Hình tượng “lửa”

Một phần của tài liệu Sự thống nhất giữa cảm hứng sử thi và cảm hứng đời tư, thế sự trong thơ lưu quang vũ luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 77 - 79)

Đời thường, ngọn lửa vừa khiến người ta sợ, sợ vì không cẩn thận dễ bị nó đốt thiêu, nhưng vừa làm cho người ta thích nó, thích vì không chỉ nhờ nó

mà chín được thức ăn mà quan trọng hơn nó sưởi ấm những ngày đông giá rét. Đến với hình tượng ngọn lửa trong thơ Lưu Quang Vũ, chúng ta lại tìm thêm nhiều điều mới mẻ, lý thú. Và khi bàn về hình tượng này, cũng xin được bàn tới hình tượng đó trong mối quan hệ thống nhất của hai nguồn cảm hứng sử thi và cảm hứng đời tư, thế sự trong suốt chặng đường thơ của ông.

Lửa, trong thơ ông là hiện thân của trái tim, tấm lòng ấm áp tình đời, là một bầu nhiệt huyết của thế hệ trẻ đối với tương lai của dân tộc, là khát vọng hiến dâng cho đời. Lửa làm nhớ tới những đêm hành quân đầy khí thế cùng bạn bè, đồng đội: “Cháu đã đi những tháng năm lửa cháy/ Với trùng điệp

những bạn bè cùng tuổi/ Áo quân trang xanh cây lá vườn bà” (Đất nước đàn bầu). Lửa là hơi ấm của anh, tình cảm của anh, anh luôn nhen nhóm trong

lòng, sưởi ấm cho em, hình bóng của em bớt đi giá lạnh cô đơn: “Chân lỡ lầm

bao ảo ảnh chờ mong/ anh vẫn nhen một ngọn lửa âm thầm/ hình bóng em chập chờn trong lửa ấy (Em - tình yêu những năm đau xót và hy vọng). Cái đẹp

của em, tâm hồn em, sự mềm mại, mảnh dẻ của hình ảnh em chỉ có lửa mới sánh bằng: “Tóc của đêm dài, mắt của trời xanh/ mắt của phương xa, tay của

đất nâu lành/ người yêu như lửa và như lụa/ bản nhạc ngày xưa, con tàu xứ lạ (... Mắt của trời xanh). Chiến tranh thì cái chết, đêm tối luôn là nỗi ám ảnh với

con người. Lúc đó chỉ ngọn lửa mới xua tan đi những suy nghĩ tiêu cực, buồn chán, cô đơn: “đêm chiến tranh thành phố tối âm u/ không đèn sáng lời ru

không bếp lửa (Em - tình yêu những năm đau xót và hy vọng). Và hơn lúc nào

hết, cái cô đơn, cái buồn chán của anh đang vây quanh, anh rất cần đến lửa, mà thực ra anh rất cần em, cần niềm an ủi, sẻ chia của em. Lửa là em, là niềm an ủi, chia sẻ với anh những khi phòng không, nhà trống, mọi cái chung

quanh đều đổ nát: “Chẳng gặp em - chỉ màu hoa vàng rực/ Đêm nay về đốt lửa giữa hồn tôi/ Đêm phòng không tiếng nổ vỡ khắp trời/ Thời đau khổ chung quanh đều đổ nát (Lá thu). Nhiều khi, lửa chẳng là biểu tượng cho một cái gì

tuyệt vọng và tan nát: “Tâm hồn anh dằn vặt cuộc đời anh/ Thắp một ngọn đèn

hồng như ánh lửa/ Đêm sâu quá đêm nào biết ngủ/ Chỉ con người đến ngủ giữa đêm thôi/ Nào có ngủ đâu người ta đợi mặt tròi (Bầy ong trong đêm sâu).

Và hơn bất cứ mọi điều, là thi sĩ, thơ sẽ là tất cả, và thơ cũng vì tất cả, thơ như ngọn lửa diệu kỳ:

“Không phải là hào quang phản chiếu của tấm gương Thơ là bó đuốc đốt thiêu là bàn tay thắp lửa

Thơ sinh sự với cuộc đời không cho ai dừng bước cả” (Nói với mình và các bạn)

Lửa, còn là hiện thân cho sự huỷ diệt của chiến tranh tàn phá, thiêu cháy mọi sự sống con người. Trong thời kỳ chiến tranh, những tiếng bom, tiếng súng bao giờ cũng gợi nhớ tới cái trước tiên vẫn là lửa: “Giữa trời

khuya nghe tiếng súng nổ dồn/ Từ trận đánh xưa công đồn lửa đỏ/ Người liệt sĩ nơi nghĩa trang nằm đó/ Cũng lên đường nhập với hàng quân” (Đêm hành quân). Với chiến tranh, lửa rất kinh khủng, nó có thể đốt thiêu và huỷ diệt tất

thảy trong chốc lát, với những khoảng trời lửa ngùn ngụt doạ dẫm con người, lúc đó con người chỉ biết đứng lặng chờ cái chết đang đến gần: “Lửa

cháy đỏ trời bốn phía ngoại ô/ Tro lả tả xuống mặt gầy hoảng hốt/ Bom ném lên cao những đường tàu gãy nát/ Những bàn ghế những lá thư những cách tay người/ Mùi thịt cháy rợn mình mùi khói cay/ Ta đứng lặng trong tiếng còi báo động” (Ghi vội một đêm năm 1972).

Mang tính đa nghĩa, hình tượng lửa vừa có mặt trong đời thường, vừa có mặt trong chiến tranh, vừa gần gủi với những đêm hành quân ra trận tuyến... Lửa có mặt hầu khắp các trang thơ của nhà thơ Lưu Quang Vũ. Đến với thơ Lưu Quang Vũ, lửa là một hình tượng nghệ thuật cần được chú ý đúng mức.

Một phần của tài liệu Sự thống nhất giữa cảm hứng sử thi và cảm hứng đời tư, thế sự trong thơ lưu quang vũ luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w