Cảm hứng về thế hệ

Một phần của tài liệu Sự thống nhất giữa cảm hứng sử thi và cảm hứng đời tư, thế sự trong thơ lưu quang vũ luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 43 - 47)

Cảm hứng về thế hệ xuất phát từ cảm hứng của cái tôi thế hệ. “Trong

nền thơ chống Mỹ, cần nhận dạng một kiểu cái tôi trữ tình có những đặc điểm riêng đáng chú ý: Cái tôi thế hệ. Nó là một bộ phận gắn chặt với cái tôi sử thi, nhưng lại mang những yếu tố đặc thù và có mạch đi riêng của nó. Cái tôi thế hệ là sự tổng hợp ở cấp độ quan niệm của cái tôi sử thi - cái tôi tuổi trẻ - cái tôi người lính. Nhìn ở phương diện đội ngũ cái tôi thế hệ chủ yếu thuộc lớp các nhà thơ trẻ” [2, 136]. Cái tôi thế hệ thực chất là biến thể của cái tôi sử thi, được tạo

tự ý thức, tự biểu hiện của thế hệ trẻ tự nguyện nhập cuộc và trải nghiệm chiến tranh. Họ giàu nhiệt huyết, tinh thần hy sinh. Họ dễ vui và cũng dễ buồn. Họ thấu hiểu trách nhiệm và sứ mệnh của mình đối với lịch sử: “Cả thế hệ dàn

hàng gánh đất nước trên vai”. Với một quan niệm nghệ thuật rất giản dị: “Không có sách chúng tôi làm ra sách, chúng tôi làm thơ ghi lấy đời mình”.

Quá trình phát triển biện chứng của cái tôi thế hệ là đi từ sự mơ mộng, lý tưởng hoá hiện thực tới việc đương đầu với những khốc liệt của cuộc chiến tranh bằng một thái độ can đảm, đi từ cái nhìn cụ thể tới cái nhìn khái quát, nâng lên thành những chiêm nghiệm có giá trị triết lý về đất nước, nhân dân. Đóng góp của cái tôi thế hệ là đã làm cho cái tôi sử thi có một sắc điệu mới, trẻ trung hơn và cũng giàu chất suy tư hơn.

Đặt thơ Lưu Quang Vũ trong dòng chảy chung này của các nhà thơ cùng thế hệ sẽ thấy sự tương đồng về quá trình vận động của cảm hứng về cái tôi thế hệ, đặc biệt trong giai đoạn đầu dường như là thống nhất hoàn toàn. Cảm hứng về quê hương, đất nước của ông cũng là cảm hứng của thế hệ các nhà thơ chống Mỹ và thống nhất với cảm hứng chung của cả dân tộc khi đang phải đối mặt với quân thù: “Cả quê nhà / cùng ta chiến đấu / Từng viên đạn

lắp vào nòng pháo / Bồi hồi nghe hương lá bưởi lá chanh” (Lá bưởi lá chanh).

Và ý chí lên đường vì lý tưởng dân tộc, độc lập tự do cho Tổ quốc thật dứt khoát, mang dáng dấp một trượng phu của thời đại:

“Thôi đưa nhau đừng nhìn theo anh Nước mắt đừng ướt buổi chiều xanh Nỗi buồn ấy ai nào biết được

Đối với anh chỉ con đường phía trước Buồn không cùng nhưng mà phải đi thôi Cánh chim bay và tàu đã nổi còi...” (Chia tay)

Khí thế ra đi của họ tưng bừng, khoẻ khoắn, đầy ắp tiếng reo hò. Niềm phấn chấn ấy lan thấm vào cảnh vật trong đêm hành quân nơi rừng già gió rét: “Ngụy trang reo như rừng gió chuyển / Bước quân đi cuồn cuộn đường dài...

Đường nào vui bằng đường ra trận tuyến / Nam Bắc lòng ta chung tiếng gọi mẹ hiền / Ta náo nức như suối về sông biển” (Đêm hành quân).

Bởi vì, xuất phát từ một lý tưởng sống thật cao cả, nhân văn, trong đó

chữ tâm của người chiến sĩ cách mạng là cốt lõi:

Anh chớ ngại con đường gian khổ nhất Đau nỗi đau của mỗi trái tim người Để thơ anh mang lửa đến cho đời

Trên chữ “tài” chữ “tâm” kia phải “lớn” (Giấc mộng đêm)

Những người lính trong thế hệ các nhà thơ thời kỳ chống Mỹ nhận thức được rằng, lúc này họ đang phải đối mặt với sự lựa chọn giữa hai con đường, con đường lớn - con đường cách mạng và con đường nhỏ - con đường thực hiện cho lý tưởng cá nhân, nên chọn con đường nào? Không chút do dự, họ đã hiểu ra một chân lý, quyết định chọn con đường rộng thênh thang: “Ôi những

con đường hẹp ngày xưa / Cùng ruộng nhỏ ao con bó luôn tầm mắt / Khiến lòng người nhiều khi cũng chật.../ Ta dựng ngày mai rộng biển lúa vàng / Bước đi dài đường phải thênh thang / Vui mở với đời ta như trời rộng” (Những con đường). Lớn lên và trưởng thành trong một đất nước có chiến tranh, như là

một phản xạ có diều kiện, họ tiếp nối truyền thống cha anh một cách tự giác. Thế hệ họ sinh ra dường như để nhận nhiệm vụ chống kẻ thù xâm lược, đấu tranh để bảo vệ dân tộc. Dường như đó là một niềm tự hào: “Lớn lên trong

những năm đánh giặc / Lòng ta đẹp như là đất nước / Như gió vui rụng ngọn lá trên cành.../ Từ nơi này mai đơn vị hành quân / Suốt mùa hạ suốt tình yêu

xứ sở / Với cây súng với vân thơ viết dở / Với con đường rộng mử đến mai sau...” (Thức với quê hương).

Tuy nhiên, họ là những người lính trẻ, từng trải chưa nhiều, mỗi sự kiện đi qua cuộc đời bao giờ chẳng gợn chút băn khoăn? Được giác ngộ lý tưởng cách mạng, họ có dư tinh thần anh dũng. Nhưng “giáp mặt với máu lửa

chiến tranh, trải nghiệm những gian khổ hy sinh, trong thơ dần dần hình thành một cách nhìn khác, một giọng nói khác, suy tư và trầm lắng hơn. Tư thế trữ tình là suy ngẫm, tự bạch, độc thoại, đối thoại với thế hệ mình hơn là ca ngợi, cổ vũ. Điểm nhìn trần thuật tập trung vào một hiện thực sống, một sự thật chiến hào được cảm nhận bằng kinh nghiệm của một người trong cuộc” [2,

137], hiện thực của chiến tranh được hiện lên từ cõi lòng sâu thẳm, dù có đau thương nhưng vẫn rất bi hùng:

“Thuỷ, Hùng, De, phải các cậu đó chăng? Mình đã chôn Thuỷ lại giữa rừng

Tấm chăn cũ đắp thay vải liệm Ngực đẫm máu còn nguyên vết đạn Mưa ướt đầm trên gương mặt xanh xao Hùng chết giữa trời cao

Trong chiếc Mig bị quân thù bắn cháy” (Giấc mộng đêm)

Và sức sống của họ thật là mãnh liệt: “Cắt xuân trước tháng Giêng sau

lại mọc/ Những bông hoa không chết bao giờ” (Những bông hoa không chết).

Những bông hoa không bao giờ chết, là lời ngợi ca chân thành nhất cho những con người đã nằm xuống trong chiến tranh, đồng thời thể hiện cách nhìn nhận thật thật sâu sắc về chiến tranh của tác giả. Chiến tranh đồng nghĩa với cái chết, nhưng chính nó cũng là một lò tôi luyện để người lính có một tinh thần thép. Đó là cách nhìn nhận của một người yêu nước, của một tầm

nhìn có chiều sâu: chiến tranh không phải chỉ là sự huỷ diệt mà còn là sự tôi luyện cho các chiến sĩ cách mạng ta.

Về những chặng thơ sau này, kể từ những năm 1970 trở đi, khi cái tôi thế hệ vẫn say sưa hát về cái ta bằng chính giọng của cái ta thì cái tôi trữ tình trong thơ Lưu Quang Vũ đơn ca bằng thứ giọng riêng. Lưu Quang Vũ đã tự tách mình ra khỏi dàn đồng ca của thế hệ, cảm hứng thế hệ trong các sáng tác của ông nghiêng hẳn sang cảm hứng của cái tôi cá nhân. Đây là một điểm hạn chế của Lưu Quang Vũ so với yêu cầu của những sáng tác lúc bấy giờ. Nhưng cũng chính từ đây mà cá tính sáng tạo thơ ca của ông để lại ấn tượng nhất, nếu như không nói là có giá trị nhất trong suốt đời thơ Lưu Quang Vũ. Đó cũng là lý do để chúng ta cần phải trân trọng những sáng tác sau này của ông. Bởi đó là những sáng tác có giá trị nghệ thuật đích thực. Xin lấy một ví dụ làm dẫn chứng:

“Trăng đã lên đêm đã lả về sâu Anh đi trên dòng Tam Bạc Thuỷ triều lên thao thức Con sông giống cuộc đời anh Anh là cậu bé nhặt than

Là ông già buông câu im lặng Là quả dưa tròn trên khoang nắng Là lá sú vàng trôi ở cửa sông

Những manh buồm như ngực anh gió táp Những con tàu như hồn anh cuồng loạn Chẳng bao giờ chịu ở với bờ yên”

(Viết cho em từ cửa biển)

Một phần của tài liệu Sự thống nhất giữa cảm hứng sử thi và cảm hứng đời tư, thế sự trong thơ lưu quang vũ luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w