Chọn giọng điệu chủ đạo cho thơ: giọng nồng say nhiệt thành

Một phần của tài liệu Sự thống nhất giữa cảm hứng sử thi và cảm hứng đời tư, thế sự trong thơ lưu quang vũ luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 88 - 98)

Để có thể cảm nhận được giọng thơ Lưu Quang Vũ, trước tiên cần phải xác định cho được vấn đề điểm nhìn. Bên cạnh điểm nhìn của người đánh giá cần phải xác định được điểm nhìn của người sáng tác. Có nghĩa là, ta đang đứng trên lập trường nào, điểm nhìn nào để đánh giá: dưới con mắt của người lính, nhà nghiên cứu văn học, nhà lãnh đạo cấp cao của Đảng, hay một bạn đọc bình thường… Đồng thời ta phải xác định được, khi sáng tác thơ, Lưu Quang Vũ đã đứng trên lập trường tư tưởng nào: một cậu học sinh mới bước vào đời? một công dân? một chiến sĩ? hay một nhà thơ nhạy cảm? Thêm nữa, cần xác định một góc độ nhìn: xa hay gần, cụ thể hay khái quát, chủ quan hay khách quan… Tức là, phải phối hợp tổng thể các điểm nhìn một cách hợp lý. Có như vậy ta mới tiếp cận một cách khách quan nhất (nói “khánh quan” nhưng chỉ là tương đối) về giọng thơ hay bất cứ một vấn đề nào tương tự trong thơ Lưu Quang Vũ nói riêng, các nhà thơ khác nói chung.

Một thời gian dài thơ Lưu Quang Vũ không thể đến được với công chúng, bị coi là thứ thơ “nhạy cảm”, làm nhụt ý chí đấu tranh của chiến sĩ, cũng một phần là do điểm nhìn, quan điểm lúc bấy giờ. Như vậy điểm nhìn khác nhau sẽ đem lại những nhận xét khác nhau là tất yếu (cũng giống như

hoạt động tìm tứ cho bài thơ, xác định tứ sai thì mọi kết luận đều vô nghĩa). Bàn về giọng điệu trong thơ của một nhà thơ cũng có nghĩa là tìm ra cái riêng của nhà thơ đó với một nhà thơ khác.

Trong đời thường cũng như trong văn học, chúng ta dễ dàng cảm nhận được giọng của một ai đó (tất nhiên không chỉ là âm thanh bề ngoài). Với thơ cũng vậy. Khi ta đọc một bài văn, một bài thơ, một bài viết, đọc xong ta thường hình dung có một người đang nói ra, mỗi người một vẻ, có thể là trẻ, là già, người có học vấn hay là anh nông dân, người tha thiết hay lãnh đạm, nhiệt thành hay thờ ơ… mỗi người sẽ có một giọng đặc trưng, không thể lẫn với bất cứ ai. Giọng điệu vừa là phạm trù của cái riêng, vừa là phạm trù của cái chung, có thể nhận ra chất giọng riêng của một nhà thơ trong một bài thơ, một tập thơ, một quá trình sáng tác, nhưng cũng có thể nhận ra giọng thơ chung của cả một thế hệ, một thời đại (thơ tỏ chí khảng khái, Thơ mới buồn man mác, thơ kháng chiến giọng lạc quan)…

Có rất nhiều nhà nghiên cứu và bạn đọc yêu văn chương đã bàn về giọng thơ, hồn thơ của Lưu Quang Vũ. Trong đó, đáng chú ý nhất là bài viết

Lưu Quang Vũ, hồn thơ đắm đuối của nhà thơ Vũ Quần Phương, trong cuốn

tuyển thơ Lưu Quang Vũ, gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi (2010) của Hội Nhà văn kết hợp với Công ty Văn hoá và Truyền thông Nhã Nam ấn hành. Tác giả bài viết cho rằng: “đắm đuối” là giọng thơ chủ đạo, xuyên suốt quá trình sáng tác thơ của Lưu Quang Vũ. Bài viết khẳng định: “đắm đuối đó là

một đặc điểm của suốt đời thơ Lưu Quang Vũ. Vui hay buồn, tin cậy hay hoang mang… bao giờ anh cũng đắm đuối. Đặc điểm này ít thấy ở các nhà thơ khác”

[69, 357 - 369]. Bài viết này được nhiều người tán thành. Phải nói rằng, lời bình cùng với những dẫn chứng sinh động của Vũ Quần Phương trong bài viết có sức thuyết phục cao, nhưng hai từ “đắm đuối” trong bài dùng để gán cho một hồn thơ đa dạng và rất tỉnh táo như Lưu Quang Vũ thì chưa được “trúng” lắm. Trong cuộc sống, khi ta nói một ai đó đắm đuối tức có nghĩa là

ta đang xác định người đó có trạng thái tương đối bị động trước một khách thể. Và đắm đuối, tức có nghĩa là tâm hồn chìm đắm trước một đối tượng (không thể hiểu là say đắm, có ý chủ động), đắm đuối nghiêng về sự cảm tính, bị cái gì đó thuyết phục tâm hồn và, khi một nhà thơ có tâm hồn đắm đuối thì ta có thể hình dung một thế giới thơ của tác giả đó dường như sẽ rất mông lung, hư hư, ảo ảo. Nói như vậy không có nghĩa là ta phủ nhận một đặc tính cơ bản nhất của thơ. Thơ nào mà chẳng đắm đuối, không đắm đuối thì còn gì là thơ nữa (nói thế để nhấn mạnh khía cạnh vô thức trong thơ). Bởi vì thơ là câu chuyện của tâm hồn (nói thế để nhấn mạnh đặc trưng của thơ), thiên về vô thức hơn là ý thức. Tất nhiên một tâm hồn thơ đích thực bao giờ cũng là sự kết hợp hài hoà giữa vô thức và ý thức. Nhưng đắm đuối dùng như một khái niệm để chỉ cho một tâm hồn thơ (không phải chỉ chung cho đặc trưng của thơ) thì cần phải xem xét lại. Nếu không sẽ khó khu biệt được hồn thơ của Lưu Quang Vũ với hồn thơ của tác giả khác.

3.3.1. Trong suốt quá trình thơ, Lưu Quang Vũ luôn tỏ ra là một người mẫn cảm và hoàn toàn tỉnh táo trước thời cuộc. Ông từng tuyên ngôn: Anh đã được vầng trán cao, được cái nhìn trí tuệ/ được rèn đi như luống đất được cày.

(Anh đã mất chi anh đã được gì). Lưu Quang Vũ luôn tự ý thức mình như vậy trong bất cứ vấn đề nào của cuộc sống. Con người đa cảm ấy không bỏ mặc cho tâm hồn mình bay bổng, ông luôn dằn vặt, suy tư trước mọi vấn đề, trong đó có thơ. Ông viết những câu thơ nói thật về bản thân mình: “Tâm hồn anh

dằn vặt cuộc đời anh”. Với con người luôn tự ý thức, không thể là đắm đuối.

Và đọc thơ ông, suy ngẫm kỹ và có cái nhìn tổng thể ta sẽ thấy điều đó. Có lẽ nên thay đổi hai từ “đắm đuối” ấy để chỉ hồn thơ Lưu Quang Vũ bằng hai từ “nồng say” chăng, bởi nó vừa bao hàm được cả cái cảm tính lẫn cái lý tính? Lưu Quang Vũ làm thơ như ghi nhật ký. Dù vui hay buồn, trang thơ nào cũng đều thể hiện được sự nồng say, nhiệt thành, nhiệt thành đến quên mình. Con người Lưu Quang Vũ là vậy. Và đó mới đích thực là ông. Nếu đọc cuốn Di

cảo nhật ký, thơ (2008) của Nxb Lao động chúng ta sẽ hiểu con người Lưu

Quang Vũ trong thơ và trong nhật ký dường như là một. Trước hiện thực của dân tộc, của đất nước, của quê hương hay của chính bản thân ông, ông luôn tỏ ra là một người trung thành với tâm hồn đa cảm của mình. Giữa tâm hồn ông và hiện thực có tỷ lệ thuận với nhau. Ông thường vui với niềm vui thắng lợi vẻ vang của dân tộc và buồn với những mất mát đau thương của chiến tranh. Khi mùa kháng chiến bội thu, tâm hồn ông nồng nàn, xao xuyến: “Năm đánh Mỹ gian truân/ Qua một ngày vất vả/ Hà Nội vẫn dành ta/ Chọn chiều hương êm ả/ Từng ngọn cỏ hơi mưa/ Có đời ta ở đó/ Sẽ hoá thành đạn lửa/ Cho trận đánh hôm sau/ Ôi tâm hồn thẳm sâu/ Là những ngày đánh giặc” (Chiều).

Tưởng chừng như đối lập, nhưng không phải, cũng là hồn thơ ấy, ông lại viết về chiến tranh với một cảm xúc khác, góc nhìn khác: “Lại sắp hết một năm/

Đất nước chưa xong giặc/ Bao nhiêu người chết/ Tiếng súng đóng đinh trên ngực cuộc đời” (Lại sắp hết năm rồi). Trên đường ra trận tuyến, nhớ tới quê hương, ông không khỏi rung động: “Ta bước đi thương nhớ những năm nào/

Ơi cái phố tuổi thơ, phố nghèo kháng chiến/ Hương đất hương cây bồi hồi bao kỷ niệm/ Ta lại về phố cũ nhớ ta chăng?” (Phố huyện). Buổi chia tay người

thân lên đường trở thành một ấn tượng khó quên: “Phút đưa nhau ta chỉ nắm

tay mình/ Điều chưa nói thì bàn tay đã nói/ Mình đi rồi hơi ấm còn ở lại/ Còn bồi hồi trong những ngón tay ta” (Hơi ấm bàn tay). Cuộc sống riêng tư với những bước thăng trầm của ông chính đã tạo ra những bước thăng trầm trong thơ. Chẳng gì bằng lúc vui, nhìn vào cuộc đời cái gì cũng đẹp: “Trong thành

phố có một vườn cây mát/ Trong triệu người có em của ta/ Buổi trưa nắng bầy ong đi kiếm mật/ Vào vườn rồi ong chẳng nhớ lối ra” (Vườn trong phố).

Nhưng cuộc sống vốn không như trong trang sách, sóng gió cuộc đời đè lên đôi vai chàng trai trẻ. Cùng với những bất hạnh riêng tư, ông đã có những dòng thơ như thế này: “Thành phố đang thời hỗn loạn/ Nghèo túng lọc lừa bội

hằn thù sỉ nhục” (Vẫn thơ tình viết về một người đàn bà không có tên). Khi

nhắc tới thơ là người ta thường liên tưởng tới những cái đẹp, thi vị, lãng mạn. Lưu Quang Vũ thì quan niệm khác, thơ là nỗi lòng, mà trước tiên là phải thật. Với ông, nếu không nói quá, đó là tiêu chí duy nhất của thơ: “Thơ phải dạy ta

nhìn bằng con mắt thật/ Đập vào ngực ta không cho ta cúi mặt/ không cho ta lãng tránh/ Đập cửa mọi nhà/ Đứng ở mọi ngã ba/ Không hát ta say mà lay ta thức”. Có thể nói niềm vui, nỗi buồn của ông là luôn có cơ sở từ trong thực

tiễn đời sống. Nỗi buồn đó mang đậm tính dân tộc, tính thời đại, tính nhân thế, nhân văn và rất nhân loại. Với thơ người ta thường sống trong mơ, nhưng Lưu Quang Vũ thường rất tỉnh. Dường như cái vô thức đã nhường chỗ cho

cái ý thức trong thơ của ông. Lần theo từng chặng đường thơ Lưu Quang Vũ,

mỗi chặng đường là một nỗi lòng, vui có, buồn có, nhưng tất cả đều xuất phát từ đáy lòng mà chắt lọc thành thơ, thơ ông luôn gắn với hiện thực.

3.3.2. Nhìn tổng thể, điều ta rất dễ nhận thấy là, ông rất hiếm khi dụng công chau chuốt từ ngữ. Ông viết ra trong mạch cảm hứng tuôn trào của những cảm xúc phấn khởi hay những dằn vặt suy tư. Hiện thực gọi tâm hồn ông, và tâm hồn ông gọi các từ ngữ, cái nọ kéo thúc cái kia, trong một dòng mạch thống nhất. Ông cho rằng: “kẻ làm chứng trung thành/ trước phiên toà

lịch sử/ giữa tột cùng đau khổ/ đâu dám ngồi trau chuốt mỗi câu thơ” (Khâm Thiên). Viết ra các dòng thơ ta cứ ngỡ ông đang kể những điều trông thấy:

“Chiều ấy các anh đi/ Nắng nhạt vàng hoe gốc rạ/ Gió xạc xào qua luỹ tre/ Em

đứng nhìn theo sau cửa/ Đất nước đánh thù, đường trăm ngả/ Các anh đi về đâu?” (Gửi tới các anh). Lời thơ giản dị như lời nói thường nhưng không kém

phần biểu cảm, đầy ắp tâm trạng: “Anh chỉ sợ rồi trời sẽ mưa/ Xoá nhoà hết

những điều em hứa/ Mây đen tới trời chẳng còn xanh nữa/ Nắng không trong như nắng buổi ban đầu” (Anh chỉ sợ rồi trời sẽ mưa). Nói mà thành thơ quả là

rất khó. Nhưng tình cảm và nỗi lòng đã làm nhịp cho thơ của Lưu Quang Vũ. Đây cũng là điểm nổi bật của hồn thơ Lưu Quang Vũ, tạo nên sức cuốn hút

cho người đọc. Đọc thơ Lưu Quang Vũ ta như được chia sẻ, được đồng cảm, như tìm được tiếng nói tri âm, nhất là khi mà xã hội đang còn những điều bất ổn. Thơ Lưu Quang Vũ xuất phát từ sự giản dị - giản dị trong tâm hồn và giản dị trong cách diễn đạt, dùng từ. Có chân thành mới có giản dị, và có giản dị, chân thành mới tạo nên được chất nồng say. Đây, những dòng thơ với cách nói hình ảnh nhưng vẫn chân thành, mộc mạc: “Ước chi được hoá thành ngọn

gió/ Để được ôm trọn vẹn nước non này/ Để thổi ấm những đỉnh đèo buốt giá/ Để mát rượi những mái nhà nắng lửa/ Để luôn luôn được trở lại với đời”...

(Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi). Với sự giản dị, chân thành và tài năng thơ sẵn có, ông đã để lại những trang thơ đặc sắc, trong đó có những câu mà đọc xong một lần có thể nhớ mãi, chẳng cần biết được rút ra từ bài thơ nào, chỉ biết đó là câu thơ của Lưu Quang Vũ: “Dưa hấu bổ ra thơm suốt ngày dài/

Em cũng mát lành như trái cây mùa hạ/ Nước da nâu và nụ cười bỡ ngỡ/ Em như cầu vồng bảy sắc hiện sau mưa… /Rối rít trong lòng một nỗi em em”; “Ta đi giữ nước yêu thương lắm/ Mỗi xóm thôn qua mỗi nghĩa tình”; “Trên mái nhà cao vút rừng cây/ Trên rừng cây những đám mây xô dạt/ Trên ngày tháng trên cả niềm cay đắng/ Thơ tôi là mây trắng của đời tôi”. Trong thơ nhiều lúc

sự giản dị lại là một thành công lớn. Có thể khẳng định Lưu Quang Vũ đã làm được điều này.

3.3.3. Thể thơ tự do với những dòng thơ, khổ thơ ngắn dài linh hoạt, không gò ép, khiên cưỡng đã góp phần thể hiện chất giọng đặc trưng thơ Lưu Quang Vũ. Cùng với thể thơ, rất dễ nhận thấy là, càng về những chặng cuối của quá trình sáng tác thì thơ của ông có một đặc điểm là, ít khi viết hoa đầu các dòng thơ. Phải chăng điều đó đã tạo thêm chất “nồng”, chất “say” cho thơ

ông. Không biết là hữu thức hay vô thức, nhưng những dấu hiệu đó đã đánh dấu sự phát triển về mặt thi pháp thơ. Thơ tự do với những dòng dài, dòng ngắn, chữ cái đầu các dòng thơ không viết hoa đã tạo sự gắn kết giữa các dòng, các khổ, các ý thành một thể thể thống nhất, hướng vào tứ thơ. Chẳng

hạn đoạn thơ: “Một con sông chảy qua thời gian/ chảy qua lịch sử/chảy qua

triệu triệu cuộc đời/ chảy qua mỗi trái tim người/ khi êm đềm khi hung dữ/ một con sông rì rầm sóng vỗ/ trong muôn vàn trang thơ” (Sông Hồng). Ta có cảm

tưởng bài thơ là một sự tiếp nối miên man. Và đây nữa, cũng với lối diễn đạt ấy, vừa giữ được nhịp điệu mà vừa diễn đạt được ý thơ một cách trọn vẹn, ta tưởng rằng trong cuộc thoại chỉ mình Lưu Quang Vũ nói, nói liên tiếp, nói để giãi bày: “Các anh ơi đừng trách chúng tôi/ các bà mẹ, tha thứ cho chúng tôi/

chúng tôi chẳng thể làm khác được/ quả đồi cháy như một phần quả đất/ bao đời người ta đã giết nhau/ với các anh tôi oán hận gì đâu/ nhưng còn có cách nào khác được” (Những đứa trẻ buồn).

3.3.4. Thế giới thơ của Lưu Quang Vũ rất giàu màu sắc hội hoạ. Ông là người thích vẽ, trong phòng của mình ông treo rất nhiều tranh, sở thích ấy ông đã mang cả vào thơ. Đi vào thế giới thơ của ông ta như được tắm mình trong các hình ảnh. Mỗi bài thơ là một bức tranh, hiện lên sắc nét, rõ ràng, ngồn ngộn, các hình ảnh xuất hiện dồn dập trong một đoạn thơ ngắn: “Con sông như anh thợ tàu mười bảy tuổi/ Quả cảm và du đãng/ Nhem nhuốc và mơ mộng/ Những sà lan sơn nham nhở/ Những cánh buồm rách vá/ Sắt bộn bề hòm gỗ chất cao”... (Viết cho em từ cửa biển). Một đoạn thơ khác: “Mây trắng ào ào bay trên thành phố/ nắng sớm đầm đìa các ngả/ đêm tan tành như khối thuỷ tinh đen” (Những đám mây ban sớm). Tất nhiên chất hội hoạ đó phải xuất

phát từ một trí tưởng tượng tuyệt vời, để có những bức tranh phải có trí tưởng tượng tốt: “Đêm như biển không bờ bóng tối rất thẳm sâu/ Đời cũng giống

như biển kia anh lại giống con tàu/ Tàu anh đi đi hoài trên biển vắng/ Mong tìm được một bóng hình bè bạn/ Đến bây giờ anh gặp được tàu em/ Anh mở gió tâm hồn cho buồm thắm kéo lên/ Ai ngờ tàu em lại là tàu cướp biển” (Bầy ong trong đêm sâu). Có thể nói, cái “nồng say” ấy ông không chỉ dành cho

con người mà còn cho cảnh vật. Đọc thơ ông, dù có những trang thơ chất chứa tâm trạng buồn nhưng vẫn không cảm thấy cô đơn. Ta như thấy cái say

sưa, nồng nàn của ông lan toả khắp. Có lẽ ta sẽ ấm lòng hơn, và tin vào tương lai khi đọc những đoạn thơ như thế này: “Cuộc đời sẽ qua đi những ngày đông

Một phần của tài liệu Sự thống nhất giữa cảm hứng sử thi và cảm hứng đời tư, thế sự trong thơ lưu quang vũ luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 88 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w