Tiểu kết chơng

Một phần của tài liệu Cách sử dụng thành ngữ trong lời thoại nhân vật qua tiểu thuyết của tô hoài (Trang 27 - 30)

Trong chơng này, chúng tôi đã đi vào tìm hiểu những tiền đề lý thuyết liên quan đến đề tài để làm cơ sở cho việc khảo sát thành ngữ trong lời thoại nhân vật qua tiểu thuyết của Tô Hoài. Đó là các vấn đề: lý thuyết hội thoại, hành động ngôn ngữ, thành ngữ tiếng Việt, Tô Hoài - cuộc đời và sự nghiệp.

Về lý thuyết hội thoại, chúng tôi tìm hiểu khái niệm hội thoại, sự vận động hội thoại, các dạng thức hội thoại, nhân vật giao tiếp và ngữ cảnh giao tiếp. Vận động giao tiếp của ngôn ngữ gồm: sự trao lời, sự đáp lời và sự tơng tác. Những quy tắc, cấu trúc, chức năng trong hội thoại đều bắt nguồn từ ba vận động trên, chủ yếu là vận động tơng tác. Các dạng thức hội thoại có: đơn thoại, song thoại, tam thoại, đa thoại. Trong tiểu thuyết của Tô Hoài có đủ các dạng thức hội thoại trên, nhng chúng tôi chủ yếu khảo sát dạng song thoại. Nhân vật hội thoại trong tiểu thuyết của Tô Hoài viết về đề tài Hà Nội là những ngời nông dân gần gũi, bình dị trong cuộc sống hàng ngày ở vùng quê, quanh năm gắn bó với ruộng vờn, canh cửi... a thích lối nói ví von so sánh, vận dụng một cách tự nhiên thành ngữ vào lời ăn tiếng nói hàng ngày. Không gian trong các tác phẩm gắn chặt với cuộc sống sinh hoạt đời thờng với những quan hệ thân thuộc trong gia đình, làng xóm, họ tộc, với những phong tục, lề thói ở vùng “kẻ Bởi” - làng Nghĩa Đô - quê hơng Tô Hoài.

Về hành động ngôn ngữ, theo J.L.Austin có ba nhóm: hành động tạo lời, hành động mợn lời và hành động ở lời. Đối tợng mà chúng tôi quan tâm là ngôn ngữ hội thoại của nhân vật, tức là quan tâm đến những phát ngôn trực tiếp của nhân vật và hiệu lực ở lời của chúng. Sự phân loại các dạng hành động ngôn ngữ trong lời thoại nhân vật dựa trên tiền đề lý thuyết hành động ở lời.

Về thành ngữ tiếng Việt, chúng tôi đã tìm hiểu khái niệm thành ngữ, đặc trng của thành ngữ, cấu trúc và phân loại thành ngữ, phân biệt thành ngữ với tục ngữ. Thành ngữ có ba đặc trng cơ bản: có tính ổn định, cố định về thành phần từ vựng và cấu trúc; có tính hoàn chỉnh và bóng bẩy về nghĩa; thành ngữ chỉ làm một thành phần tơng đơng với từ trong câu. Về cấu tạo, dựa vào phơng thức tạo nghĩa, chúng ta có thể vốn thành ngữ tiếng Việt thành hai loại lớn: Thành ngữ so sánh và thành ngữ ẩn dụ hoá. Chúng tôi đã phân biệt thành ngữ với tục ngữ dựa trên bốn tiêu

chí: tiêu chí hình thức, tiêu chí cấu trúc, tiêu chí chức năng, tiêu chí ý nghĩa, tiêu chí đích tác động.

Về Tô Hoài - Cuộc đời và sự nghiệp, chúng tôi đã tìm hiểu vị trí của nhà văn trong nền văn học dân tộc. Trong sáng tác của Tô Hoài, Hà Nội là một mảng đề tài quan trọng và gặt hái đợc nhiều thành công. Nhà văn đã sử dụng có hiệu quả thành ngữ trong các sáng tác văn xuôi của mình, đặc biệt trong lời thoại nhân vật, tạo đ- ợc hiệu lực cao cho lời nói, gây đợc ấn tợng cảm xúc thẩm mĩ ở ngời đọc.

Chơng 2

THàNH NGữ QUA LờI THOạI NHÂN VậT

TRONG TIểU THUYếT CủA TÔ HOàI XéT Về CấU TRúC

Một phần của tài liệu Cách sử dụng thành ngữ trong lời thoại nhân vật qua tiểu thuyết của tô hoài (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w