Thành ngữ đứng cuối lời thoạ

Một phần của tài liệu Cách sử dụng thành ngữ trong lời thoại nhân vật qua tiểu thuyết của tô hoài (Trang 56 - 58)

b) Xuất hiện sau động từ, chỉ cách thức hành động

2.3.3.Thành ngữ đứng cuối lời thoạ

Thành ngữ đứng cuối lời thoại thờng để nêu một kết luận nào đó. ở đây, thành ngữ có thể đợc tách thành một vế riêng biệt đợc ngăn cách bởi dấu phẩy, kết hợp với một số phụ từ nh: khéo, cũng, đã... hoặc đứng sau từ "thì" trong câu ghép chính phụ. Nội dung lời thoại thờng đợc kết đọng lại ở kết luận này.

(74) - Anh chẳng tin thì giời tru đất diệt!

(Mời năm, tr.99)

(75) - Vội mà đêm cuối phiên bận nhất thế này lại nghỉ? Khéo giấu đầu hở đuôi!

(Mời năm, tr.24)

(76) - Phải, phải, bạc của nó cũng là bạc ăn cắp của chủ hiệu, của thiên trả địa. (Kẻ cớp bến Bỏi, tr.36)

Khi đặt các thành ngữ ở vị trí cuối lời thoại, Tô Hoài thờng đặt tách ra thành một vế. Vì vậy, những nội dung mà nhân vật cần nhấn mạnh bao giờ cũng hiện ra rất nổi bật, ngời nghe dễ dàng nắm đợc quan điểm, dụng ý của ngời nói. Trong những trờng hợp ấy, thành ngữ trở thành kết luận của lời thoại, đọng lại, khái quát lại nội dung, cốt lõi của lời ngời nói.

Tóm lại, trong cấu trúc lời thoại, thành ngữ xuất hiện ở nhiều vị trí và giữ nhiều chức năng khác nhau.

Thành ngữ đứng đầu lời thoại để dẫn thoại với nhiều mục đích khác nhau nhận xét, đánh giá, bác bỏ, can ngăn, cầu khiến... hoặc để làm trạng ngữ trong câu thoại.

Thành ngữ đứng giữa lời thoại thờng xuất hiện sau danh từ hoặc động từ. Thành ngữ đứng sau danh từ thờng nêu thuộc tính, đặc điểm của danh từ đó. Những thành ngữ làm định ngữ thì thờng là biến thể. Thành ngữ làm vị ngữ nêu đặc điểm, hành vi, thuộc tính của danh từ làm chủ ngữ trong câu. Loại này chiếm số lợng lớn hơn cả. Thành ngữ có thể đứng sau động từ để chỉ nội dung hoặc cách thức của hành động.

Thành ngữ đứng cuối lời thoại thờng nêu lên một kết luận nào đó. Sức nặng thông tin của cả câu thờng đúc kết ở thành ngữ này.

2.5. Tiểu kết chơng 2

Qua khảo sát thành ngữ trong lời thoại nhân vật của Tô Hoài xét về cấu trúc, chúng ta thấy Tô Hoài sử dụng một tần số khá cao thành ngữ đa vào lời thoại nhân vật. Về cấu trúc, ta bắt gặp thành ngữ với những dạng thức khác nhau: có thể là thành ngữ ở dạng nguyên thể hoặc biến thể. Trong đó, Tô Hoài chủ yếu sử dụng thành ngữ nguyên thể vào lời thoại nhân vật (chiếm 81,3%). Các biến thể đợc tạo ra bằng nhiều cách thức khác nhau: thêm, bớt các yếu tố trong thành ngữ; thay thế một số từ ngữ trong thành ngữ, thành ngữ ẩn sau một hay một số từ ngữ.

Cách thức sử dụng thành ngữ vào kết cấu lời thoại cũng hết sức linh hoạt, nhuần nhuyễn tùy vào dụng ý của ngời nói: Dùng từng thành ngữ đa vào lời nhân vật hay sử dụng phối hợp hai hay nhiều thành ngữ vào trong lời thoại. Trong đó, đa từng thành ngữ vào lời thoại là cách nhà văn sử dụng nhiều hơn.

Trong cấu trúc lời thoại, thành ngữ cũng xuất hiện ở nhiều vị trí và nhiều chức năng khác nhau. Nh vậy, dù xuất hiện ở vị trí nào (ở đầu lời thoại, giữa lời thoại hay cuối lời thoại) các thành ngữ đều có giá trị nhất định trong việc biểu đạt lời nói. Thành ngữ bao giờ cũng tạo sức nặng ngữ nghĩa trong lời trao và lời đáp của nhân vật. Nhờ đó, cách nói trở nên giàu hình ảnh, gần gũi, nén đợc nhiều thông tin về đối tợng đợc đề cập và bày tỏ đợc thái độ, tình cảm của ngời nói.

Chơng 3

THàNH NGữ TRONG LờI THOạI NHÂN VậT

QUA TIểU THUYếT CủA TÔ HOàI XéT Về NGữ NGHĩA

Một phần của tài liệu Cách sử dụng thành ngữ trong lời thoại nhân vật qua tiểu thuyết của tô hoài (Trang 56 - 58)