Hành động nhận xét, đánh giá

Một phần của tài liệu Cách sử dụng thành ngữ trong lời thoại nhân vật qua tiểu thuyết của tô hoài (Trang 65 - 68)

b) Xuất hiện sau động từ, chỉ cách thức hành động

3.2.2.Hành động nhận xét, đánh giá

Hành động nhận xét, đánh giá là hành động mà ngời nói đa ra nhằm bày tỏ những nhận xét, đánh giá của mình về một đối tợng, hay một hành động nào đó. Lời nhận xét thờng mang sắc thái chủ quan, qua lời nhận xét, ngời nghe có thể nhận thấy đợc thái độ của ngời nói. Nhờ vận dụng thành ngữ mà hành động nhận xét bình giá trở nên tế nhị, giàu hình ảnh, giàu sức liên tởng và trở nên sinh động trong lời.

Nhóm hành động này ngời nói thờng kèm theo các hành động phụ trợ nh: thở dài thợt, lắc đầu, cời gợng... hoặc các phụ từ đi kèm thành ngữ, đứng trớc là các từ: sao mà, khéo, cứ, gì mà, sao mà, nhận xét, cho rằng... hoặc đứng sau là các từ:

thôi, nhỉ... Đặc biệt, ngay trong việc lựa chọn thành ngữ, bản thân nó đã toát lên sự đánh giá, thái độ của ngời nói.

Qua nội dung lời thoại có cha thành ngữ, chúng tôi nhận thấy, tùy từng hoàn cảnh cụ thể mà thái độ, tình cảm của ngời nói trong từng hành động có khác nhau, biểu hiện nh sau:

3.2.2.1. Nhận xét, đánh giá thể hiện thái độ mỉa mai, coi thờng, phê phán

Trong tiểu thuyết Mời năm, khi nghe Lê trả lời "vội chúi mũi suốt phiên" khi đang thong thả cùng "cả bọn ra ao tắm", chị Hai Tâm đã buông lời nhận xét:

(95) - Vội mà đêm cuối phiên bận nhất thế này lại nghỉ à? Khéo giấu đầu hở đuôi!

(Mời năm, tr.24)

Chính hành động của Lê để lộ ra điều mâu thuẫn giữa lời nói và việc làm của mình khiến Hai Tâm mỉa mai.

Khi nghe Chúc bày tỏ sự lo sợ khi tham gia rải truyền đơn sẽ bị tóm, nhất là mình đang mang cái thẻ giả trong ngời, một ngời nói:

(96) - Ngời gì mà nhát hơn cáy, lúc nào cũng sợ! (Mời năm, tr.84)

Việc sử dụng thành ngữ trong lời thoại thể hiện sự đánh giá của ngời nói về Chúc. Qua đó tỏ thái coi thờng về sự nhút nhát, sợ sệt, thiếu bản lĩnh của Chúc.

ở đám chèo, khi thấy các bà vãi mỗi lần thay đổi câu kệ lại rún rẩy "khoan lới hò khoan...", Bớm bảo Ngây:

(97) - Già không trót đời, rún với rẩy, trông giơ cả mắt!

(Quê ngời, tr.25)

Nh vậy qua việc sử dụng thành ngữ già không trót đời, Bớm đã tỏ nhận xét với Bớm về hành động "rún với rấy" của các bà vãi ý coi thờng, phê phán các bà đã già rồi còn có những hành động "trông dơ cả mắt".

3.2.2.2. Nhận xét đánh giá thể hiện thái độ chán nản, bi quan

(98) Gái thở dài thợt một cái:

- Ngấy đến tận cổ đất này. Toàn quân trốn chúa lộn chồng, cờ gian bạc lận

cả thôi!

(Những ngõ phố, tr.74)

Hành động phụ trợ thở dài thợt cùng với việc sử dụng những thành ngữ trong lời thoại đã thể hiện rõ nhận xét và thái độ của Gái trớc vùng đất và con ngời nơi mình đang sinh sống. Thành ngữ ngấy đến tận cổ bộc lộ rõ sự chán chờng đến đỉnh điểm của ngời nói, hai thành ngữ sau trốn chúa lộn chồng, cờ gian bạc lận

giải thích rõ tại sao Gái lại có thái độ nh vậy. Với hai từ đi kèm trớc và sau câu thứ hai trong lời thoại: toàn... cả thể hiện rõ hơn sự đánh giá chủ quan của ngời nói "vơ đũa cả nắm" khi đối tợng đợc nhìn nhận, đánh giá trong một tâm trạng chán nản, bi quan của ngời nói.

Đây là lời của một ngời khi nhận xét đành giá về đàn bà con gái "to gan lớn mật" với cái nhìn bi quan:

(99) - Xa rày đàn bà con gái to gan lớn mật, dẫu có làm nên công lênh gì cũng không qua nổi cái gian truân.

(Mời năm, tr.74)

3.2.2.3. Thể hiện thái độ trách cứ

Với hành động động này, trong lời thoại nhân vật, thành ngữ thờng đi kèm với các từ: mà còn, mà cứ...

Khi thấy trong nhà ngời tình Đồng Tiễu tự nhiên xuất hiện một cô gái, mụ Phán Huề nổi cơn tam bành ghen tuông nhng thấy Đồng Tiễu mặt lạnh nh tiền, nói dằn từng tiếng, tự dng mụ Phán Huề nhợt nhạt cả ngời, đành phải trơ trẽn xuống n- ớc. Đồng Tiễu đổi giọng:

(100) - Thế mà còn làm bộ s tử Hà Đông. Tôi mà cha lên cơn ghen xé xác nhà ra là tôi còn đụt quá đấy.

(Bố mìn mẹ mìn, tr.166) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sử dụng thành ngữ s tử Hà Đông đi kèm từ thế mà còn, Đồng Tiễu đã đánh giá về sự ghen tuông thái quá của mợ Phán Huề, qua đó thể hiện thái độ trách cứ mợ Phán.

Nhân vật Lạp trong Mời năm, khi khách về không có tiền tiếp đãi phải đến vay chị Hai Tâm, bị chị nhắc nhở: "phải tiêu cầm chừng chứ, cha vợ con mà...", Lạp sẵng giọng, chị Hai Tâm nói:

(100) - Ngời ta nói phải chẳng mà cứ nhăn nh bị. Thế này này, phiên trớc anh đã vay của tôi là đi...

(Bố mìn mẹ mìn, tr.153)

Tô Hoài đã đa thành ngữ nhăn nh bị đi kèm từ "mà cứ" bày tỏ sự đánh giá, nhận xét về vẻ nhăn nhó của Lạp, qua đó thể hiện thái độ trách cứ về cách ứng xử ấy.

Một phần của tài liệu Cách sử dụng thành ngữ trong lời thoại nhân vật qua tiểu thuyết của tô hoài (Trang 65 - 68)