b) Xuất hiện sau động từ, chỉ cách thức hành động
3.3.1. Vai trò của thành ngữ trong việc khắc hoạ vai giao tiếp
3.3.1.1. Bộc lộ tâm trạng, tính cách của nhân vật
Trong tiểu thuyết của mình, Tô Hoài đã khéo léo đa hệ thống thành ngữ vào trong lời ăn tiếng nói của nhân vật để giúp họ có thể tự giãi bày tâm trạng, bộc lộ tính cách, thể hiện trạng thái.
Những cung bậc của tâm trạng: vui, buồn, lo lắng, trăn trở, khổ đau... của nhân vật đã đợc hé lộ qua việc sử dụng thành ngữ. Khi bà Xuất ở vào tình cảnh éo le - chồng, con đều chết trận, một mình đứng mũi chịu sào đảm đang công việc nuôi con, nuôi cháu, tiếp tục sự nghiệp của chồng để lại, bà không khỏi lo lắng và trăn trở. Hãy nghe lời giãi bày tâm trạng của bà với ông T:
(126) - Dới này bây giờ tôi ngổn ngang quá ông ạ. Bố con ông nó thế là đi việc nớc cả rồi. Trong nhà chỉ có hai mẹ con với thím nó và một lũ cháu dại, có nhớn cha có khôn. Nhà thì vừa việc ruộng, vờn vừa canh cửi, đằng nào cũng phải có ngời chạy chợ, ngời hồ cháo. Việc trong nhà không nh việc đồng còn mùa bận mùa nhàn, lúc nào cũng tối mặt tối mày. Từ khi thằng cả nó đi việc nớc với bố nó, khung cửi đành để trống đấy. Buổi đực buổi cái, nhà đã neo càng neo. Mà trời còn làm tao loạn thế này.
(Quê nhà, tr.90)
Trong lời thoại nhân vật tác giả đã sử dụng 4 thành ngữ. Các thành ngữ đều hớng về cuộc sống sinh hoạt, làm ăn trong mu kế sinh nhai. Nỗi lo lắng trăn trở của bà Xuất đợc cụ thể hóa trong từng thành ngữ, từ một lũ cháu còn nhỏ dại - có nhớn mà cha có khôn, đến công việc làm ăn vất vả - tối mặt tối mày, buổi đực buổi cái... khiến lời giãi bày của nhân vật trở nên gần gũi, cởi mở, chân tình. Thế giới nội tâm vốn vô hình khó nắm bắt nhng qua việc sử dụng thành ngữ vào lời thoại đã giúp ngời đọc hình dung đợc một cách cụ thể hoàn cảnh "ngổn ngang" và nỗi lo lắng bộn bề của bà Xuất.
Tâm sự của Gái với Trử:
(127) - Ngấy đến tận cổ đất này. Toàn quân trốn chúa lộn chồng, cờ gian bạc lận cả thôi.
(Những ngõ phố, tr. 94) Qua việc sử dụng các thành ngữ ngấy đến tận cổ, trốn chúa lộn chồng, cờ gian bạc lận, ta thấy đợc tâm trạng chán chờng đến cực độ của Gái về vùng đất và con ngời nơi cô đang ở.
Mỗi thành ngữ trên trang văn của Tô Hoài đều có giá trị riêng. Trong lời thoại nhân vật, thành ngữ còn tham gia tích cực vào quá trình bộ lộ tính cách nhân vật.
Cô Ngây vừa chịu thơng chịu khó, sống có trách nhiệm với mọi ngời, nhng cũng vừa có thói sĩ diện thờng tình, có tính rụt rè, e thẹn nh mọi cô gái mới lớn khác, vì vậy nên đôi khi cô cũng tỏ ra "bớng bỉnh" đáng yêu. Khi chuẩn bị đi xem hát chèo, bà Ba hỏi Ngây:
(128)- Mang gậy đi cha.
Ngây cời khúc khích: con gái đi xem hội, ai lại cầm gậy bao giờ. Ngời ta cời. Bà lão lẩm cẩm:
- Cha con đẻ mẹ mày, giữ giá giữ nộm vừa vừa chứ! Bà vừa nói thế vừa cời.
(Quê ngời, tr.15)
Theo tác giả, thành ngữ giữ giá giữ nộm đợc ngời dân Nghĩa Đô dùng để chỉ những ngời hay giữ "cái mẽ" của mình trong khi "cái mẽ" ấy lại không đáng kể, không cần thiết phải giữ. Lời nói của bà Ba với thành ngữ giữ giá giữ nộm kèm lời mắng yêu cô cháu gái đã thể hiện tình cảm và sự quan tâm chu đáo của bà. Và nó còn khắc họa tính cách e thẹn, hay xấu hổ và cũng thích làm mẽ của cô Ngây. Nh vậy, đa vào lời nhân vật một thành ngữ nhng Tô Hoài đã làm hiện lên đợc tính cách của nhân vật vừa thể hiện đợc tình cảm của ngời nói.
Việc sử dụng thành ngữ có khi gợi trực tiếp đợc bản chất, tính cách nhân vật đợc nhắc đến trong lời thoại:
(129) - Thằng chúa Chổm ấy nợ ai mà ngời ta phải viết giấy thúc thế? (Mời năm, tr.171)
Biến thể thành ngữ "chúa Chổm" đợc tạo ra từ thành ngữ nguyên thể nợ nh chúa Chổm đã giúp ngời nghe hình dung về một kẻ chồng chất nợ nần, không đáng coi trọng.
3.3.1.2. Thể hiện nhân vật a lối nói ví von, hình ảnh, bóng bẩy
Nhân vật giao tiếp của Tô Hoài qua các trang tiểu thuyết viết về đề tài Hà Nội chủ yếu là những ngời dân vùng ven đô. Đó có thể là những ngời nông dân quanh năm quen với nghề canh cửi hay chạy chợ để kiếm sống; có thể là những ngời do cuộc sống mu sinh làm cho biến chất phải làm kiếp “bố mìn, mẹ mìn”; có thể là những ngời đang ngày đêm đóng góp sức mình chiến đấu bảo vệ quê hơng khi có
giặc ngoại xâm... Song các nhân vật trong tiểu thuyết của Tô Hoài hay sử dụng thành ngữ vào trong lời ăn tiếng nói của mình, thể hiện cá tính: a lối nói ví von, hình ảnh, bóng bẩy.
(130) - Em lo trớc cho chị một đồng bạc. Rồi phải đút lót tôi nhiều nữa cơ. Không phải tôi ăn cớp cơm chim, bóp hầu bóp cổ cô đâu. Quân khốn nạn nào lại ăn ốc cả vỏ. Không phải thế. Nay mai em nên ông nên bà đến nơi. Lúc sung sớng nhớ khi uống nớc lã cầm hơi, làm ngời phải nhân nghĩa trớc sau.
(Bố mìn mẹ mìn, tr.95)
Đây là lời mụ Tú Bà nói với một ả đào rợu. Trong lời thoại, mụ ta thể hiện mình là kẻ có lơng tâm, không nhẫn tâm để cố tranh chấp ăn cả phần nhỏ nhoi dành cho kẻ yếu đuối, thiếu thốn. Do vậy sau này sung sớng, thành đạt phải nhớ trả ơn. Nội dung đó đã thể hiện một cách hình ảnh qua việc sử dụng các thành ngữ
ăn cớp cơm chim, bóp hầu bóp cổ, nên ông nên bà.
Ngay một bà cụ nông dân mắt mù loà suốt ngày quẩn quanh trong góc nhà, vậy mà khi tâm sự với con trai về những suy nghĩ của mình, nhân vật vẫn sử dụng nhiều thành ngữ:
(131) - Việc nhân duyên của mày, bầm đã nghĩ đến từ lâu. Nhà ta thì nghèo, anh mày thì đi làm xa đồng đất nớc ngời, con em mày ăn cớp công mẹ, bầm không muốn nói đến nữa. Bây giờ có mỗi mình mày ở với bầm. Cửa nhà vắng vẻ. Không phải là kén, nhng bầm phải suy kỹ. Chỉ sợ lấy phải chỗ cành cao cành thấp, nó về nó lại ỏe họe nhà mình.
(Quê ngời, tr.71)
Hoàn cảnh gia đình của bà ngời con lớn đi làm ăn xa, đứa con gái xấu số mất sớm, sợ rằng lấy một con dâu không hiểu hết hoàn cảnh mình, bà lão đã sử dụng những thành ngữ giàu hình ảnh: đồng đất nớc ngời, ăn cớp công mẹ, cành cao cành thấp. Nhờ lối nói ví von giàu hình ảnh đó, lời giãi bày trở nên sâu sắc, thể hiện lòng mẹ thơng con, hiểu con nên luôn trăn trở nhiều điều.
Không chỉ nói đến chuyện đời thờng, các nhân vật trong tiểu thuyết của Tô Hoài khi bàn đến vấn đề “quốc gia đại sự” vẫn a dùng lối nói ví von, bóng bẩy, giàu hình ảnh qua việc sử dụng thành ngữ.
(132) - Chúng em ở chỗ thâm sơn cùng cốc mà cũng thấy đợc tình thế nó đã
rối nh canh hẹ rồi. Thỉnh thoảng em về đây, nghe qua ý tứ câu chuyện, bác chẳng nói với em em cũng hiểu, em cũng vọc vạch những điều bác tính đếm. Không biết có phải thế không, bác bỏ qua cho. ở đâu bây giờ cũng phải lo nghĩ cả việc của đất trời loạn lạc, bác ạ.
(Quê nhà, tr.59)
Nh vậy, chúng ta thấy, nhân vật trong tiểu thuyết của Tô Hoài viết về đề tài Hà Nội, dù ở nhiều hoàn cảnh sống khác nhau, bản chất khác nhau, cá tính khác nhau nhng trong lời ăn tiếng nói hay sử dụng thành ngữ, thể hiện a lối nói ví von, hình ảnh, bóng bẩy.
3.3.1.3. Thể hiện lối nói a sự cân đối, nhịp nhàng
Nh chúng ta đã biết, trong thành ngữ tiếng Việt, thành ngữ bốn âm tiết chiếm một số lợng lớn. Các thành ngữ bốn âm tiết này đợc tổ chức theo quy tắc đối, điệp. Hiểu theo nghĩa rộng thì đối và điệp thể hiện ở cả mặt ngữ âm và ngữ nghĩa. Về mặt ngữ âm, điệp biểu hiện dới dạng lặp lại từ ngữ hoặc hiệp vần. Còn đối thì biểu hiện dới dạng khu biệt âm, vần hoặc đợc luân phiên dới dạng bằng trắc là chính. Về mặt ngữ nghĩa thì dạng điển hình của điệp là đồng nghĩa, của đối là trái nghĩa. Nh vậy, trong bản thân các thành ngữ bốn âm tiết (hoặc sáu âm tiết) bao giờ cũng tạo ra một sự cân đối, tơng xứng giữa các vế và khi đặt vào lời thoại nó cũng tạo ra sự cân đối, nhịp nhàng. Trong tiểu thuyết của Tô Hoài mà chúng tôi tiến hành khảo sát, thành ngữ 4 âm tiết đợc dùng với số lợng lớn (159 thành ngữ có 4 thành tố, chiếm 72,6 %). Tỷ lệ nhiều nhất trong số đó là thành ngữ ẩn dụ hoá đối xứng. Sử dụng nhiều thành ngữ đối và điệp vào lời thoại thể hiện nhân vật của Tô Hoài a lối nói cân đối, nhịp nhàng. Cũng nhờ thế, nội dung mà ngời nói muốn chuyển tải dễ đi vào lòng ngời nghe, tạo đợc hiệu lực cao cho lời nói.
(133) - Không, em không phải lòng phải bề ai đâu, em còn cái thù phải... (Kẻ cớp bến Bỏi, tr.57)
Trong nhiều trờng hợp, Tô Hoài đã đặt vào lời nhân vật nhiều thành ngữ thì tính cân đối, nhịp nhàng càng rõ hơn.
(134) - Anh làm gì thì anh lấy công, tôi chả mợn anh thì tôi mợn ngời khác chứ ăn cỗ ăn bàn gì mà tôi phải đi đánh đuổi để mời mọc, chèo kéo anh. Nhng tôi thiết nghĩ nh anh cũng nên tu tỉnh chứ cứ rạc cẳng cơm nhà việc ngời tối ngày nh thế thì rồi anh ăn vào đâu ở vào đâu.
(Mời năm, tr.34)
Nhờ sử dụng thành ngữ ăn cỗ ăn bàn, cơm nhà việc ngời mà lời thoại trở nên có điểm nhấn, ý tứ biểu đạt của ngòi nói dễ đi vào lòng ngời nghe.
(135) - Đứa nào xì xào đằng ấy? Anh Xuất Nghĩa không phải ngời làng Nha a? Cụ tổ đời trớc nhà ấy không phải ngời làng Nha thì ngời ở đâu? Không phải ng- ời làng Nha mà ông T Ba Trại lại cho con ông ấy về quê cha đất tổ à. Bây giờ phải có ngời đứng mũi chịu sào, có thế mới mở mặt với làng trên chạ dới đợc.
(Quê nhà, tr.259)
Trong lời thoại trên, nhân vật đã sử dụng ba thành ngữ quê cha đất tổ, đứng mũi chịu sào, làng trên chạ dới. Lời phản biện sử dụng thành ngữ trở nên cân đối, nhịp nhàng, nhờ thế tăng sức thuyết phục, khiến “tiếng thì thào bặt im đằng ấy”.
Nhiều khi, không chỉ thành ngữ bốn âm tiết mới tạo ra đợc sự cân đối nhịp nhàng cho câu văn mà các thành ngữ nhiều âm tiết hơn kết hợp với nhau cũng có tác dụng tơng tự.
(136) - Này cứ nghe tớ nh thế mà tơm. Chứ lông bông chỉ tổ rạc cẳng, ngày
lắm mối tối nằm không,vắt tay lên trán ngẫm sự đời.
(Mời năm, tr.40)
Dờng nh trong tiểu thuyết của Tô Hoài viết về đề tài Hà Nội nhng các nhân vật đều có gốc gác nông dân, đều a lối nói vần vè, có nhịp điệu, cân đối của thành ngữ. Vốn ngôn ngữ dân gian ấy đã thấm vào họ ngay từ thủa nào, để trong mọi hoàn cảnh giao tiếp họ dễ dàng vận dụng một cách tự nhiên vào lời nói. Điều đó cũng thể hiện nét đặc trng riêng của nhân vật trong tiểu thuyết của nhà văn: a sử dụng thành ngữ, a lối nói cân đối, nhịp nhàng.