Trần thuật giải trình

Một phần của tài liệu Cách sử dụng thành ngữ trong lời thoại nhân vật qua tiểu thuyết của tô hoài (Trang 63 - 65)

b) Xuất hiện sau động từ, chỉ cách thức hành động

3.2.1.3. Trần thuật giải trình

Đây là hành động ngời nói nêu lên những suy nghĩ nhận xét của mình nói về sự việc nào đó. Hành động này đợc sử dụng khi có hành động trao lời xuất hiện tr- ớc có điểm gì đó cha rõ. ở hành động đáp ngời nói đã giải trình thêm nhằm làm

cho ngời nghe hiểu đầy đủ hơn. Để nhận diện, lời thoại có thành ngữ thuộc loại hành động giả trình này thờng có các động từ đi kèm: giải thích, lí giải, giảng giải... hay sử dụng các từ ngữ chỉ nguyên nhân nh: bởi vì, có phần vì, thực ra, chỉ tại, nhờ... hoặc các phụ từ: thì, là... để giải trình cho cho ngời nghe hiểu rõ một nội dung nào đó. Cũng có nhiều trờng hợp hành động trần thuật giải trình không chứa các từ ngữ nêu trên. Lời thoại thực hiện hành động trần thuật giải trình trong tiểu thuyết của Tô Hoài thờng không chứa các động từ đi kèm hay từ ngữ chỉ nguyên nhân mà nằm trong chính nội dung lời thoại. Thậm chí, ngay trong cách sử dụng thành ngữ đã bao chứa sự giải trình:

(91) - Để mừng chú mày về, túng thì phải tính, chứ mai chú đa tiền tao ra chợ mua con gà, gà to hơn con này, rồi nửa đêm tao đem bỏ vào chuồng nhà nó. Tao hay làm nh thế đấy.

(Kẻ cớp bến Bỏi, tr.212)

Thành ngữ túng thì phải tính đợc tách ra thành một vế, đứng liền sau lời kể về mục đích hành động "để mừng chú mày về" đã giải thích cho câu hỏi của Trắt về nguyên nhân tại sao Cõi lại ăn trộm gà.

Về ngữ nghĩa của hành động giải trình của nhân vật qua lời thoại có chứa thành ngữ trong tiểu thuyết của Tô Hoài, chúng tôi chia thành những nhóm nhỏ sau:

- Giải trình nhằm giải thích cho hoàn cảnh hiện tại của bản thân

Hời yêu Ngây, mà Ngây lại đơng có ngời hỏi. Khi "mờng tợng có một cái gì rẽ duyên của chàng thì anh lo. Anh sợ. Anh băn khoăn. Và cuối cùng những nỗi lo sợ bối rối ấy đa đến cho anh sự mạnh dạn" để anh tâm sự với mẹ. Nghe con nói, Bà Vạng mỉm cời nh mếu:

(92) - Việc nhân duyên của mày, bầm đã nghĩ đến từ lâu. Chẳng may, vận hạn trong nhà mấy năm nay đấy thôi. Nhà ta thì nghèo; anh mày thì đi làm xa đồng đất n- ớc ngời; con em mày ăn cớp công mẹ, bầm không muốn nói đến nữa. Bây giờ mỗi mình mày ở với bầm. Cửa nhà vắng vẻ. Không phải là kén, nhng Bầm phải suy kỹ. Chỉ sợ lấy phải chỗ cành cao cành thấp, nó về nó lại ỏe họe nhà mình.

Lời Bà Vạng đã giải thích cho con rõ về hoàn cảnh hiện tại của mình tại sao "nghĩ đến từ lâu" nhng cha cới vợ cho con: thứ nhất là do "vận hạn trong nhà mấy năm nay" (anh mày thì làm xa đồng đất nớc ngời, em mày thì ăn cớp công mẹ); thứ hai là nỗi sợ (lấy phải chỗ cành cao cành thấp, nó về lại ỏe họe nhà mình). Nh vậy, các thành ngữ trong lời thoại đã làm rõ lời giải trình của ngời mẹ ở vào tình cảnh gặp nhiều vận hạn nhng giàu tình thơng con nên việc cới vợ nên bà không chỉ "nghĩ đến" mà còn "nghĩ kỹ" cho con mọi trong mọi cảnh huống.

Để trả lời câu hỏi của Chúc "sao chẳng chít cho thằng chồng mảnh khăn đẹp?", Hai Tâm đã trả lời bằng cách tờng thuật giải trình hoàn cảnh của bản thân để giải thích:

(93) - Anh này về làng cộc trán rồi mà không thuộc lệ làng? Tôi rổ rá cạp lại

mà họ hàng không đợc miếng giầu, làng không đợc một hòn gạch cheo. Tôi chít khăn trắng bây giờ, ngời ta sẽ lôi tôi ra gọt gáy bôi vôi, hỏi tội ngủ với ai, bấy giờ anh có phá đợc lệ làng cứu tôi không?

(Mời năm, tr.288)

- Giải trình nhằm giải thích cho một đối tợng, sự việc, hiện tợng bên ngoài.

(94) - Con gái vùng này đẹp nh tiên sa ấy chứ, anh Lạp dệt cửi nhà tôi đấy, đêm ngày lăn lóc bỏ cửi mê các cô vùng trong.

(Mời năm, tr. 69)

Nội dung của lời thoại trên là một hành động giải trình, ta nhận biết đợc qua từ giải thích và qua nội dung của phát ngôn. Bằng hành động giải trình Hai Tâm đã làm cho Khiết hiểu vì sao Lạp đêm ngày lăn lóc bỏ cửi nhà mình.

Tóm lại, lời thoại thể hiện hành động kể trong tiểu thuyết của Tô Hoài có sự phân bố không đều giữa các tiểu nhóm. Việc đa thành ngữ vào lời thoại dù với những mục đích khác nhau (miêu tả, kể, giải trình) thì cũng làm cho lời trần thuật trở nên sinh động, thu hút ngời nghe. Đồng thời qua việc lựa chọn thành ngữ còn góp phần biểu lộ cảm xúc, tình cảm nhất định của ngời nói.

Một phần của tài liệu Cách sử dụng thành ngữ trong lời thoại nhân vật qua tiểu thuyết của tô hoài (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w