Biểu hiện của sự thống nhất trong những sáng tác cuối đờ

Một phần của tài liệu Sự thống nhất giữa cảm hứng sử thi và cảm hứng đời tư, thế sự trong thơ lưu quang vũ luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 66 - 71)

Càng về cuối đời, thơ của Lưu Quang Vũ dường như càng đạt tới sự chín chắn, già dặn hơn, có lẽ không hẳn đã vì tuổi tác. Chín chắn trong tình yêu, trong con mắt nhìn đời. Cảm xúc về đất nước cũng có chiều sâu hơn trong cảm nhận, suy nghĩ. Để lý giải điều này có thể cắt nghĩa từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó phải kể đến sự biến đổi mang tính bước ngoặt trong hạnh phúc đời tư của ông, Xuân Quỳnh - người vợ, người bạn đời, người bạn thơ, một cộng sự đắc lực, một điểm tựa tinh thần vững chắc cho sự nghiệp văn chương của ông. Nhìn chung chặng thơ thời kỳ này của Lưu Quang Vũ và chặng thơ thời kỳ đầu của thơ ông gần như có sự thống nhất, cân bằng về cảm hứng sử thi và cảm hứng đời tư thế sự, có khác chăng là về độ chín trong tư duy thơ. Đây là chặng thơ có lẽ ông khẳng định được mình nhất, trong đó sự kết hợp nhuần nhuyễn, hài hoà giữa hai nguồn cảm hứng sử thi và cảm hứng đời tư thế sự cũng là một biểu hiện của sự thành công trong thơ ông.

Chúng ta không thể phủ nhận được vai trò chi phối của đời tư nhà thơ vào quá trình sáng tạo nghệ thuật, ít nhất là ở nhà thơ Lưu Quang Vũ. Tất nhiên chúng tôi không muốn nhấn mạnh đến vai trò của yếu tố đời tư trong sáng tạo nghệ thuật, mà muốn nói tới sự ảnh hưởng ít nhiều của nó tới sự sáng tạo của từng tác giả, trong đó có nhà thơ Lưu Quang Vũ. Từ khi kết hôn với

Xuân Quỳnh, Lưu Quang Vũ như tìm được nguồn sống cho chính mình, nguồn sáng cho con đường nghệ thuật:

“Có em, anh như hiểu lại cuộc đời Có em, anh bắt đầu tất cả

Bắt đầu con đường, bắt đầu nhịp thở Mùa hạ đầu tiên, ngọn gió đầu tiên Muốn trao em gương mặt đến tâm hồn”

(Chiều chuyển gió)

Chính sự thông suốt trong tư tưởng (một phần do cuộc sống đời tư đem lại) mà giai đoạn sáng tác này thơ Lưu Quang Vũ như được khoác lên một chiếc áo mới cho hồn thơ cũ. Cũng với hai nguồn cảm hứng chính (cảm hứng sử thi và cảm hứng đời tư, thế sự) tồn tại bền vững trong thơ của ông, nếu ở giai đoạn trước buồn da diết thì lúc này tươi trong, lạc quan, tin tưởng hơn nhiều.

Về cảm hứng thế sự trong thơ Lưu Quang Vũ giai đoạn này cũng đã được nhiều tác giả bàn tới, ở đây chúng tôi chỉ muốn nhấn mạnh hơn tới cảm hứng sử thi trong thơ ông là chủ yếu. Nhìn chung những sáng tác của ông trong giai đoạn này có một âm hưởng thiết tha, trìu mến, đôn hậu, đầy ắp niềm tin, niềm tự hào và khát vọng hiến dâng, như muốn được hoá thân vào dân tộc, muốn sưởi ấm và trở che cho tất cả:

“Ước chi được hoá thành ngọn gió Để được ôm trọn vẹn nước non này Để thổi ấm những đỉnh đèo buốt giá Để mát rượi những mái nhà nắng lửa Để luôn luôn được trở lại với đời”...

(Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi)

Một điểm nổi bật là cảm hứng sử thi trong thơ ông lúc này thật dồi dào. Ông không chỉ nhận ra vai trò, vị trí của chính mình đối với dân tộc mà còn

nhận ra chính mình trong trong tầm cỡ khu vực và châu lục. Điều đó cũng chứng tỏ cho độ chín của cảm hứng sử thi trong hồn thơ Lưu Quang Vũ:

“Tôi là con của bán đảo này Những vui buồn run rẩy trên môi Không phân biệt xứ mình hay xứ bạn... Những nguồn sông của châu Á thiêng liêng Châu Á sâu xa những linh cảm bồn chồn Người trầm mặc mà ào ào đá lở”

(Bài ca trên bán đảo)

Ông nhận ra Trái đất vô cùng rộng lớn và trở nên rất thân thuộc: “Trái

đất tôi rộng lắm/ Trở thành quen thuộc cùng tôi/ Trái đất tròn như quả bóng các em chơi/ Sự ngăn cách chỉ là trò bịa đặt” (Hoa cẩm chướng trong mưa) và

như hoà chung vào một bầu nhiệt đới: “Tôi theo bầy chim nhiệt đới tối đen/

Đêm đen lang thang/ Cùng người hát rong mù loà/ Dưới vầng trăng đỏ thắm”

(Hoa cẩm chướng trong mưa).

Một điểm nữa có thể nhận thấy, cách nhìn nhận về lịch sử, văn hoá dân tộc của ông có chiều sâu hơn. Ngợi ca dòng sông Hồng lịch sử với một giọng điệu vừa thiết tha, da diết vừa nồng nàn yêu thương, một sự biết ơn chân thành đối với quá khứ:

“một con sông chảy qua thời gian chảy qua lịch sử

chảy qua triệu triệu cuộc đời chảy qua mỗi trái tim người”

(Sông Hồng)

Và không ngăn nổi xúc động, niềm tự hào, bởi đó là con sông của lịch sử, con sông của những giá trị văn hoá, là cái nôi sống của người Việt muôn đời. Nó không phải là con sông địa lí mà là “mẹ của ta”, chứa bao điều bí mật. Lời thơ cất lên trong niềm hứng khởi, tự hào, biết ơn:

“ôi con sông Hồng, mẹ của ta ơi người chứa chất trong lòng bao điều bí mật

bao kho tàng cổ tích”...

(Sông Hồng)

Thời quá khứ mọi cái “xung quanh đều đổ nát”, ghê sợ, nghĩ đến mà rùng mình nhưng đến nay nhìn lại, mọi cái trước đây đều sống dậy và ông cảm thấy hết sức bình thường, bình thản. Bằng một giọng tự sự, ông trần thuật lại một cách hồn nhiên, đầy tự hào của một kẻ thắng cuộc:

“nhớ không em năm 1954 mùa hè nóng như lửa

lính mũ đỏ rượu say chai vỡ lính Bắc Phi nhớ quê ngồi khóc công sở ồn ào vỡ tổ

két sắt va li chồng chất dãy dài mang lên xe hàng núi hồ sơ danh sách 80 năm

những người không khuất phục” (Năm 1954)

Đoạn thơ khác:

xông lên đồi cao, lăn, toài, ném, bắn nấp đỡ, gào la, mặt mày cháy sém

những vết thương rách nát máu bầm đen... sự tàn khốc tận cùng

sức dẻo dai kỳ lạ

cơn bão lớn mười mấy năm chưa dứt bao lớp người vẫn nườm nượp ra đi

(Cơn bão)

Trong khoảnh khắc ngồi nhớ lại quá khứ đau thương của dân tộc ta thời chiến, lời thơ của ông cũng tái hiện lại một cách chân thực bức tranh ấy nhưng lúc này giọng thơ của ông cũng bớt đi sự chua chát, than phiền, chán nản của giai đoạn thơ trước, lúc này lời thơ nhẹ nhàng hơn, tỉnh táo hơn. Điều này được thể hiện rõ qua các bài thơ Cơn bão, Khâm Thiên, Những đám mây

ban sớm, Hồ sơ mùa hạ 1972, Tháng 5 - 1975... Tuy lời thơ có chút nghiêng

về phê phán: “chúng tôi nằm dưới đường hào ngập nước/ xa mọi người, xa

mẹ, xa quê/ ai bảo chúng tôi là tuổi trẻ tươi xanh/ với mũi lê, với phát đạn đầu tiên/ chúng tôi đã không còn trẻ nữa” (Cơn bão) nhưng trước sau Lưu Quang

Vũ vẫn luôn là người con của dân tộc, người lính trung thành của quân đội. Lịch sử lùi xa, mong mọi người thấu hiểu:

“mai đây bão táp lùi xa

những lớp người sau bình tâm nhìn lại gọi chúng tôi là những người vĩ đại hay chỉ là những thế hệ đáng thương? sẽ xuýt xoa thán phục biết ơn

hay kinh hãi trước bạo tàn bắn giết?” (Cơn bão)

Chương 3

Một phần của tài liệu Sự thống nhất giữa cảm hứng sử thi và cảm hứng đời tư, thế sự trong thơ lưu quang vũ luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w