Chiến tranh là một đề tài lớn trong thơ Lưu Quang Vũ. Dường như ở đề tài về chiến tranh, hồn thơ Lưu Quang Vũ khắc khoải đau thương lạ thường,
khác hẳn các nhà thơ cùng thời. Viết về chiến tranh bằng cái nhìn trần trụi của người trong cuộc, không tô vẽ, bôi son để ngợi ca một chiều, mà nhìn chiến tranh ở góc độ của một người chứng kiến, chiến tranh trong thơ ông đậm tính bi hùng.
Chiến tranh là mất mát, đau thương
Trong số những nhà thơ chống Mỹ khi ấy, Lưu Quang Vũ quá nhạy cảm để cảm nhận, hé mở một cách nhìn khác về chiến tranh từ phía hậu phương. Thơ ông nói nhiều đến sự mất mát, chia lìa - điều không dễ viết trong thời điểm ấy. Đó là bi kịch chiến tranh với “những đứa bé nằm ngủ trong mồ”, với người mẹ “bới gạch vụn tìm con” (Cầu nguyện) và bao người chết “vùi thân dưới hố
bom”.
Mất mát, đau thương là một quy luật vĩnh hằng của chiến tranh, dù đó là cuộc chiến tranh chính nghĩa hay phi nghĩa, chiến tranh chính trị hay chiến tranh vũ trang, nội chiến hay chống ngoại xâm... Cuộc sống con người vốn là vậy, con người cố gắng xây dựng, vun đắp, phát huy mọi trí lực, sáng tạo để làm cho cuộc sống của mỗi chúng ta tốt đẹp hơn lên. Nhưng cũng chính con người lại tự chuốc lấy những tổn thất ghê gớm mà chiến tranh đem lại. Tưởng như nghịch lý, nhưng thử hỏi rằng, đến khi nào rồi chiến tranh sẽ chấm dứt hoàn toàn và vĩnh viễn trên trái đất này, điều đó có lẽ là không tưởng. Bởi chiến tranh tuy có mặt hại của nó nhưng nhờ chính chiến tranh mà con người mới xác lập nên được thế giới hoà bình. Ở góc độ chính trị - quân sự, chiến tranh luôn là cần thiết. Nhưng nhà thơ nhìn chiến tranh ở góc độ khác, với họ chiến tranh là một hiểm hoạ của loài người. Với một cái nhìn lương tri của một trái tim nhạy cảm, mỗi nhà thơ có cách nhìn nhận, lý giải riêng. Tuy nhiên dân tộc ta là một dân tộc anh hùng, chiến tranh dường như đã trở thành cảm thức trong con người Việt Nam. Giai đoạn thơ thời kỳ chống Mỹ, viết về chiến tranh, các nhà thơ bị chi phối bởi cảm quan lịch sử, ít khi nhìn chiến tranh trực diện như nó vốn có. Bằng cái nhìn tỉnh táo, cái nhìn của người
trong cuộc, Lưu Quang Vũ đã không ngần ngại khi có những dòng thơ viết về chiến tranh ở góc nhìn của riêng ông.
Chiến tranh là tàn phá, là huỷ diệt tất cả: “Lửa cháy đỏ bốn phía ngoại
ô/ Tro lả tả xuống mặt gầy hoảng hốt/ Bom ném lên cao những đường tàu gãy nát/ Những bàn ghế những lá thư những cánh tay người”.
Đáng buồn hơn là chiến tranh đã cướp đi mạng sống của bao người, trong đó những người bạn, những đồng đội của ông đã ngã xuống trước bom đạn của quân thù: “Thuỷ, Hùng, De phải các cậu đó chăng?/ Mình đã chôn
Thuỷ ở lại giữa rừng/ Tấm chăn cũ đắp thay vải liệm/ Ngực đẫm máu còn nguyên vết đạn/ Mưa ướt đầm trên gương mặt xanh xao/ Hùng chết giữa trời cao/ Trong chiếc Mig bị quân thù bắn cháy/ Dù không mở bọn mình tìm chẳng thấy/ Xương thịt Hùng lẫn với đất nâu” (Giấc mộng đêm).
Sự mất mát hy sinh bao giờ cũng làm quặn đau bao trái tim người:
Ngực nghẹn lại không còn khóc được Thương mọi người cơ cực mấy mươi năm Thương ga xưa đã sập tan tành
Thương những chuyến lên đường xưa đã chết Nỗi bất lực cứa lòng muôn kính nát
Kẻ mất người thân lặng lẽ bước trên đường (Ghi vội một đêm 1972)
Trong cuộc chiến, dưới con mắt của nhà thơ, những người trong cuộc đều nhận những số phận như nhau. Ở đó không thể phân biệt địch - ta theo quan điểm của các nhà chính trị. Những người lính phía kia, số phận của họ cũng chẳng tốt đẹp hơn gì:
xác ngụy nằm ruồi muỗi bâu đầy những đôi mắt bệch màu hoa dại những gương mặt trẻ măng xanh tái những bàn tay đen đủi chai dầy
các anh ơi, đừng trách chúng tôi các bà mẹ, tha thứ cho chúng tôi chúng tôi chẳng thể làm khác được quả đồi cháy như một phần quả đất bao đời người ta đã giết nhau với các anh tôi oán hận gì đâu nhưng còn có cách nào khác được
(Những đứa trẻ buồn)
Là một chiến sĩ nhưng Lưu Quang Vũ lại nhìn chiến tranh và đánh giá chiến tranh dưới con mắt của một nhà thơ. Bởi vậy, nhìn người mà ngẫm đến ta, nhìn cái chết của người lính ngụy, anh liên tưởng đến người mẹ của họ phải khóc cạn nước mắt vì con… có lẽ một lúc nào đó, số phận đưa đến, rồi ta cũng giống như họ chăng?
Chiến tranh huỷ diệt niềm tin của con người
Cuộc sống của mỗi con người chỉ có giá trị khi họ có niềm tin vào chính mình, niềm tin vào mọi người, niềm tin vào Tổ quốc. Nhưng, giữa niềm tin và thực tế không phải lúc nào cũng có tỷ lệ thuận với nhau, đôi lúc nó đi ngược lại mơ ước của con người. Thực tế vẫn luôn là chính nó, không thể một cá nhân có thể đổi thay thực tế theo ý mình. Giữa mơ ước và hiện thực đối lập nhau khiến con người dễ vỡ mộng và thất vọng: “Người đau thương tôi gắng
gượng mỉm cười/ Gắng tin tưởng nhưng lòng tôi có hạn/ Chiều nay lạnh tôi nghẹn ngào muốn khóc/ Xin người tha thứ Việt Nam ơi” (Việt Nam ơi). Hình
như ở đây vừa có tiếng nói của cá nhân nhà thơ, đồng thời ta như thấy Lưu Quang Vũ đã nhập vai vào nhân dân để nói hộ cho nỗi lòng của họ. Chiến tranh đã tàn phá đi tất cả, cuộc sống không đảm bảo, niềm tin của con người sao có thể tồn tại, niềm tin phải gắn với thực tế của cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc: “Người ta không thể sống bằng niềm tin đẹp/ Bằng áp phích trên
Phải có nhà trường cửa sổ trời xanh” (Viết lại một bài thơ Hà Nội). Còn Lưu
Quang Vũ thì vẫn tin tưởng như sắt đá vào tương lai: “Cuộc đời sẽ đi qua
nững ngày đông xám ngắt/ Sẽ trẻ lại con sóng già đầu bạc/ Sẽ quây quần mọi gió dại đảo hoang/ Sẽ có ước mơ và những quả dưa vàng” (Viết cho em từ cửa biển), tuy có những lúc ông cảm thấy cô đơn, chán nản, bất lực và trống
không, thấy cuộc đời hoàn toàn vô nghĩa:
“Không có làng quê nào để từ bỏ Không có thành phố nào để đến Không có vật quý nào để mất Không thư ai để chờ
Không hòn đảo nào để phát hiện...” (Không)
Dù có bản lĩnh như thế nào, con người ta tránh sao khỏi những phút xao
lòng, Lưu Quang Vũ cũng là con người và hơn thế lại là con người thơ, nên
ông cũng đôi lúc đã mất niềm tin với chính mình, với xung quanh, với tất cả: “Em biết đấy anh chẳng tin định mệnh/ Nhưng trên đời này chỉ ước mơ là có
thật” (Thơ tình viết về một người đàn bà không có tên I). Với ông trên đời này
chẳng gì là có thật, may chăng một điều có thật duy nhất: giấc mơ.
Chiến tranh để lại những di chứng nặng nề cho thế hệ tương lai
Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai, mọi dân tộc trên thế giới, muốn tồn
tại và phát triển không thể không trông cậy vào thế hệ trẻ. Nhưng muốn cho thế hệ trẻ phát triển tốt không thể không có một môi trường ổn định, hoà bình. Chiến tranh gieo mầm cho mọi chết chóc, huỷ diệt, trong đó trẻ em là những đối tượng gánh chịu trước tiên. Lưu Quang Vũ đã nhận ra rằng, chiến tranh đã cướp đi những giá trị tốt đẹp của các em, từ đó đã cướp đi những giá trị sống bền vững của nhân loại: “Các em đã đi rồi/ Khu tập thể đông người sơ tán
những bước chân/ Tiếng reo cười lũ trẻ/ Như bầy chim sẻ..” (Khu nhà vắng trẻ con).
Chiến tranh tàn phá cướp đi tài sản và bao sinh mạng người cha, người mẹ của những đứa trẻ tội nghiệp, giờ đây chúng chẳng biết đi đâu về đâu, chúng trở thành những đứa trẻ lang thang, hiểm hoạ luôn cận kề. Là nạn nhân của chiến tranh rồi trở thành nạn nhân của tệ nạn xã hội: “Những tuổi thơ
không có tuổi thơ/ Những dôi mắt tráo trơ mà tội nghiệp/ Chúng ăn cắp, đánh nhau, chửi tục/ Lang thang hè đường tàu điện quán bia/ Những bông hoa chưa nở đã tàn đi/ Những cành cây chưa xanh đã cỗi/ Em gái mười lăm đã không còn thiếu nữ” (Những tuổi thơ).
Mỗi đứa trẻ ra đời đem lại cho ta niềm hạnh phúc, nhưng mỗi đứa trẻ ra đời còn làm dấy lên trong ta bao nỗi lo, bởi ta biết trong chiến tranh, hiểm hoạ luôn rình rập, sống và chết cận kề nhau trong từng giây phút. Lưu Quang Vũ đã nhìn sâu vào bản chất của chiến tranh, rồi nhận định về tương lai của thế hệ mai sau:
“những siêu nhân vĩ đại
những tư tưởng lớn lao nghe đến kinh người những thần tượng tiêu vong những đứa trẻ ra đời bóng tối nắm tay nhau, tình yêu chưa hợp lại thế giới lo âu đầy xấu xa phản bội
ngày càng ít những điều đáng để ta tôn trọng nền văn minh lạ lùng của những trái bom
những đám mây gây mưa những mìn nổ từ trường dân tộc mấy mươi năm giết và bị giết
mỗi phút sống của tôi đều có người đang chết” (Hồ sơ mùa hạ 1972)
Tương lai là gì đây, khi mà “mỗi phút sống của tôi đều có người đang
chết”. Chết vì chiến tranh đã đành nhưng chết vì những di chứng của chiến
tranh còn là một điều kinh khủng gấp ngàn lần thế nữa: bom mìn còn nằm rải rác trên khắp đất nước ta, trẻ em ra đời bị dị tật do nhiễm chất độc mầu da cam, những người thương binh, những người mẹ mất con, người vợ mất chồng sẽ sống sao đây trong cuộc sống khó khăn thời hậu chiến?... Gánh chịu hậu quả đó, giải quyết hậu quả đó, không ai khác ngoài thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.