Cách sử dụng thành ngữ vào kết cấu lời thoại nhân vật qua tiểu thuyết của Tô Hoà

Một phần của tài liệu Cách sử dụng thành ngữ trong lời thoại nhân vật qua tiểu thuyết của tô hoài (Trang 47 - 51)

Đến với các sáng tác của Tô Hoài, chúng ta không chỉ nhận thấy Tô Hoài đa vào lời thoại nhân vật một số lợng thành ngữ đáng kể mà ta còn thấy ông sử dụng thành ngữ một cách nhuần nhuyễn, tự nhiên, tài tình và linh hoạt.

2.2.3.1. Đa một thành ngữ vào lời thoại

Đây là cách sử dụng thành ngữ phổ biến của Tô Hoài. Hầu hết thành ngữ đợc dùng từng đơn vị một. Trong 283 cặp thoại có chứa thành ngữ có 261 lời thoại có chứa 1 thành ngữ (chiếm 92,2%). Để cho lời thoại có hình ảnh, có điểm nhấn và có sức thuyết phục, Tô Hoài thờng đa vào lời nói của nhân vật một thành ngữ.

(39) Đồng Tiễu đổi mặt tơi tỉnh:

- Thế mà còn làm bộ s tử Hà Đông. Tôi mà cha lên cơn xé xác nhà ra là còn đụt quá đấy.

(Bố mìn mẹ mìn, tr.166)

Trong lời nhân vật Đồng Tiễu nói với mợ Phán Huề, nhân vật đã sử dụng thành ngữ s tử Hà Đông để nói đến thái độ ghen tuông ghê gớm của mợ Phán.

(40) - Rừng xanh núi đỏ, nớc độc lắm.

- Mình ở nhà cứ tởng thế chứ. Bây giờ tàu xe đi lại dễ nh đi chợ. Làm gì có

ma thiêng nớc độc nữa. - Bà giờ đi?

- Nhà em cứ bảo đi ngay. Nhng em nghĩ năm hết tết đến rồi, kéo nhau bây giờ nó thảm thiết lơng tâm lắm. Để cho qua cái tháng giêng mới mẻ đã. Này chị ạ, trên đất đồng rừng, làm ăn còn dễ. Cái ngời nhà rủ em đi ấy, bây giờ khá lắm rồi. Giá chị em mình mà đùm đúm đợc, cùng đi cho vui.

(Quê nhà, tr.174)

Trong cuộc hội thoại giữa nhân vật Bớm và Ngây, Tô Hoài đã đa thành ngữ

năm hết tết đến vào lời thoại để làm điểm nhấn của câu nói, thể hiện rõ đợc dụng ý của ngời nói đối với ngời nghe.

Điều đáng nói là Tô Hoài đã đa thành ngữ vào lời thoại đúng lúc, đúng chỗ một cách tự nhiên. Đồng thời, trong lời các nhân vật, thành ngữ thờng xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau để nhấn mạnh vào dụng ý mà ngời nói muốn chuyển tải đến

ngời nghe: đầu lời thoại, giữa lời thoại, cuối lời thoại. Trong đó, thành ngữ xuất hiện nhiều nhất là ở giữa lời thoại nhân vật.

Dùng từng thành ngữ một đa vào lời thoại nhân vật là cách dùng phổ biến của Tô Hoài. ở đây, thành ngữ đi vào lời nhân vật hết sức tự nhiên, gần gũi vừa có giá trị tạo tiêu điểm ngữ nghĩa cho phát ngôn của nhân vật.

2.2.3.2. Sử dụng phối hợp hai hay nhiều thành ngữ trong lời thoại

Trong nhiều trờng hợp, Tô Hoài lại liên kết hai hay nhiều thành ngữ lại trên cơ sở những quan hệ ngữ nghĩa khác nhau để tạo sức nặng riêng cho lời thoại.

Qua khảo sát, chúng ta thấy trong lời thoại nhân vật việc liên kết hai hay nhiều thành ngữ lại với nhau tuy không nhiều so với việc dùng thành ngữ điểm vào từng câu nhng nó vẫn chiếm tỉ lệ tơng đối khá. ở đây, ta bắt gặp hai trờng hợp: Liên kết hai hay nhiều thành ngữ vào trong một câu và liên kết hai hay nhiều thành ngữ nối tiếp nhau trong một lời thoại. Trong 287 cặp thoại với 343 lợt thành ngữ đợc sử dụng, chúng tôi thấy có 15 lời thoại có 2 thành ngữ (chiếm 5,2%), 5 lời thoại có 3 thành ngữ (chiếm 1,7%), 1 lời thoại có 4 thành ngữ (chiếm 0,35%), 1 lời thoại có 6 thành ngữ (chiếm 0, 35%). Có dạng:

a) Phối hợp hai thành ngữ đồng nghĩa hoặc cùng trờng nghĩa

Việc đa nhiều thành ngữ vào một câu trong lời thoại nhân vật tạo đợc sự ngắn gọn, hàm súc cho lời nói. Để nhấn mạnh một vấn đề nào đó, Tô Hoài thờng liên kết nhiều thành ngữ với nhau dựa vào quan hệ đồng nghĩa hoặc cùng trờng nghĩa.

(41) - Em lo trớc cho chị một đồng bạc. Rồi còn phải đút lót tôi nhiều nữa cơ. Không phải tôi ăn cớp cơm chim, bóp hầu bóp cổ các cô đâu. Quân khốn nạn nào lại ăn ốc cả vỏ. Không phải thế. Nay mai em nên ông nên bà đến nơi. Lúc sung sớng nhớ khi uống nớc lã cầm hơi, làm ngời phải nhân nghĩa trớc sau. Nói để em phòng sẵn cho gái già này thêm thơm thảo. Bây giờ em chỉ cần đa cho chị một đồng. Thời buổi giời đánh này, một đồng bạc thì mùi mẽ đến đâu.

(Bố mìn mẹ mìn, tr.96)

Hai thành ngữ ăn cớp cơm chimbóp hầu bóp cổ đều chỉ sự nhẫn tâm, cố tìm mọi cách để tranh cớp phần nhỏ nhoi dành cho kẻ yếu đuối, thiếu thốn. Hai

thành ngữ ấy kết hợp đứng cạnh nhau để ngời nói nhấn mạnh quan điểm của mình, nhằm thuyết phục ngời nghe tin và hành động theo yêu cầu của ngời nói.

(42) - Nó sợ co vòi, lẩn nh chạch!

(Mời năm, tr.87)

Hai thành ngữ sợ co vòi, lẩn nh chạch đứng kề nhau trong sự tơng đồng nghĩa để tham gia khắc họa hình nhân vật Chúc hèn nhát.

b) Phối hợp hai thành ngữ không cùng trờng nghĩa

Có một số trờng hợp Tô Hoài kết hợp hai thành ngữ không có quan hệ đồng nghĩa hay trái nghĩa nhng chúng lại đợc phối hợp một cách nhuần nhuyễn.

(43) - ối ông ơi, hàng cơm quán trọ, dứng mạch vách tai, đừng có trống mồm mà oan gia. Đây cũng chẳng xa đờng quan lắm, ông còn muốn cho ông còn lần sau đợc về hàng em nghỉ chân mà khề khà thế này không?

(Quê nhà, tr.20)

Hai thành ngữ hàng cơm quán trọ dứng mạch vách tai đứng cạnh nhau trở thành một lời nhắc nhở, khuyên ngăn: Dù ở nơi kín đáo vắng vẻ đến mấy cũng có thể có ngời nghe thấy huống hồ đây là nơi hàng cơm quán trọ đông đúc, nhiều ng- ời ra vào, qua lại do đó "chớ có trống mồm mà oan gia".

(44) Bà lão Sâm cời mếu máo:

- Đất khách quê ngời thân tàn ma dại nh tôi còn lần mò đợc về tới đây thì chúng nó đã chết thế nào!

(Bố mìn mẹ mìn, tr.270) Thành ngữ đất khách quê ngờithân tàn ma dại không có quan hệ gần nghĩa hay đồng nghĩa nhng kết hợp đứng cạnh nhau để chỉ sự cùng cực về hoàn cảnh của bản thân.

c) Phối hợp liên tiếp nhiều thành ngữ thành một chuỗi hành động trong lời thoại Bên cạnh việc đa một hoặc hai thành ngữ vào lời thoại vào một câu, để tăng sức mạnh cho lời nói, nén đợc nhiều thông tin, Tô Hoài đã đa ba thành ngữ vào hai câu liên tiếp trong một lợt lời của nhân vật.

- Ngấy đến tận cổ đất này. Toàn quân trốn chúa lộn chồng, cờ gian bạc lận

cả thôi.

(Những ngõ phố, tr.74) Thành ngữ ngấy đến tận cổ là lời đánh giá, nhận xét khái quát của nhân vật về "đất này". Hai thành ngữ liên tiếp ở câu sau "toàn quân" trốn chúa lộn chồng, cờ gian bạc lận là sự giải thích cụ thể cho lời đánh giá khái quát tại sao lại có tâm trạng chán ngán ấy của ngời nói.

Có khi để làm bật nổi gia cảnh, Tô Hoài đa bốn thành ngữ vào lời trao của nhân vật:

(46) - Dới này bây giờ tôi ngổn ngang quá ông ạ. Bố con ông nó thế là đi việc nớc cả rồi. Trong nhà chỉ có hai mẹ con với thím nó và một lũ cháu dại, nhớn cha có khôn. Nhà thì vừa việc ruộng, vờn vừa canh cửi, đằng nào cũng phải có ngời chạy chợ, ngời hồ cháo. Việc trong nhà không nh việc đồng còn mùa bận mùa nhàn, lúc nào cũng tối mặt tối mày. Từ khi thằng cả nó đi việc nớc với bố nó, khung cửi đành để trống đấy. Buổi đực buổi cái, nhà đã neo càng neo. Mà trời còn làm tao loạn thế này.

(Quê nhà, tr.90)

Trong lời kể, lời tâm sự của bà Xuất Vấn với ông T về gia cảnh "ngổn ngang" của mình, Tô Hoài đặt vào lời nhân vật bốn thành ngữ trong các câu khác nhau:

Có nhớn cha có khôn, mùa bận mùa nhàn, tối mặt tối mày, buổi đực buổi cái.

Bốn thành ngữ ấy trong lời thoại đã giúp ngời nói chuyển tải đến ngời nghe hiểu hết sự vất vả, nhiều nỗi lo toan "ngổn ngang" của gia đình mình.

Nh vậy, sử dụng phối hợp hai hay nhiều thành ngữ vào lời thoại nhân vật là một cách sử dụng ngôn ngữ đặc sắc của Tô Hoài. Nó chứng tỏ một vốn ngôn ngữ phong phú và khả năng vận dụng vốn ngôn ngữ nói chung, thành ngữ nói riêng một cách linh hoạt, tài tình, biết đặt đúng lúc, đúng chỗ trong lời nhân vật để nó phát huy sức mạnh biểu đạt vốn có.

Một phần của tài liệu Cách sử dụng thành ngữ trong lời thoại nhân vật qua tiểu thuyết của tô hoài (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w