Cảm hứng về nhân dân

Một phần của tài liệu Sự thống nhất giữa cảm hứng sử thi và cảm hứng đời tư, thế sự trong thơ lưu quang vũ luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 40 - 43)

Nhân dân luôn là đề tài muôn thuở của văn học và là một đề tài lớn trong văn học thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta. Các văn nghệ sĩ hướng ngòi bút của mình về phía nhân dân là thực hiện đúng sứ mệnh của người cầm bút đối với sứ mệnh của lịch sử dân tộc theo đường lối văn nghệ của Đảng ta - văn nghệ hướng về đại chúng công, nông, binh. Từ đó để khơi dậy, phát huy sức mạnh của nhân dân: “Nhân dân là bể / Văn nghệ là thuyền / Thuyền xô sóng dậy / Sóng đẩy thuyền lên”. Viết về nhân dân, Chế Lan Viên dường như đã tuyệt đối hoá vai trò của họ đối với Tổ quốc và đất nước:

“Con về với nhân dân như nai về suối cũ Cỏ đón giêng hai chim én gặp mùa Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa

Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa” (Tiếng hát con tàu)

Lưu Quang Vũ cũng như các nhà thơ cùng thời, ông cũng dành những trang thơ của mình để viết về nhân dân với một thái độ, cảm xúc chân thành nhất.

Khi nói tới cảm hứng về nhân dân trong thơ Lưu Quang Vũ, xin được trích dẫn lời nhận xét tương đối xác đáng của Vũ Quần Phương: “Anh bình

giá về nhân dân, ca ngợi tầm vóc vĩ đại, hy sinh cao cả của những người dân vô danh và cũng thấy hết những nhược điểm của họ, thấy để xót thương. Đây là một phạm trù thuộc khoa học lịch sử, đánh giá thái quá hay bất cập đều không nên. Lưu Quang Vũ đã có cái nhìn biện chứng” [61, 64]. Đúng vậy,

nhân dân là trụ cột của sứ mệnh lịch sử. Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc không thể phủ nhận được công lao to lớn của nhân dân. Nguyễn Khoa Điềm từng khẳng định:

“Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi Họ đã sống và chết

Giản dị và bình tâm Không ai nhớ mặt đặt tên Nhưng họ đã làm ra đất nước...

...Đất nước này là đất nước của nhân dân

Đất nước của nhân dân, Đất nước của ca dao, thần thoại”

Lưu Quang Vũ thấy được vừa ưu điểm vừa nhược điểm của nhân dân. Nhân dân là người lao động sản xuất vật chất, góp phần làm cho đất nước giàu mạnh: “Người vỡ rừng mở đất bao la”; là người sáng tạo văn hoá: “Không biết chữ người làm ra tục ngữ”; là người cầm vũ khí đánh giặc bảo vệ

giang sơn: “Người mài mực cho Nguyễn Trãi viết Bình Ngô, Người cùng

Quang Trung đi đánh giặc”. Sức mạnh của họ thật to lớn: “Nhưng mỗi khi đất nước sắp suy vong / Người đều cứu cỗ xe ra khỏi vực / Đôi khi người nổi giận / Đôi khi thôi, nhưng thật là khủng khiếp / Như gió điên, như nước phá tung bờ / Người vung tay: cung điện ra tro / Người xô khẽ, thế là nhào, vua chúa”...

Công lao ấy của họ, phẩm chất ấy của họ thật đáng để ngợi ca. Nhưng đồng thời với sự ghi nhận những mặt tích cực đó của nhân dân, ông cũng thấy ở họ một nhược điểm rất lớn:

“Quang Trung lên làm vua, người về nhà cày ruộng Bị lão trương tuần quát nạt cũng run”

(Người cùng tôi)

Từ chỗ nhìn thấy được ưu điểm, nhược điểm của nhân dân, nhà thơ vừa thể hiện niềm kính trọng, biết ơn, vừa thể hiện niềm thương cảm đối với họ. Trước đây, trong Hương cây, ông đã hướng về nhân dân với lòng tri ân thành kính, tự hào: “Ơn nhân dân đã làm nên chiến thắng/ Ơn Tổ quốc có măng bùi,

muối mặn/ Ơn từ khúc hát đóa ca dao”. Sau này, qua mười năm chìm nổi, lặn

sâu xuống tận cùng nỗi đau với nhân dân, ông đã thấu hiểu mọi điều, tâm trí ông luôn quay cuồng vì một câu hỏi lớn: “Đến bao giờ, đến bao giờ nữa Việt

Nam ơi?”. Qua cuộc hành trình máu lửa, nếm mật nằm gai: Đất nước đàn bầu, Giấc mộng đêm, Người cùng tôi, Cầu nguyện... thể hiện cảm hứng sáng tạo

hướng về phía nhân dân, gắn bó cuộc đời mình với số phận dân tộc, hồn thơ Lưu Quang Vũ đã lớn lên rất nhiều. Lời thơ chân thành mà thấm thía, ông viết ra trong cảm xúc bùi ngùi, thương xót từ tận đáy lòng: “Tôi mang suốt đời

không nguôi được/ Dân tộc tôi bốn ngàn năm áo rách/ Những người chết đặc trong lòng đất/ Những mặt vàng sốt rét/ Những bộ sương đói khát vật vờ đi” (Đất nước đàn bầu). Tình yêu thương đối với nhân dân, sự gắn mình đối với

nhân dân của ông được thể hiện bằng chính lời nguyện cầu tha thiết, chỉ mong điều tốt lành đến với nhân dân:

“Nguyện cho phố tôi

Không ai phải quanh năm túng đói Không còn ai bị mỏi mòn sỉ nhục Nguyện cho kẻ ốm mau lành

Nguyện cho người tôi thương không phải khóc Nguyện cho lòng tôi đừng sợ hãi

Nguyện cho lòng tôi đừng nguội lạnh tình yêu” (Cầu nguyện)

Lưu Quang Vũ viết những câu thơ nêu hạn chế của nhân dân không phải với thái độ bề trên, kẻ cả. Làm sao có thể như thế được khi ông là người con của nhân dân? Theo mạch cảm hứng xuyên suốt thơ mình, ông đã nói những điều trên trong ý thức tự vấn và phản tỉnh. Chỉ một hành động cúi mình trước nhân dân để mong được tha thứ đã nói lên tất cả tấm chân tình của nhà thơ:

“Người ơi tôi gục xuống tay người Quỳ dưới chân người

Hãy tha thứ cho tôi

Đã bất lực đã yếu nghèo mệt mỏi” (Cầu nguyện)

Một phần của tài liệu Sự thống nhất giữa cảm hứng sử thi và cảm hứng đời tư, thế sự trong thơ lưu quang vũ luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w