiện một số biện pháp nhưng chưa tuyển được giáo viên có chuyên môn phù hợp.
Do số lượng giáo viên còn thiếu, giáo viên hầu hết lên lớp vượt khá nhiều so với giờ chuẩn. Một số chuyên ngành thiếu giáo viên nên không có lực lượng giáo viên dự phòng vì vậy trường gặp nhiều khó khăn khi giáo viên đi tham gia học tập bồi dưỡng hoặc bị ốm đau, sự cố rủi ro, trường khó điều động giáo viên thay thế.
Số giáo viên có trình độ chuyên môn cao không nhiều, thiếu giáo viên chuyên sâu và giáo viên có trình độ thạc sỹ, tiến sỹ theo quy định đối với các trường.
Một số giáo viên chưa thật sự tự giác rèn luyện phấn đấu vươn lên, chưa tích cực tự học để mở rộng kiến thức. Công tác quản lý học sinh của một số giáo viên còn yếu.
2.5.2 Những thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng đến việc bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giáo viên
Những thuận lợi:
- Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách đổi mới hoạt động Giáo dục- Đào tạo nói chung và với đội ngũ nhà giáo nói riêng đã được thể hiện tại Nghị quyết hội nghị lần thứ 2 của BCH Trung ương Đảng khoá
VIII, hội nghị TW6 khoá IX : "Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục, xây dựng đội ngũ giáo viên là một trong những giải pháp quan trọng để phát triển giáo dục".
- Chế độ chính sách, đặc biệt là chế độ quyền lợi về vật chất, tinh thần của giáo viên đã được quan tâm hơn đối với giáo viên dạy nghề (tiền lương, tiền thưởng, các khoản phụ cấp, chế độ học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ v.v...).
- Nhà nước đã ban hành hệ thống văn bản pháp quy khá đầy đủ và thống nhất về đào tạo nghề tạo hành lang pháp lý cho lĩnh vực hoạt động đào tạo nghề.
- Đã tạo nhiều cơ hội để giáo viên đi học tập nghiên cứu nâng cao trình độ về mọi mặt, cả trong nước cũng như ngoài nước.
- Từ khi ra đời trường đã được các ngành từ Trung ương ( Bộ Lao động TBXH, Tổng Cục Dạy nghề) đến các ban ngành cấp tỉnh hết sức quan tâm giúp đỡ, trực tiếp là UBND tỉnh, sở Lao động TB&XH đã chỉ đạo nhà trường thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao. Các tổ chức Quốc tế như Tổ chức Hỗ trợ phát triển Đức (DED), Tổ chức Hợp tác Khoa học Kỹ thuật Đức ( GTZ), Tổ chức Bồi dưỡng và Phát triển Quốc tế Đức (INWENT) rất quan tâm giúp đỡ các hoạt động của trường trong đó có công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên. Trường thường xuyên tổ chức cho giáo viên cán bộ tham gia đào tạo bồi dưỡng một số lĩnh vực theo kế hoạch và các lĩnh vực khi cần thiết. Theo đề xuất của trường Tổ chức Hỗ trợ phát triển Đức đã cử 01 chuyên gia về lĩnh vực Tự động hóa, Điện tử công nhiệp làm việc dài hạn tại trường( 02 năm). Đây là thuận lợi cho giáo viên trong khoa Điện - Điện tử có thể học hỏi được về chuyên môn.
- Chỉ tiêu biên chế giao cho trường không đáp ứng kịp yêu cầu nhiệm vụ dẫn đến tình trạng khó tuyển giáo viên có chất lượng( đến nay mới có 30 giáo viên trong biên chế trên tổng số 53 giáo viên).
- Kinh phí cho công tác đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên không được cấp từ ngân sách.
- Định mức kinh phí ngân sách cấp cho đào tạo và quy định mức thu học phí đã quá cũ ( ban hành từ năm 1998) chưa được sữa đổi bên canh đó đối tương Chính sách xã hội miễn giảm học phí khá nhiều ( chiếm từ 30% đến 40%) gây khó khăn cho trường về tài chính. Kinh phí hạn hẹp có tác động không tốt đến việc đảm bảo các chế độ cho giáo viên và công tác bồi dưỡng, khó thu hút người giỏi về trường.
- Đa số giáo viên của trường còn trẻ về tuổi đời và tuổi nghề vì vậy mức lương còn thấp, đời sống giáo viên nhìn chung còn khó khăn, chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của cuộc sống cũng ảnh hưởng đến công tác của giáo viên tại trường.
Từ việc đánh giá chung về thực trạng vấn đề nghiên cứu, áp dụng phương pháp phân tích SWOT, có thể khái quát theo sơ đồ ma trận SWOT như sau:
Ưu điểm:
- ĐNGV có phẩm chất chính trị vững vàng, yêu nghề yên tâm công tác. - ĐNGV đủ chuẩn, thường xuyên được BD nâng cao về NVCM và SP.
Thuận lợi:
- Các văn kiện, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước, của bộ và của tỉnh là
những định hướng cho việc tìm ra các giải pháp bồi dưỡng và phát triển đội
- Có tính năng động cao, tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy và tự học tập nâng cao trình độ.
- Là một tập thể đoàn kết nhất trí, có tinh thần tương trợ lẫn nhau trong mọi hoạt động của trường.
ngũ giáo viên.
- Nhu cầu đào tạo nhân lực kỹ thuật phục vụ KT – XH tỉnh nhà rất lớn. - Luôn được sự quan tâm của các cấp các ngành, các tổ chức Quốc tế.
- Trường được trang bị cơ sở vật chất tốt tạo thuận lợi cho việc phát triển.
Nhược điểm:
- Đội ngũ GV còn thiếu về số lượng, cơ cấu CM chưa hợp lý.
- Thiếu GV có chuyên môn cao.
- Chưa có giải pháp tổng thể cho việc BD và PT đội ngũ giáo viên của trường khi trường được nâng cấp. - Một số giáo viên chưa thật sự tự giác rèn luyện phấn đấu vươn lên, - Trình độ ngoại ngữ của giáo viên còn yếu. Công tác quản lý học sinh một số GV còn yếu.
Khó khăn:
- Chỉ tiêu biên chế của trường được giao quá ít dẫn đến khó tuyển giáo viên có chất lượng cao.
- Kinh phí được cấp còn ở mức thấp, quy định mức thu học phí chậm được thay đổi, kinh phí hạn hẹp khó nâng mức sống cho giáo viên.
- Đời sống giáo viên, cán bộ còn thấp chưa được cải thiện nhiều. Đa số giáo viên chưa có nhà ở, cuộc sống chưa ổn định.
Kết luận chương II.
Trường Cao đẳng nghề Việt - Đức Hà Tĩnh là một trường dẫn đầu về cơ sở vật chất kỹ thuật, chuyên môn trong hệ thống các trường dạy nghề của tỉnh Hà Tĩnh. Đội ngũ giáo viên nhà trường cần phải đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ chuyên môn và năng lực sư phạm giỏi, có phẩm chất đạo đức tốt, trung thành với lý tưởng Cách mạng.
Thực trạng đội ngũ giáo viên Nhà trường còn có những bất cập nhất định do trường mới được nâng cấp lên trường cao đẳng, quy mô đào tạo ngày càng tăng do yêu cầu của phát triển KT - XH, trường còn một số vấn đề cần giải quyết: Đội ngũ giáo viên còn thiếu về số lượng, chưa đồng bộ về cơ cấu chuyên môn, thiếu giáo viên có chuyên môn cao. Một số giáo viên trẻ còn yếu về kinh nghiệm giảng dạy và công tác quản lý học sinh. Vì vậy công tác bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giáo viên về số lượng, cơ cấu, chất lượng là nhiệm vụ trọng tâm cấp bách và lâu dài của nhà trường nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đào tạo.
Chương 3 :